Điều Hòa Chuyên Sâu.ppt

143 0 0
Điều Hòa Chuyên Sâu.ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

hệ thống điều hòa

Trang 1

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

CHƯƠNG 4: KIỂM TRA, SỬA CHỮA MỘT SỐ HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA.

CHƯƠNG 4: KIỂM TRA, SỬA CHỮA MỘT SỐ HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA.

Trang 2

Chương I

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

1.1 CHỨC NĂNG CỦA ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ.

1.2 PHÂN LOẠI HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ.

1.6 MỘT SỐ THIẾT BỊ KHÁC TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ.

`

Trang 3

1.1 CHỨC NĂNG CỦA ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ.

Trang 4

1.1.1 Chức năng điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong xe.

Hình 1.1 Nguyên lý hoạt động của két sưởi.

Người ta dùng két sưởi như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí trong xe Két sưởi lấy nước làm mát đã được hâm nóng bởi động cơ này để làm nóng không khí trong xe nhờ quạt gió

a Chức năng sưởi ấm.

Trang 5

b Chức năng làm mát.

Hình 1.2 Nguyên lý hoạt động của giàn lạnh.

Giàn lạnh là một bộ phận trao đổi nhiệt để làm mát không khí trước khi đưa vào khoang xe Khi bật công tắc điều hòa không khí, máy nén bắt đầu làm việc, đẩy môi chất lạnh (ga điều hòa) tới giàn lạnh Giàn lạnh được làm mát nhờ môi chất lạnh Khi đó không khí thổi qua giàn lạnh bởi quạt gió sẽ được làm mát để đưa vào trong xe.

Trang 6

c Điều khiển tuần hoàn không khí trên xe

● Thông gió tự nhiên: Là lấy không khí bên ngoài đưa vào trong xe nhờ chênh áp suất được tạo ra do chuyển động của xe.

● Thông gió cưỡng bức: Là sử dụng một quạt điện hút không khí bên ngoài đưa vào trong xe.

Hình 1.3 Tuần hoàn không khí trong xe.

Trang 7

1.1.2 Chức năng hút ẩm và lọc gió.a Chức năng hút ẩm.

Nếu độ ẩm trong không khí lớn khi đi qua giàn lạnh, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại và bám vào các cánh tản nhiệt của giàn lạnh Kết quả là không khí sẽ được làm khô trước khi đi vào trong khoang xe

Hình 1.4 Nguyên lý hút ẩm.

Trang 8

b Chức năng lọc gió.

Một bộ lọc được đặt ở cửa hút của hệ thống điều hòa không khí để làm sạch không khí trước khi đưa vào trong xe.

Gồm hai loại:

●Bộ lọc chỉ lọc bụi

●Bộ lọc lọc bụi kết hợp khử mùi bằng than hoạt tính.

Hình 1.5 Bộ lọc không khí.

Trang 9

Hình 1.6 Bộ lọc gió kết hợp khử mùi.

c Làm sạch không khí

Bộ làm sạch không khí là một thiết bị dùng để loại bỏ khói thuốc lá, bụi,v.v để làm sạch không khí trong xe.

Trang 10

1.1.3 Chức năng loại bỏ các chất cản chở tầm nhìn.

Khi nhiệt độ ngoài trời thấp, nhiệt độ và độ ẩm trong xe cao Hơi nước sẽ đọng lại trên mặt kính xe, gây cản trở tầm nhìn cho người lái Để khắc phục hiện tượng này hệ thống xông kính trên xe sẽ dẫn một đường khí thổi lên phía mặt kính để làm tan hơi nước.

Trang 11

1.2.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt.

1.2 PHÂN LOẠI HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ.

1.2.2 Phân loại theo phương pháp điều khiển.a Kiểu giàn lạnh đặt phía trước.

b Kiểu giàn lạnh đặt phía trước và sau xe (Kiểu kép)c Kiểu kép treo trần.

a Phương pháp điều khiển bằng tay.b Phương pháp điều khiển tự động.

Trang 12

1.2.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt.a Kiểu giàn lạnh đặt phía trước.

Hình 1.7 Kiểu giàn lạnh đặt phía trước.

Trang 13

b Kiểu giàn lạnh đặt phía trước và sau xe (Kiểu kép)

Hình 1.8 Kiểu giàn lạnh kép.

Trang 14

c Kiểu kép treo trần.

Hình 1.9 Kiểu kép treo trần.

Trang 15

1.2.2 Phân loại theo phương pháp điều khiển.

a Phương pháp điều khiển bằng tay.

Hình 1.10 Điều hòa điều khiển bằng tay.

Trang 16

b Phương pháp điều khiển tự động.

Hình 1.11 Điều khiển điều hòa tự động

Trang 17

1.3 LÝ THUYẾT LÀM LẠNH

1.3.1 Lý thuyết làm mát cơ bản.

1.3.2 Đơn vị đo nhiệt lượng, môi chất lạnh và dầu bôi trơn.a Đơn vị đo nhiệt lượng

b Môi chất lạnh c Dầu bôi trơn.

Trang 18

1.3.1 Lý thuyết làm mát cơ bản.

Ta thấy lạnh sau khi bơi ngay cả trong trời nóng Điều đó do nước trong cơ thể đã lấy nhiệt khi bay hơi khỏi cơ thể.

Hình 1.12 Nước bay hơi làm mát cơ thể

Trang 19

Hình 1.13 Nguyên lý làm mát bằng chất lỏng dễ bay hơi

Trang 20

Ứng dụng hiện tượng trên:

Chúng ta chế tạo thiết bị làm lạnh bằng cách sử dụng chất lỏng dễ bay hơi

để làm mát một vật nào đó và sau đó lại ngưng tụ hơi thành dạng lỏng tạo thành một chu trình khép kín.

Hình 1.14 Chu trình làm lạnh khép kín

Trang 21

1.3.2 Đơn vị đo nhiệt lượng, môi chất lạnh và dầu bôi trơn.a Đơn vị đo nhiệt lượng

b Môi chất lạnh

Để đo nhiệt lượng truyền từ vật này sang vật kia người ta dùng đơn vị BTU Nếu cần đun nóng một Pound nước (0,454 kg) nóng đến 10F (0,550C) thì phải truyền cho nước 1 BTU nhiệt Năng suất của một hệ thống lạnh ô tô được định rõ bằng BTU/giờ, vào khoảng 12000 đến 24000 BTU/giờ (1 BTU = 0,252 kcal = 252 cal), (1kcal =4,187 kJ).

Môi chất lạnh hay còn gọi là ga lạnh Trong hệ thống điều hòa không khí nó phải đạt được những yêu cầu sau đây:

+ Môi chất lạnh phải có điểm sôi thấp dưới 320 F (00C) để có thể bốc hơi và hấp thụ ẩn nhiệt tại những nhiệt độ thấp.

+ Môi chất lạnh phải hòa trộn được với dầu bôi trơn để tạo thành một hóa chất bền vững có khả năng di chuyển thông suốt trong hệ thống và không gây ăn mòn kim loại hoặc các vật liệu khác như cao su, nhựa được sử dụng để chế tạo.

+ Môi chất lạnh phải đảm bảo không gây độc hại, không cháy nổ và không gây ô nhiễm môi trường khi nó xả vào khí quyển.

Trang 22

● Môi chất lạnh R- 134a.

• Công thức hóa học là CF3-CH2F (HFC) • Điểm sôi là -15,20F (-26,90C).

Hình 1.15.Đường cong áp suất hơi của môi chất lạnh R-134a.

► Tham khảo : Môi chất lạnh R-12.

Trang 23

Hình 1.16 Dầu bôi trơn máy nén

c Dầu bôi trơn.

Chức năng: Dầu bôi trơn trong hệ thống điều hòa được hòa trộn với môi

chất lạnh sẽ lưu thông khắp nơi trong hệ thống nhằm bôi trơn, tránh mài mòn và két cứng các chi tiết.

Lượng dầu bôi trơn máy nén: Nếu không có đủ lượng dầu bôi trơn trong

mạch của hệ thống điều hoà, thì máy nén không thể được bôi trơn tốt, nếu lượng dầu bôi trơn máy nén quá nhiều sẽ làm giảm khả năng làm lạnh của hệ thống.

CHÚ Ý: Dầu máy nén sử dụng trong hệ thống R-134a không thể thay thế cho dầu máy nén dùng trong R-12 Nếu dùng sai dầu bôi trơn có thể làm cho máy nén bị kẹt

► Tham khảo : Bổ sung dầu máy nén

Trang 24

1.4.1 Chu trình làm lạnh cơ bản.

1.4.2 Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của các chu trình làm lạnh.

1.4 CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CHU TRÌNH LẠNH

a Chu trình làm lạnh kiểu 1.b Chu trình làm lạnh kiểu 2.c Chu trình làm lạnh kiểu 3.

Trang 25

Hình 1.17 Chu trình làm lạnh cơ bản.

1.4.1 Chu trình làm lạnh cơ bản.

Trang 26

1.4.2 Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của các chu trình làm lạnh.a Chu trình làm lạnh kiểu 1.

Hình 1.18 Sơ đồ hệ thống làm lạnh có một giàn lạnh.

Trang 27

b Chu trình làm lạnh kiểu 2.

Hình 1.19 Sơ đồ hệ thống làm lạnh với chu trình làm lạnh kiểu 2.

Trang 28

c Chu trình làm lạnh kiểu 3.

Hình 1.20 Sơ đồ hệ thống làm lạnh với chu trình làm lạnh kiểu kép.

Trang 30

1.5.1 Máy nén (Block lạnh).

a Chức năng: Nhận môi chất lạnh ở trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất

thấp từ giàn lạnh chuyển tới và nén lại chuyển sang trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất cao và được đưa tới giàn nóng.

b Phân loại:

● Máy nén loại piston

● Máy nén lưu lượng thay đổi● Máy nén loại cánh gạt

● Máy nén loại trục khuỷu● Máy nén loại xoắn ốc

● Máy nén truyền động điện● Máy nén loại Hybrid

Trang 31

● Máy nén loại piston.

Hình 1.21 Cấu tạo máy nén loại piston.

Trang 32

Nguyên lý làm viêc của máy nén loại piston

Hình 1.22 Nguyên lý làm việc của máy nén loại piston.

Trang 33

● Máy nén có lưu lượng thay đổi.

Máy nén loại có lưu lượng thay đổi chia làm 2 loại :

• Loại có van điều khiển điện tử được điều khiển bằng bộ điều khiển A/C hoặc ECU.

• Loại có van điều khiển cơ.

a) Máy nén có lưu lượng thay đổi có van điều khiển kiểu cơ

b) Máy nén có lưu lượng thay đổi có van điều khiển điện tử.

Trang 34

Nguyên lý làm việc chung của máy nén loại có lưu lượng thay đổi

Hình 1.23 Cấu tạo máy nén có lưu lượng thay đổi.

● Khi trục quay chốt dẫn hướng quay đĩa chéo thông qua đĩa có vấu được nối trực tiếp với trục Chuyển động quay của đĩa chéo chuyển thành chuyển động tịnh tiến của piston trong xylanh và thực hiện việc hút nén xả môi chất lạnh.

● Van điều khiển thay đổi áp suất trong buồng áp suất làm thay đổi góc nghiêng của đĩa chéo dẫn đến thay đổi hành trình của piston để điều khiển lưu lượng qua bơm.

Trang 35

Hình 1.24 Cấu tạo máy nén có lưu lượng thay đổi có van điều khiển kiểu cơ.

Máy nén có lưu lượng thay đổi có van điều khiển kiểu cơ.

Trang 36

Máy nén có lưu lượng thay đổi có van điều khiển điện tử.

Hình 1.25 Cấu tạo và nguyên lý điều khiển của máy nén lưu lượng thay đổi có van điều khiển điện từ.

Trang 37

● Máy nén loại cánh gạt.

Máy nén loại cánh 2 gạt.

► Nguyên lý hoạt động của máy nén loại hai cánh gạt.

Hình 1.26 Máy nén loại hai cánh gạt.

Trang 38

Máy nén loại nhiều cánh gạt

► Nguyên lý hoạt động của máy nén loại nhiều cánh gạt.

Hình 1.27 Máy nén loại nhiều cánh gạt.

Trang 39

● Máy nén loại xoắn ốc

► Nguyên lý hoạt động của máy nén loại xoắn ốc.

Hình 1.28 Máy nén loại xoắn ốc.

Trang 40

● Máy nén loại trục khuỷu

► Nguyên lý hoạt động của máy nén loại trục khuỷu.

Hình 1.28 Máy nén loại trục khuỷu.

Trang 41

● Máy nén loại truyền động điện

Hình 1.29 Máy nén loại truyền động điện.

Trang 42

● Máy nén loại Hybrid

Hình 1.30 Máy nén loại Hybrid.

Trang 43

1.5.2 Ly hợp điện từ.

Chức năng: Ly hợp từ là một thiết bị được dẫn động bằng đai để nối động

cơ với máy nén Nó thực hiện chức năng dẫn động hoặc dừng máy nén khi cần thiết.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Hình 1.31.Cấu tạo bộ ly hợp điện từ.

Trang 44

Nguyên lý hoạt động

Hình 1.32.Nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp điện từ.

Trang 45

c Các điều khiển côn từ.

● Kiểu A: Tín hiệu điều khiển được truyền đi từ bộ khuếch đại, cùng với các tín hiệu điều khiển khác được cung cấp từ bộ khuếch đại và ECU động cơ.

● Kiểu B: Nhận tín hiệu điều khiển từ bộ khuếch đại A/C, đưa ra tín hiệu từ ECU động cơ.

● Kiểu C: Nhận tín hiệu độc lập từ bộ khuếch đại A/C.

► Tham khảo: Điều khiển côn từ theo kiểu A.

Hình 1.33 Các điều khiển côn từ.

Trang 46

1.5.3 Bộ ngưng tụ (Giàn nóng).Cấu tạo.

Hình 1.34 Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ)

Chức năng: Làm cho môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất và nhiệt độ cao từ

máy nén bơm đến ngưng tụ thành thể lỏng.

Trang 47

Nguyên lý hoạt động

● Trong quá trình hoạt động, bộ ngưng tụ nhận được hơi môi chất lạnh dưới áp suất và nhiệt độ rất cao do máy nén chuyển tới Dòng hơi môi chất này được lưu thông trong ống dẫn Nhiệt độ của môi chất truyền qua các cánh tản nhiệt và được luồng gió mát thổi đi Nhiệt độ môi chất nhanh chóng được giảm xuống, môi chất lạnh thể hơi được ngưng tụ trở thành môi chất lạnh ở thể lỏng

● Dưới áp suất bơm của máy nén, môi chất lạnh thể lỏng áp suất cao theo ống dẫn đến bình chứa và tách ẩm.

Ngày nay, trên xe người ta trang bị giàn nóng kép hay còn gọi là giàn nóng tích hợp để hóa lỏng ga tốt hơn nhằm tăng hiệu suất của quá trình làm lạnh.

Trang 48

Giàn nóng tích hợp.

Hình 1.35 Giàn nóng tích hợp.

Trang 49

Bộ điều biến.

Hình 1.36 Cấu tạo của bộ điều biến.

Bộ điều biến (bộ chia hơi-lỏng) hoạt động như phin lọc, nó lưu trữ môi chất dạng lỏng ở bên trong Trong bộ chia có bộ phận lọc và chất hút ẩm để loại trừ hơi ẩm cũng như vật thể lạ trong môi chất.

Trang 50

1.5.4 Bình chứa và tách ẩm (Phin lọc)

a Chức năng:

Phin lọc là một thiết bị trung gian chứa môi chất được hóa lỏng từ giàn nóng chuyển tới và từ đó đưa tới giàn lạnh Trong phin lọc có chất hút ẩm và lưới lọc dùng để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ẩm trong môi chất lạnh.

b Cấu tạo:

Hình 1.37 Sơ đồ cấu tạo của bình lọc.

Trang 51

Nguyên lý làm việc

Hình 1.38 Nguyên lý làm việc của bình lọc.

Trang 52

● Mắt ga.

+ Kiểm tra lượng ga chảy qua đường ống.

+ Kiểm tra độ ẩm và lượng tạp chất có trong môi chất.

Hình 1.39 Kiểm tra lưu lượng ga qua mắt ga.

Trang 53

1.5.5 Van bốc hơi (Van tiết lưu, van giãn nở) a Chức năng

Khi môi chất lỏng từ bình lọc tới van bốc hơi, có nhiệt độ cao, áp suất cao nó được được phun ra từ lỗ tiết lưu vào giàn lạnh Kết quả làm môi chất giãn

nở nhanh và biến môi chất thành hơi sương có áp suất thấp và nhiệt độ thấp

Điều tiết lượng môi chất phun vào giàn lạnh để có được độ mát thích ứng với mọi chế độ tải.

● Van tiết lưu loại hộp.

● Van tiết lưu loại râu ( 1 râu và 2 râu)

Trang 54

Van bốc hơi loại hộp.

Hình 1.40 Cấu tạo van bốc hơi loại hộp.

Trang 55

Nguyên lý hoạt động van bốc hơi loại hộp

Hình 1.41 Nguyên lý hoạt động của van bốc hơi loại hộp.

Trang 56

Van bốc hơi loại râu.

Hình 1.42 Van bốc hơi loại râu.

Trang 57

Nguyên lý hoạt động van bốc hơi loại râu.

Hình 1.43 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bốc hơi loại hộp.

Trang 58

1.5.6 Ống tiết lưu cố định

Hình 1.44 Cấu tạo ống tiết lưu.

Trang 59

1.5.7 Giàn lạnh

Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương (hỗn hợp lỏng-khí) sau khi qua van giãn nở có nhiệt độ thấp, áp suất thấp để làm lạnh không khí xung quanh nó.

Hình 1.45 Giàn lạnh có cánh gấp khúc và giàn lạnh kiểu cánh phẳng.

Trang 60

Cấu tạo.

Hình 1.46 Cấu tạo giàn lạnh.

Nguyên lý hoạt động giàn lạnh

Trang 61

1.5.8 Bình tích lũy

Hình 1.47 Cấu tạo của bình tích lũy.

Trang 62

1.6 MỘT SỐ THIẾT BỊ KHÁC TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ.

Trang 64

1.6.2 Van giảm áp

Chức năng: Trong quá trình làm việc nếu giàn nóng không được thông hơi

bình thường hoặc độ lạnh vượt quá mức độ cho phép thì áp suất ở phía có áp suất cao của giàn nóng và bình chứa-tách ẩm sẽ trở nên cao bất thường,

đường ống dẫn có thể bị vỡ Để ngăn không cho hiện tượng này xảy ra, nếu áp suất ở phía áp suất cao tăng lên khoảng từ 3,43 Mpa (35kgf/cm2) đến 4,14 Mpa (42kgf/cm2), thì van giảm áp mở để giảm áp suất.

Hình 1.49 Van giảm áp

Trang 65

1.6.3 Công tắc nhiệt

Hình 1.50 Công tắc nhiệt.

Chức năng:

+ Thường gặp ở loại máy nén cánh gạt.

+ Có tác dụng ngắt máy nén nếu phát hiện thấy nhiệt độ môi chất lên quá cao qua đó ngăn hiện tượng kẹt máy nén.

Trang 66

1.6.4 Két sưởi và van nước

Hình 1.51.Két sưởi và van nước.

a Két sưởi Két sưởi gồm có các đường ống dẹt, cánh tản nhiệt và vỏ Nước

làm mát động cơ (khoảng 800C) chảy vào két sưởi và không khí khi qua két sưởi nhận nhiệt từ nước làm mát này.

b Van nước Van nước nđược lắp trong mạch nước làm mát của động cơ và

được dùng để điều khiển lượng nước làm mát của động cơ tới két sưởi (bộ phận trao đổi nhiệt).

Trang 67

1.6.5 Bảng điều khiển

Các phím chức năng của bảng điều khiển

Trang 68

Hình 1.52.Điều khiển bằng mô tơ và điều khiển bằng dây cáp dẫn động.

Trang 69

1 Cổng chức năng lấy không khí trong, ngoài xe.

2 Cửa chức năng thổi tan sương đến bảng đồng hồ.

3 Cổng nhiệt độ.

1 Cổng đưa luồng khí tới sàn xe.2 Bình tích lũy chân không.

3 Van kiểm soát.4 Hộp điều khiển

Hình 1.53.Điều khiển bằng mạch chân không.

Trang 70

1.6.6 Mạch gió của hệ thống điều hòa không khí

Mạch gió là một hệ thống các đường dẫn không khí và các cửa lấy gió và chia gió có tác dụng lấy gió vào và chia không khí vào trong xe theo các chế độ thổi gió.

Hình 1.54.Mạch chia gió sử dụng một quạt đẩy gió.

Trang 71

CÁC ĐIỀU KHIỂN CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG

Chương II

CÁC ĐIỀU KHIỂN CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

2.1 ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ.

2.2 ĐIỀU KHIỂN QUẠT GIÓ (QUẠT GIÀN LẠNH).

2.3 ĐIỀU KHIỂN LẤY GIÓ VÀO, TRỘN GIÓ VÀ CHIA GIÓ 2.4 CÁC ĐIỀU KHIỂN KHÁC TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA.

Trang 72

CÁC ĐIỀU KHIỂN CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG

2.1 ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ.

2.1.1 Điều khiển nhiệt độ bằng phương pháp trộn gió.

2.1.2 Điều khiển nhiệt độ bằng phương pháp đóng cắt côn từ ( Điều khiển thời gian hoạt động của chu trình làm lạnh).

a Điều khiển bằng nhiệt điện trở (Thermistor).b Điều khiển bằng công tắc nhiệt (Thermostat).

Trang 73

CÁC ĐIỀU KHIỂN CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG

2.1.1 Điều khiển nhiệt độ bằng phương pháp trộn gió.

Điều hòa không khí trong ô tô điều khiển nhiệt độ bằng cách sử dụng cả két sưởi và giàn lạnh, và kết hợp với điều chỉnh vị trí cánh hòa trộn không khí cũng như van nước Cánh hòa trộn không khí và van nước phối hợp để chọn ra nhiệt độ thích hợp theo điều khiển của người dùng.

Hình 2.1.Điều khiển nhiệt độ băng phương pháp trộn gió.

Ngày đăng: 20/04/2024, 11:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan