phân tích nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong tuyển dụng công chức theo quy định pháp luật hiện hành và đánh giá tính hợp lý của các quy định này

15 0 0
phân tích nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong tuyển dụng công chức theo quy định pháp luật hiện hành và đánh giá tính hợp lý của các quy định này

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhận thức được tính quan trọng cũng như cần thiết của quy định tuyển dụng công chức, em xin chọn đề bài: Phân tích nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong tuyển dụng công chức theo q

Trang 1

Phân tích nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộctrong tuyển dụng công chức theo quy định pháp luật hiệnhành và đánh giá tính hợp lý của các quy định này.

HỌ VÀ TÊN: Vi Ngọc Yến QuỳnhMSSV: 461844

Trang 2

1.3 Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc: 5

1.4 Một số quy định pháp luật hiện hành: 6

1.5 Phân tích nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong tuyển dụng công chức theo quy định pháp luật hiện hành: 6

1.6 Đánh giá tính hợp lý của các quy định: 7

1.7 Một số kiến nghị: 8

KẾT LUẬN: 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 11

Trang 3

MỞ ĐẦU:

Với các quy định cơ bản tuyển dụng công chức như trên với vai trò quản lý của mình, đội ngũ công chức phải tự xác định được nhiệm vụ, nâng cao tri thức để đảm nhận công việc phục vụ sự nghiệp các mang, quản lý Nhà nước và phục vụ nhân dân Tuyển dụng công chức là hoạt động quản lí hành chính nhà nước Thông qua tuyển dụng để chọn được người phù hợp với khả năng, tiêu chuẩn và điều kiện đảm nhân công vụ Trên thực tế việc tuyển chọn công chức vẫn còn nhiều bất cập, Đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế về trình độ cũng như phẩm chất đạo đức Số vụ án hình sự liên quan đến sự suy thoái về đạo đức của cán bộ, công chức trong nhưng năm qua có chiều hướng gia tăng Như vậy khó tránh khỏi những sự việc thao túng trong công tác cán bộ, công chức; chạy chức; chạy quyền; chạy chỗ; chạy luân chuyển, chạy bằng cấp Nhận thức được tính quan trọng cũng như cần thiết của quy định tuyển dụng công chức, em xin chọn đề bài: Phân tích nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong tuyển dụng công chức theo quy định pháp luật hiện hành và đánh giá tính hợp lý của các quy định này làm đề tài thi kết thúc học phần Do kiến thức còn hạn chế nên việc sơ sài và thiếu thông tin trong bài làm chắc chắn sẽ xảy ra Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô để em có cái nhìn sâu sắc hơn về đề tài, và giúp em rút kinh nghiệm cho những bài tập lần sau.

Trang 4

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn!

Trang 5

NỘI DUNG:

1.1 Công chức:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khái niệm công chức được quy định

lần đầu tiên tại Điều 1 Sắc lệnh 76/SL ngày 20/05/1950 “ Những công Dân Việt Nam

được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài nước, đều là công chức theo Quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ định.” Với khái niệm này, phạm vi công

chức còn khá hẹp, vẫn chưa thể bao gồm những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp, các cơ quan nhà nước như Tòa án, Viện kiểm soát, Có thể thấy pháp lệnh cán bộ công chức chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa cán bộ và công chức Điều này chính thức được khắc phục tại Luật cán bộ, công chức 2008 Theo Luật cán bộ, công

chức 2008: “ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào

ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”Khái niệm công chức trên không chỉ bao gồm

Trang 6

những người đang phục vụ trong cơ quan nhà nước, đơn vị của Nhà nước mà còn khái quát được lực lượng lao động trong hệ thống chính trị

1.2 Tuyển dụng công chức:

Tuyển dụng công chức là hoạt động tuyển chọn, bổ sung nguồn nhân lực mới cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị khác Theo Luật cán bộ, công chức 2008 và Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, cắn cứ để tuyển dụng công chức là yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển, xét tuyển hoặc tiếp nhận đối với một số trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức, tùy theo mục đích và đối tượng cũng như công việc cần tuyển.

Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên để có được một đội ngũ công chức vững mạnh Thứ nhất, tuyển dụng công chức là cơ sở hình thành và duy trì nguồn nhân lực của bộ máy Bởi lẽ, đội ngũ công chức là nguồn nhân lực quan trọng có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, giữ một vị trí quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước Tiếp đến là công tác tuyển dụng công chức giúp công chức có vị trí việc làm phù hợp với khả năng.

1.3 Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc:

*Các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước: Theo khoa học

pháp lý, các nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước được xác định là những tư tưởng chủ đạp bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất chế độ, được quy định trong pháp luật, làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nức Có thể nói rằng, trong quản lý hành chính nhà nước, các nguyên

Trang 7

tắc cơ bản là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật làm nền tảng cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

* Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là một hệ thống các chủ

trương, giải pháp, nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc, trong đó có sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp.

Bình đẳng dân tộc là quyền của mọi dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số trình độ văn hoá cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc màu da…quyền bình đẳng giữa các dân tộc bao gồm tất cả các lĩnh vực trong kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội Đây cũng là cơ sở pháp lý chung để giải quyết các quan hệ dân tộc trên thế giới trong khu vực hay trong một quốc gia Bởi điều đó đã được ghi nhận trong công pháp quốc tế và pháp luật của mỗi quốc gia Bình đẳng dân tộc cũng là kết quả đấu tranh của nhân dân lao động các nước gay từ khi nhà nước Việt Nam non trẻ ra đời sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định nguyên tắc

bình đẳng “tất cả các công dân Việt nam phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá…”

(Điều 6), còn vấn đề hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã được xác định tại Hiến

pháp “ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, nhưng quốc dân thiểu số được giúp đỡ về

mọi phương diện để nhanh chóng tiến kịp trình độ chung” (Điều 8) Tại Điều 5 Hiếp

pháp năm 1992 và sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định “nhà nước thực hiện chính

sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc nghiêm cấm mọi hành vi kì thị chia rẽ dân tộc” Quy định này của Hiến pháp đã đặt nền móng pháp lí cho việc xây

dựng và thực thiện nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong quản lí hành chính nhà nước Các nguyên tắc về quy định quyền bình đẳng không những được quy định

Trang 8

trong Hiến pháp mà còn được cụ thể trong luật và các văn bản dưới luật khác có liên quan và được triển khai thực hiện trong thực tiễn.

1.4 Một số quy định pháp luật hiện hành:

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nân dân, xây dựng nền hành chính minh bạch, trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế thì cải cách chế độ tuyển dụng và đòi hỏi khách quan và hết sức cần thiết Sau hơn 10 năm thực hiện pháp lệnh Cán bộ, công chức; Luật cán bộ, công chức năm 2008 được ban hành đã tiếp tục thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về cải cách nền công vụ và về quy định tuyển dụng công chức Bên cạnh, nghị định số 24/2010 ngày 15/03/2010 của chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức cũng quy định về việc cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức đã tạo ra sự chủ động cho cơ quan sử dụng công chức trong việc lựa chọn người phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ

Để điều chỉnh hoạt động tuyển dụng viên chức, các cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như: Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về VTVL trong ĐVSNCL; Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 04/2015/TT-BNV ngày 31/8/2015 của Bộ Nội vụ); Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi,

Trang 9

bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, ĐVSNCL… Và gần đây nhất là hai văn bản liên quan trực tiếp đến công tác tuyển dụng viên chức trong các ĐVSNCL được Chính phủ ban hành là Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 về VTVL và số lượng người làm việc trong ĐVSNCL và Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

1.5 Phân tích nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong tuyểndụng công chức theo quy định pháp luật hiện hành:

Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống lâu đời, trong đó có 53 DTTS, với hơn 14 triệu người (chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước) Hiện nay có 56/63 tỉnh, thành phố, 463 huyện và 5.453 xã có đồng bào DTTS sinh sống theo cộng đồng tại các thôn, buôn, bản, phum, sóc… Do vậy, việc tham gia của đại diện DTTS có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong hệ thống chính trị các cấp nói chung và cơ quan dân cử nói riêng.

Nhà nước có các chính sách ưu tiên đối với con em các dân tộc ít người, giúp đỡ về vật chất, động viên, khuyến khích về tinh thần để họ tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt Trên cơ sở này, Nhà nước bao giờ cũng dành tỉ lệ nhất định số cán bộ, công chức là người dân tộc trong biên chế của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan nhà nước hoạt động trên địa bàn các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo nơi có nhiều đồng bào các dân tộc ít người sinh sống và có chính sách khuyến khích đối với những người tình nguyện đến phục vụ tại những khu vực này Nguyên tắc tuyển dụng công chức hiện hành của nước ta đã xác định ưu tiên tuyển chọn

Trang 10

người dân tộc thiểu số:“Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với

nước, người dân tộc thiểu số.”(Khoản 4 Điều 38 Luật cán bộ, công chức)

Chính sách này tạo khả năng quan trọng để đồng bào các dân tộc ít người có điều kiện góp phần quyết định những vấn đề có liên quan tới quyền và lợi ích chính đáng của họ cũng như các vấn đề quan trọng khác của đất nước hay từng địa phương Chính sách ưu tiên của Nhà nước trong công tác cán bộ ở khu vực miền núi, biên giới và hải đảo còn thể hiện ở việc quy định chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với các cán bộ, công chức làm việc ở những khu vực này Khoản 4 Điều 53 Luật cán

bộ, công chức quy định: “Công chức biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng

sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật”.

Bên cạnh đó, ở thông tư liên tịch: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chính sách cán bộ, công chức, viên chứ cngười dân tộc thiểu số quy định tại Điều 11 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số chính sách về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam

Chính sách đãi ngộ này góp phần động viên, khuyến khích các cán bộ, công chức ở khu vực miền núi, biên giới, hải đảo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của mình để góp phần đưa miền núi tiến kịp với miền xuôi Quy định này đã đặt nền móng pháp lí cho việc xây dựng và thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lí hành chính nhà nước ở nước ta.

1.6 Đánh giá tính hợp lý của các quy định:

Trang 11

Thứ nhất, các quy định về tuyển dụng công chức thay đổi qua các thời kì khác

nhau Các hình thức xét tuyển kéo dài từ năm 1945 đến 1998 đã bộc lộ nhiều hạn chế ví dụ như không tính cạnh tranh trong quá trình tuyển dụng, trong nhiều trường hợp thậm chí không tuyển chọn được người thực sự có năng lực hay việc tuyển dụng phụ

thuộc vào cơ chế “xin – cho” biên chế Nhưng từ năm 1998 đến nay, các quy định

tuyển dụng thông qua thi tuyển đã góp phần thay đổi về chất đối với đội ngũ công chức; tạo nên sự cạnh tranh, cho phép lựa chọn được những người có năng lực thực sự vào đội ngũ công chức và đồng thời tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người trong quá trình tuyển dụng, hạnh chế những biểu hiện tiêu cực trong việc tuyển dụng công chức

Thứ hai, Nhằm triển khai thi hành Luật, năm 2020, Chính phủ sẽ ban hành 5

nghị định, thay thế các nghị định hiện hành gồm: Nghị định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức; Nghị định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức; Nghị định về xử lý kỷ luật CBCCVC; Nghị định về quản lý người giữ chức danh, chức vụ, người đại diện phần vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Để từ đó cụ thể hóa các quy định nhằm giải quyết vướng mắc từ thực tiễn.

Thứ ba, Tuy nhiên phạm vi điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức khá rộng

(gồm đối tượng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội) được giao cho nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nên chế độ, chính sách khác nhau có thể gây khó khăn trong việc thực hiện tuyển dụng, quản lý, đánh giá, bổ nhiệm công chức, không đảm bảo sự liên thông trong công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống chính trị.

Thứ tư, trong các quy định cua từng văn bản quy phạm pháp luật có quy định

về các căn cứ tuyển dụng, công bố thời gian tuyển dụng nhưng nhìn chung các quy

Trang 12

đinh về tuyển dụng công chức đều có hạn chế giống nhau, do là chưa được đưa ra các nguyên tắc pháp lý cơ bản cho quá trình tuyển dụng công chức như sự bình đăng của mọi công dân, công khai, minh bạch trong tuyển dụng, chế độ trọng dụng nhân tài.

Thứ năm, Quy định tuyển dụng theo quy trình thi tuyển hoặc xét tuyển hiện

nay còn một số hạn chế, chưa có độ “mở” cần thiết để có thể tuyển dụng được đúng người phù hợp với công việc, đặc biệt là trong công tác tuyển dụng, thu hút nhân tài, tạo cơ chế liên thông giữa nguồn nhân lực ở khu vực công và khu vực tư; cơ chế cạnh tranh theo VTVL để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.

1.7 Một số kiến nghị:

Cần điều chỉnh một số quy định có liên quan đến tuyển dụng viên chức như: xây dựng một hệ thống quy định pháp luật thống nhất, toàn diện Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức là nhóm hoạt động có sự liên kết chặt chẽ với nhau, vì vậy, pháp luật về tuyển dụng không thể tách rời những quy định về quản lý và sử dụng viên chức bởi nếu hoạt động quản lý và sử dụng viên chức không được thực hiện tốt, viên chức sẽ có tư tưởng tìm việc làm tại một đơn vị khác, việc tuyển dụng không mang lại hiệu quả Chính vì thế, ngoài việc điều chỉnh những quy định về tuyển dụng, cần thiết phải điều chỉnh các quy định về quản lý, sử dụng viên chức.

Xem xét sửa đổi Luật Cán bộ, công chức theo hướng cụ thể, chi tiết hơn, giảm bớt số lượng nghị định, thông tư hướng dẫn và quy định chi tiết Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa quy định của Luật Cán bộ, công chức với quy định trong hệ thống văn bản của Đảng và Nhà nước; bảo đảm tính thống nhất, liên thông giữa quy định về tuyển dụng với các quy định về quy hoạch, bổ nhiệm công chức, đánh giá

Ngày đăng: 25/04/2024, 18:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan