Bùi thị giang bcttsx (1)

38 1 0
Bùi thị giang bcttsx (1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tham khảo một số tài liệu sẵn có hduhfuhov kkso bía jnjdcho ndjhnfss ffdsdvfv fbjhunj fsbhnmn jjf dhiakh bjdhhv juieh jdyei buihs bskio bjuk hcbaKCA jbhb kim bbkihbkbhihozbfdhhgvfhfohh nn ndsnouh howhadfvhb hiiiiiiiahl h ihihv auoqif fhguie bfjsi dà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘIKHOA CÔNG NGHỆ MAY

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT

Đơn vị thực tập:

TRUNG TÂM SẢN XUẤT DỊCH VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘIGiáo viên hướng dẫn: Đặng Thị Thúy Hồng

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Giang

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội là một ngôi trường lý tưởng dành cho các bạn có niềm đam mê với các lĩnh vực như: thiết kế thời trang, may mặc, quản lý công nghiệp, marketing, sợi dệt, sửa chữa thiết bị dệt may, ….Đây là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động, gắn đào tạo với thực tế sản xuất, chương trình đào tạo lý thuyết song song với thực hành và đặc biệt có đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn vững vàng, có niềm đam mê nhiệt huyết với nghề, … Trong 8 tuần thực tập ngắn ngủi là cơ hội cho em tổng hợp lại những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế giúp cho em hiểu rõ hơn về công việc ngành may Từ đó em nhận thấy, việc “học đi đôi với hành” vô cùng quan trọng và thiết thực đối với em – giúp em nắm vững những lý thuyết đã được học ở trường và được áp dụng luôn vào trong thực tế.

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô và Ban lãnh đạo Trường Đại Học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội đã tạo kiều kiện cho chúng em thực tập và học hỏi thực tiễn tại Doanh nghiệp Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới cô

Đặng Thị Thúy Hồng đã tận tình hướng dẫn em và các bạn trong suốt quá trình

thực tập vừa qua Em cảm ơn cô đã luôn đồng hành cùng chúng em.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn cô Nguyễn Thị Sâm (Tổ trưởng tổ 3) và các

cô chú công nhân đã hướng dẫn em trong kỳ thực tập tại Trung tâm sản xuất dịch vụ Mặc dù em còn nhiều thiếu xót nhưng ở đây các cô luôn hướng dẫn, giúp đỡ em nhiệt tình Trong thời gian thực tập đã giúp chúng em có cái nhìn bao quát hơn, tổng thể về mô hình hoạt động sản xuất của trung tâm nói riêng và cái nhìn tổng thể mô hình hoạt động sản xuất, xuất khẩu ngành may nói chung Qua đó chúng em tích luỹ thêm một số kinh nghiệm thực tế, tình huống phát sinh, các tình huống kỹ thuật, quản lý thường xảy ra trong quá trình sản xuất.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực tập

Bùi Thị Giang

Trang 3

1.2 Về dây chuyền sản xuất 10

1.2.1 Nhiệm vụ của cán bộ quản lý 11

1.2.2 Nhiệm vụ của nhân viên kiểm hàng chất lượng 13

1.2.3 Nhiệm vụ của công nhân 14

PHẦN 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT 17

2.1 Thuận lợi – Khó khăn 17

2.1.1 Thuận lợi 17

2.1.2 Khó khăn 18

2.2 Đánh giá kết quả đạt được 26

2.2.1 Bảng đánh giá kết quả đạt được trong thời gian thực tập 26

2.3 So sánh quy trình thực hiện, phương pháp kiểm tra chất lượng, xử lý các tình huống giữa doanh nghiệp và nhà trường 29

2.4.Đánhgiá các yếu tố ảnh hưởng đến NS và CLSP trên dây chuyền………

KẾT LUẬN 34

1.Bài học thực tiễn 34

2 Đề xuất đối với nhà trường và Trung tâm 35

2.1 Đề xuất đối với nhà trường 35

2.2 Đề xuất đối với Trung tâm sản xuất dịch vụ 35

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đang phát triển mạnh với đường lối mở cửa và hội nhập vào Thế Giới nói chung và các khu vực nói riêng Nhằm đáp ứng nhu cầu ăn ngon mặc đẹp mà ngành may cũng càng được quan tâm phát triển hơn Dệt may là lĩnh vực sản xuất kinh doanh truyền thống lâu đời và cũng là thế mạnh của TTSXDV trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội Với công nghệ phát triển ngày nay đầu tư phát triển , TTSXDV tự hào mang đến những sản phẩm chất lượng cao , mẫu mã phong phú và dịch vụ chuyên nghiệp đa dạng với khách hàng

Trải qua 8 tuần thực tập tại Trung Tâm sản xuất dịch vụ , với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô , các cô chú, anh chị , cán bộ công nhân viên trong trung tâm em đã hoàn thành đợt thực tập và có nhiều kinh nghiệm hơn và nhận thức được công việc Bài báo cáo này là kết quả , kiến thức và kinh nghiệm em đã đúc kết được qua 8 tuần thực tập.

Dưới đây là bài báo cáo trình bày và kết quả em đã học tập được trong thời gian thực tập vừa qua trong thời gian thực tập do lần đầu tiếp xúc môi trường doanh nghiệp bên ngoài nên em còn nhiều sai sót , kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế không tránh khỏi nên em mong nhận được những ý kiến và đóng góp của thầy cô và các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thành tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 5

PHẦN 1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT

1.1 Về doanh nghiệp

1.1.1 Giới thiệu chung về Trung tâm

Hình 1: Hình ảnh Trung Tâm Sản Xuất Dịch vụ

Đây là một trung tâm SXDV thành lập dựa trên trung tâm thực nghiệm sản xuất của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.

Tên Công Ty: Công Ty Cổ Phần May Hải Nam (cũ)

Công ty May Đoàn Kết (hiện nay-Trung Tâm Sản Xuất Dịch Vụ)

Trụ sở: Thôn Kim Hồ - xã Lệ Chi - huyện Gia Lâm - Hà Nội

Ngày thành lập: 01/04/2008

Điện thoại: (043) 9 962 548

Giám đốc: Nguyễn Quang Vinh

Ngành kinh doanh: May mặc

-Năm 1992 có hai tổ chức sản xuất được thành lập dựa trên ý tưởng của cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường, bởi thế mô hình của nhà trường

Trang 6

lúc bây giờ là trường trung cấp dạy nghề do các công ty và xí nghiệp gửi học sinh về để học công nghệ may.

Tháng 8/1993 xưởng sản xuất đó được mở rộng thành 4 tổ sản xuất may, 1 tổ cắt, 1 tổ hoàn thiện, 1 tổ KCS, 1 phòng kỹ thuật, 1 phòng tổ chức (bao gồm quản đốc, phó giám đốc, kế toán tiền lương, kho nguyên phụ liệu nhưng quy mô còn nhỏ và chủ yếu đi nhập hàng gia công qua trung gian như: Công ty may Đáp Cầu, Công ty may Chiến Thắng, Công ty may Thăng Long, …) những sản phẩm đi làm gia công chủ yếu là làm lại của các công ty Mặt hàng đa dạng như áo sơ mi, quần sooc, áo jacket, …chủ yếu là hàng xuất khẩu.

Năm 1996 xưởng sản xuất lại tiếp tục mở rộng thêm 2 tổ chức sản xuất nhưng vẫn với cơ cấu tổ chức quản lý như cũ, nhờ những cố gắng nỗ lực của các đồng chí lãnh đạo xưởng đi tìm nguồn khách hàng.

Từ những năm 1997 trở đi xưởng sản xuất luôn luôn làm việc rất hiệu quả, doanh thu không ngừng được phát triển Tuy đã quan hệ được với khách hàng nước ngoài khác nhưng vẫn chủ yếu là đi làm gia công cho các hãng nước ngoài Đến ngày 31/10/2012 công ty cổ phần may Hải Nam chấm dứt hoạt động và giải thể Toàn bộ cơ sở hạ tầng và cán bộ công nhân viên của công ty cổ phần may Hải Nam chuyển sang hình thành lại Trung tâm sản xuất dịch vụ của trường.

Hiện nay Trung tâm sản xuất dịch vụ có quy mô hơn 600 lao động, có quan hệ với hơn 30 quốc gia/khu vực và trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn quốc, …Đây là thế mạnh nổi trội trong công tác đào tạo của trường, giúp học sinh sinh viên được thực tập kỹ thuật, ứng dụng mô hình công nghệ mới như LEAN, phương thức sản xuất CMT gắn liền với các nhu cầu của doanh nghiệp Hàng năm hơn 3000 lượt học sinh sinh viên thực tập tại đây.

Trang 7

1.1.2 Sơ đồ bộ máy quản lý của Trung tâm

 Sơ đồ tiêu chí của trung tâm sản xuất dịch vụ

Hình 3: Sơ đồ tiêu chí của trung tâm sản xuất dịch vụ

Trang 8

 Mô hình quản lý, sản xuất của trung tâm

* Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty

1.1.3 Sản phẩm chính doanh nghiệp sản xuất

Trung tâm sản xuất dịch vụ từ sản xuất các mặt hàng cho một khách hàng truyền thống đến nay công ty đã mở rộng ra thị trường quốc tế liên kết được nhiều khách hàng trên thế giới như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, …

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là các loại áo Jacket, quần âu, áo choàng, các sản phẩm may mặc trẻ em, đồ bơi nam, nữ, trẻ em xuất sang các thị trường chính là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc Các thương hiệu nổi tiếng thế giới, các mặt hàng chất lượng cao với khách hàng khó tính như :

Trang 10

1.1.4 Hình thức sản xuất

- Các doanh nghiệp may gia công hàng xuất khẩu may mặc thường áp dụng 4

hình thức sản xuất chính là CMT, OEM/FOB, ODM và OBM.

+) CMT (cut- make - trim)

Đây là hình thức xuất khẩu đơn giản nhất của ngành Dệt may và mang lại giá trị thấp nhất Khi hợp tác theo hình thức này, người mua cung cấp cho doanh nghiệp gia công toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm nguyên liệu, vận chuyển, mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể, các nhà sản xuất chỉ thực hiện cắt, may và hoàn thiện sản phẩm Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu theo CMT chỉ cần có khả năng sản xuất và hiểu biết cơ bản về thiết kế để thực hiện mẫu sản phẩm.

+) OEM/FOB (Original Equipment Manufacturing)

Đây là hình thức cao hơn CMT, là hình thức theo kiểu “mua nguyên liệu, bán thành phẩm”, theo phương thức này các doanh nghiệp chủ động tham gia vào quá trình sản xuất từ việc mua nguyên liệu đến cho ra sản phẩm cuối cùng

+) ODM (Original Design Manufacturing)

Đây là hình thức sản xuất, xuất khẩu bao gồm cả khâu thiết kế và cả quá trình sản xuất thu mua vải và nguyên phụ liệu, cắt, may, hoàn tất, đóng gói và vận chuyển Khả năng thiết kế trình độ cao hơn về tri thức đồng nghĩa với việc mang lại giá trị cao hơn.

+) OBM (Original Brand Manufacturing)

Đây là hình thức cải tiến dựa trên OEM, ở phương thức này các hãng sản xuất tự thiết kế và ký hợp đồng cung cấp hàng hóa trong và ngoài nước cho thương hiệu của riêng mình.

Hiện nay, trung tâm sản xuất dịch vụ đã và đang phát triển theo hình thức sản xuất CMT (cut - make - trim).

Trang 11

+) Đi theo phương thức sản xuất này, Trung tâm sẽ kí kết hợp đồng cùng với các doanh nghiệp nước ngoài, nhận nguồn nguyên phụ liệu từ họ và lập kế hoạch sản xuất dựa trên thời hạn đưa ra trên hợp đồng.

+) Sau khi nhận nguyên phụ liệu (vải chính, vải lót, vải phối, dựng, mex, khóa, cúc, nhãn mác, ) Tổ Kế hoạch vật tư sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình: chuẩn bị NPL đủ số lượng, đủ chủng loại, đảm bảo chất lượng, đảm bảo thời gian để quá trình sản xuất các mặt hàng nằm trong kế hoạch của Trung tâm Các nguyên liệu (vải) sẽ được chuyển về tổ cắt, các phụ liệu sẽ được kiểm kê số lượng và chuyển trực tiếp cho các chuyền may.

+) Trong giai đoạn chuẩn bị mã hàng, Trung tâm sẽ được nhận tài liệu kĩ thuật và sản phẩm mẫu Trung tâm là bên chịu trách nhiệm giác sơ đồ, cắt và may hoàn thiện sản phẩm, VSCN, đóng gói sản phẩm và gửi sản phẩm cho khách hàng Trong tất cả công đoạn, nhà máy sẽ không phải chịu trách nhiệm thiết kế mẫu, tuy nhiên phải chuẩn bị mẫu (mẫu thiết kế thành phẩm, BTP, mẫu nhảy cỡ, mẫu giác sơ đồ, mẫu hướng dẫn sản xuất) Đây là công việc mang tính quyết định cho đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất thuộc về phòng kĩ thuật

+) Cùng với đó phòng kĩ thuật cũng sẽ chuẩn bị tài liệu công nghệ gồm toàn bộ các văn bản kỹ thuật, thiết kế chuyền, định mức nguyên phụ liệu (NPL), bảng hướng dẫn sử dụng NPL

+) Cuối cùng, các tổ cắt, tổ may và tổ hoàn thiện sẽ là bộ phận trực tiếp thực hiện quá trình làm ra sản phẩm Trong Trung tâm sản xuất dịch vụ, mỗi chuyền may có thể thực hiện các mã hàng và các loại sản phẩm chuyên biệt khác nhau.

1.2 Về dây chuyền sản xuất

 - Về lao động:

- Trong thời gian Thực tập sản xuất, em được phân công đến chuyền may 3 Sau quá trình quan sát, em đã tìm hiểu được dây chuyền sản xuất của tổ như sau:

Trang 12

- Tổ trưởng: Nguyễn Thị Sâm

- Tổ phó: Ngô Thị Thúy

-Tổ gồm 30 ông nhân chính thức của tổ : gồm 2 công nhân sang dấu, 2 công nhân kiểm tra, nhặt chỉ và tẩy bẩn, 1 công nhân dập cúc và di bọ, 1 công nhân phụ chuyền và, công nhân may

- Sinh viên thực tập: 10 sinh viên đại học ( hệ cao đẳng) ( năng suất làm việc của 3 sinh viên = 1 công nhân)

Chuyền may 3 sản xuất áo với nhiều loại mã hàng khác nhau như áo trần bông, áo phao long vũ, …Và trong đợt chúng em thực tập này chúng em đã được tiếp cận với mã hàng áo phao lông vũ, áo trần bông.

Mỗi cá nhân cán bộ công nhân viên trong tổ đều có những nhiệm vụ, trách nhiệm và công việc khác nhau nhưng đều chung mục tiêu là hoàn thiện dây chuyền sản xuất, đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm mà dây chuyền sản xuất ra.

Sơ đồ cơ cấu của tổ

Trang 13

1.2.1 Nhiệm vụ của cán bộ quản lý1.2.1.1 Tổ trưởng

Là người quản lý và điều hành một tổ may vì vậy công việc hết sức vất vả đòi hỏi người tổ trưởng phải có kinh nghiệm, sự nhiệt tình, nhanh nhẹnh tháo vát và biết điều hành xử lý mọi tình huống phát sinh trong tổ may của mình nhanh gọn và chính xác.

- Khi vào mã hàng mới, kỹ thuật chuyền cùng với tổ trưởng thống nhất đưa ra phương pháp sản xuất tối ưu, giải quyết những khó khăn trong quá trình sản xuất.

- Tổ trưởng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật và kế hoạch sản xuất của mã hàng Dựa vào bảng thiết kế chuyền và độ khó của từng công đoạn mà người tổ trưởng sắp xếp, ghép bước công việc sao cho khoa học nhất Dựa vào mặt bằng chuyền để bố trí các trang thiết bị, máy móc hợp lý, thuận tiện nhất cho đường đi của BTP trên chuyền.

- Tổ trưởng phải nắm rõ tình hình máy móc, trang thiết bị trong tổ để kịp thời chỉnh sửa khi vào mã mới.

- Khi tiến hành rải chuyền, tổ trưởng chuyền may có nhiệm vụ: May mẫu đối chiếu với mẫu ký duyệt để khách hàng, phòng kỹ thuật kiểm tra nếu khách hàng yêu cầu chỉnh sửa ở bộ phận nào thì nhắc nhở công nhân chỉnh sửa Có trách nhiệm hướng dẫn công nhân các thao tác may khi mới vào mã.

- Phải quan sát quy trình may, nắm được khó khăn trong quá trình may của công nhân để kịp thời phản ánh với phòng kỹ thuật và đưa ra biện pháp cải tiến kỹ thuật.

- Tổ chức họp tổ để lắng nghe những khó khăn vấn đề mà công nhân gặp phải, nêu ranhững sai hỏng, điểm chưa tốt để công nhân khắc phục, sửa chữa.

Trang 14

- Chấm công cho công nhân đồng thời bố trí cân đối công việc khi có lao động nghỉ Kiểm tra, giám sát chất lượng BTP vào chuyền, hàng trên chuyền, ra chuyền, hàng lỗi trả về.

- Kiểm tra năng suất theo giờ từng công đoạn trên chuyền để đốc thúc công nhân cho đạt định mức.

- Lập bảng báo cáo năng suất, kiểm tra sổ sách cần báo cáo trong ngày Làm các việc khác do cấp trên phân công.

Quyền hạn:

- Được quyền bố trí sắp xếp lao động trong tổ, cân đối lao động cho phù hợp với từng công việc được giao.

- Có quyền yêu cầu công nhân ngừng sản xuất khi phát hiện trong quá trình sản xuất sai hỏng chất lượng hoặc gây mất an toàn lao động, không thực hiện đúng yêu cầu của Trung tâm, sau đó báo cho quản đốc và giám đốc Trung tâm.

- Được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

1.2.1.2 Tổ phó

- Tổ phó có nhiệm vụ là tiếp nhận BTP từ dưới tổ cắt lên, kiểm tra và bàn giao lại cho bộ phận sang dấu.

- Giám sát các công đoạn làm việc của công nhân Chuyển hàng từ các thùng hàng, từ các bộ phận trên chuyền và chuyển cho công nhân làm công đoạn tiếp theo Thay thế tổ trưởng quản lý khi tổ trưởng vắng mặt.

- Cấp phát và quản lý các nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất như: mác, chỉ, gá cữ, in thêu, chân vịt, nhám, dây giằng, …

- Có trách nhiệm kiểm tra sản lượng của công nhân ở mỗi múi giờ và báo lại cho quản đốc phân xưởng.

Trang 15

- Tổng hợp các lỗi xảy ra trong quá trình may của một ngày sau đó báo lại cho tổ trưởng để tổ nắm bắtvà có biện pháp khắc phục Đồng thời còn có nhiệm vụ hướng dẫn, nhắc nhở công nhân trong khi làm việc.

1.2.2 Nhiệm vụ của nhân viên kiểm hàng chất lượng

KCS: trong trung tâm SXDV trực thuộc sự quản lý của tổ kỹ thuật, nhưng hoạt động gần như độc lập.

- Nhận sản phẩm của kiểm hóa cuối chuyền Kiểm tra 100% các sản phẩm (hoặc kiểm tra sản phẩm theo một tỉ lệ % nhất định)và quản lýchất lượng của sản phẩm:

+) Sản phẩm đạt yêu cầu thì xác nhận, nhập tổ hoàn thiện bắn thẻ bài đóng gói.

+) Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn thì đánh dấu vị trí sai hỏng (bằng băng dính màu), trả lại cho kiểm hóa tổ để tổ chịu trách nhiệm các sai hỏng của sản phẩm

+) Hướng dẫn công nhân để họ biết cách sửa các sai hỏng một cách hiệu quả.Nhắc nhở công đoạn, kiểm hóa tổ nếu có quá nhiều sản phẩm may sai hỏng.

+) Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và trung tâm về chất lượng sản phẩm đã kiểm tra.

1.2.3 Nhiệm vụ của công nhân- Công nhân kho nguyên phụ liệu:

+) Tổ chức tiếp nhận, phân công kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu.

+) Báo cáo tình hình chất lượng, số lượng nguyên phụ liệu lên phòng kế hoạch

Trang 16

+) Dựa vào kế hoạch hàng tháng sắp xếp thiết bị đầu vào phục vụ cho sản xuất, tổ chức phân công bảo trì, sửa chữa máy móc.

+) Theo dõi tiến độ chuyển đổi giữa các chuyền, sắp xếp các thiết bị phù hợp với mỗi mã hàng.

+) Hàng tháng đưa ra các kế hoạch vệ sinh thiết bị, hệ thống làm mát quạt.

- Công nhân cắt:

+) Tiếp nhận kế hoạch sản xuất từ phòng kế hoạch, nhận rập sơ đồ từ phòng chuẩn bị sản xuất và nguyên liệu từ kho.

+) Xây dựng, triển khai cắt, thống kê cắtvà phân loại cho từng mã hàng.

+) Phối hợp với phòng kỹ thuật, kho nguyên liệu theo dõi nguyên liệu đồng bộ, xử lý kịp thời những tình huống phát sinh xảy ra nhanh chóng.

+) Từng mã hàng kết thúc phải báo cáo vải thừa, thiếu Lên kế hoạch cắt tiết kiệm.

- Công nhân sang dấu:

+) Nghe phổ biến tài liệu, xem mẫu hàng may cụ thể.

+) Nhận bán thành phẩm, kiểm soát số lượng hàng được giao.

+) Nhận mẫu cứng, thực hiện đúng hướng dẫn tổ trưởng và kỹ thuật.

+) Chuyển bán thành phẩm cho công nhân may phải kiểm soát thứ tự bó hàng.

+) Khi nhận hàng đổi bán thành phẩm, phải ghi lại thông tin chi tiết lỗi.

+) Báo cáo số lượng bán thành phẩm đã lên chuyền hàng ngày vào sổ sang dấu.

+) Bảo quản chi tiết, tránh làm mất bán thành phẩm.

- Công nhân là:

Trang 17

+) Thực hiện thao tác đúng theo hướng dẫn của tổ trưởng hoặc nhân viên kỹ thuật + Vệ sinh thiết bị là, bàn hút và điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ phù hợp với sản phẩm may trước khi làm việc.

+) Thực hiện đúng quy định an toàn của nhà máy, phòng cháy chữa cháy.

+) Sắp xếp vị trí làm việc, vị trí bán thành phẩm, mẫu là hợp lí, khoa học để giảm bớt thao tác thừa, tăng năng suất lao động, đồng thời tránh sự cố cháy sản phẩm, bẩn sản phẩm.

+) Tắt bàn là, để đúng vị trí trước khi ra về.

+) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của tổ trưởng.

+) Là chi tiết, là hoàn thiện sản phẩm Đảm bảo sản phẩm đúng dáng, đúng mẫu, thuận tiện trong quá trình may và đạt yêu cầu chất lượng.

- Công nhân sửa lộn:

+) Khi sửa lộn các góc phải thoát êm, đúng dáng để khi may sản phẩm không bị sai thông số, sai dáng, đạt yêu cầu chất lượng.

+) Nhận các chi tiết như nhám, dây giằng, cắt sửa theo yêu cầu kỹ thuật và giao cho công nhân làm công đoạn đó.

+) Đảm bảo vị trí làm việc gọn gàng, sạch sẽ, tránh làm mất các chi tiết hoặc làm bẩn sản phẩm.

+) Kiểm tra kéo bấm, kéo bổ, các thiết bị hỗ trợ tránh làm bẩn, hỏng hàng.

- Công nhân may:

+) Thực hiện nội quy nhà máy, quy định an toàn lao động.

+) Đầu ca tiến hành vệ sinh máy móc, khởi động máy nếu phát hiện máy hư hỏng hoặc rỉ dầu phải báo lại cho tổ trưởng để tiến hành xử lý tránh ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất.

Trang 18

+) Chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, may theo công đoạn tổ trưởng sắp xếp, thực hiện theo hướng dẫn của tổ trưởng và kỹ thuật

+) Tự kiểm soát, kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình Nếu gặp sự cố phải báo lại ngay với tổ trưởng để kịp thời xử lý, tránh xảy ra sai hỏng hàng loạt, đảm bảo chất lượng cũng như năng suất chuyền.

+) Các bộ phận liên quan chuyền tay nhau sửa hàng lỗi, hàng đổi màu.

+) Tuân thủ nội quy, quy định về giờ làm việc, giờ ăn trưa, tập thể dục của tổ, công ty đề ra.

- Công nhân nhặt chỉ:

+) Nhặt chỉ thừa, rút các chỉ ghim, chỉ luồn, chỉ đột, chỉ lược, …

+) Tẩy bẩn các vết phấn, dầu máy và các loại vết bẩn khác bám trên sản phẩm.

- Công nhân sử dụng máy chuyên dùng: Sử dụng các loại máy thùa khuyết,

đính bọ, đính cúc, …

+) Kiểm tra, vệ sinh máy móc trước khi làm việc.

+) Sắp xếp vị trí làm việc gọn gàng, khoa học để giảm bớt các thao tác thừa và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

+) Nếu máy móc có sự cố, phải kịp thời báo tổ trưởng hoặc cơ điện để xử lý kịp thời, tránh sai hỏng hàng loạt hoặc năng suất thấp.

PHẦN 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT

2.1 Thuận lợi – Khó khăn

Sau quá trình thực tập tại TTSXDV, bản thân em và các thành viên khác trong nhóm đã có được những thuận lợi nhất định và gặp một vài khó khăn trong 8 tuần vừa qua Dưới đây là một vài những thuận lợi cũng như khó khăn của em trong quá trình thực tập.

Trang 19

2.1.1 Thuận lợi

+ Trong thời gian thực tập, Trung tâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực tập Khi thực hành may tại chuyền được sự giúp đỡ của cán bộ và các anh chị công nhân viên đã hướng dẫn đã giúp em có thêm hiểu biết và nâng cao tay nghề.

+ Học hỏi được thêm những thao tác làm việc của công nhân trên nhiều bộ phận khác nhau.

+ Được làm quen, tiếp xúc với nhiều máy móc thiết bị may chuyên dùng khác

nhau như: máy lược, máy xén, máy lập trình, máy ziczac, bàn là có bàn hút, các loại cầu là, bàn là chuyên dụng, … và sử dụng các loại máy chuyên dụng (máy 2 kim, máy cuốn, vắt sổ 5 chỉ, máy diễu bo, …), các công cụ hỗ trợ như: cữ, dưỡng, ke,

+ Làm quen môi trường làm việc trong doanh nghiệp, rèn luyện tác phong công nghiệp Nâng cao không chỉ kiến thức, tay nghề, mà còn cả ý thức, kỷ luật.

+ Được may nhiều công đoạn, được luân chuyển công đoạn từ đó tay nghề được nâng cao, có phương pháp may hợp lí bổ sung kiến thức thực tế.

+ Trung tâm có số lượng lớn các kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao, lâu năm kinh nghiệm giúp sinh viên chúng em vào chuyền thực tập học hỏi được rất nhiều.

+ Được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các cô chú, anh chị kỹ thuật, tổ trưởng và công nhân trong công ty từ đó mà có thêm được nhiều phương pháp cách làm mới giúp làm việc đạt năng suất chất lượng hơn.

+ Được rèn luyện tính chăm chỉ, cẩn thận, nắm bắt, tiếp thu, năng động trong công việc Linh động trong việc vừa thực hiện công việc kết hợp kiểm tra nhằm phát hiện các lỗi sai hỏng và nhanh chóng khắc phục.

+ Được làm việc trong môi trường cung cấp đủ ánh sáng và ít bụi bẩn, đảm bảo vệ sinh theo tiêu chuẩn 5S.

Ngày đăng: 06/04/2024, 10:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan