Kỹ thuật nuôi lươn không bùn

17 24 0
Kỹ thuật nuôi lươn không bùn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN KHÔNG BÙN I. Đặc điểm sinh học của lươn 1. Tính ăn Lươn có xương hàm khoẻ mạnh, miệng khá lớn và ruột thẳng, ngắn,… do đó lươn là loài cá có tính ăn tạp nghiêng về động vật. Khi còn nhỏ thức ăn chính của lươn là động vật nổi, khi trưởng thành thức ăn là động vật đáy như tôm cá con, ấu trùng côn trùng thuỷ sinh. Thức ăn của lươn trưởng thành chủ yếu là động vật, đặc biệt thức ăn có mùi hôi tanh. Tính ăn của lươn có sự thay đổi tùy vào giai đoạn phát triển của chúng và thành phần thức ăn trong môi trường. Lươn thường hoạt động bắt mồi vào ban đêm; vào ban ngày chúng thường ẩn nấp trong hang hoặc chỉ rình mồi ở cửa hang. Khi thiếu thức ăn, lươn có thể ăn thịt lẫn nhau. 2. Sinh trưởng Tốc độ sinh trưởng của lươn chậm hơn so với một số giống loài động vật thuỷ sản khác. Trong điều kiện môi trường tự nhiên, sau 1 năm lươn đạt trọng lượng khoảng 200 300 gramcon; lươn có thể lớn và đạt trọng lượng đến 1,5 kgcon. Lươn có trọng lượng từ 17 20 gramcon (50 60 conkg), được nuôi khoảng 5 6 tháng đạt trọng lượng từ 180 250 gramcon. Lươn giống được khai thác ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 25 33 gramcon (30 40 conkg), được thả nuôi sau 3 tháng, lươn đạt trọng lượng 250 300 gramcon. 3. Môi trường sống Ở lươn, ngoài mang còn có cơ quan hô hấp phụ là da và khoang hầu; do đó ngoài trao đổi khí qua mang, lươn có thể trao đổi khí qua da và khoang hầu. Khi để lươn trên cạn, da khô, chúng sẽ chết sau khoảng 12 20 giờ, khi giữ đủ độ ẩm cho da, lươn sẽ chết sau 27 70 giờ. Nhiệt độ có ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của lươn; nhiệt độ thích hợp cho lươn sinh trưởng khoảng từ 25 280C; khi nhiệt độ thấp hơn 200C lươn thường bỏ ăn và khi dưới 100C, chúng chui sâu xuống bùn để trú đông. II. Kỹ thuật nuôi lươn không bùn 1. Chọn địa điểm Địa điểm xây dựng bể nuôi lươn phải thông thoáng, cao ráo ít cây cối che phủ xung quanh. Chọn địa điểm nuôi phải đảm bảo chủ động được nguồn nước ngọt và thuận tiện trong việc cấp và thoát nước trong suốt vụ nuôi. Nên chọn những khu vực gần với hệ thống sông, kênh rạch,… và gần nhà để quản lý, chăm sóc được thuận tiện. 2. Xây dựng bể nuôi Lươn được nuôi phổ biến trong bể xi măng, bể lót bạt nilon (bạt nhựa) hay bể composite… Bể nuôi lươn có thể được xây bằng gạch xi măng hoặc tận dụng bể chứa nước, chuồng heo để sửa chữa lại dùng để nuôi lươn nhằm giảm chi phí đầu tư xây dựng. Bể nuôi lươn được xây dựng theo dạng bán nổi hoặc nổi hoàn toàn; nhưng nên xây bể nuôi dạng nổi trên mặt đất để thuận tiện khi cấp thoát thay nước và quản lý. Diện tích bể nuôi từ 6 20 m2bể, tùy qui mô điều kiện nuôi tại nông hộ; thành bể được thiết kế với chiều cao khoảng từ 0,8 1m. Có thể xây dựng nhiều ô bể nuôi liền kề để vừa tiết kiệm công và vật liệu xây dựng; vừa thuận tiện khi phân cỡ lươn nuôi riêng hoặc san thưa khi cần thiết. Nên xây dựng thêm bể chứa nước (bể trữ nước) để chủ động nguồn nước thay, xử lý khử trùng, khử độc tố,… và cân bằng một số yếu tố môi trường quan trọng trước khi cấp vào bể nuôi; nhằm tránh gây ngộ độc hoặc gây sốc cho lươn khi thay nước. Đối với bể xây gạch xi măng, đáy và bên trong thành bể cần được lót, ốp bằng gạch men hoặc tráng nhẵn bằng xi măng Bể nuôi lươn không nên để trống ngoài trời, cần được làm mái che thông thoáng để hạn chế bớt ánh sáng cường độ cao gây ảnh hưởng không tốt cho lươn. Mái che nên thiết kế bằng lưới lan làm giảm nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của lươn. Ngoài ra có thể làm bể nuôi lươn bằng bạt nilon (bạt nhựa) với khung bằng tre hoặc gỗ tạp, có thể thiết kế bể tròn hay hình vuông tùy điều kiện người nuôi Bể nuôi cần được thiết kế đường ống cấp nước; ống thoát nước nên đặt ở đáy bể, có gắn van đóng mở hoặc ống lỗ lù để thuận tiện khi xả nước 3. Chuẩn bị bể nuôi Xử lý bể trước khi thả giống bằng cách cấp nước vào đầy bể sau đó pha thuốc tím (KMnO4) vào nước trong bể với liều lượng 10 gramm3, ngâm khoảng 1 2 ngày, xả hết nước trong bể và rửa lại bể nuôi bằng nước sạch. Chuẩn bị bộ vỉ sạp và giá thể: Bể nuôi lươn không bùn có thể được bố trí bộ vỉ sạp để tăng diện tích trú ẩn cho lươn hoặc không cần vỉ sạp mà chỉ bố trí giá thể bằng chùm dây nilon để lươn trú ẩn hoặc kết hợp cả 2 phương thức tùy điều kiện tại nông hộ + Bộ vỉ sạp được làm bằng cách kết các ống nhựa hoặc các thanh tre khô bào nhẵn để tránh xây xát cho lươn trong khi nuôi; khoảng cách giữa các ống (hoặc thanh tre) từ 5 7 cm; chiều dài bằng khoảng 23 chiều dài bể nuôi. + Nếu sử dụng bộ vỉ sạp, mỗi bể nuôi nên được đặt khoảng 2 3 tấm vỉ sạp cách thành bể khoảng 30 40 cm. + Các vỉ sạp được kê chồng lên nhau, khoảng cách giữa các vỉ sạp khoảng 10 cm; thường dùng các viên gạch ống để kê các vỉ sạp. 4. Nguồn nước và xử lý nước Nguồn nước sử dụng để nuôi lươn không bùn gồm: nước sông, nước giếng khoan (nước ngầm), nước máy và cả nước mưa. Tuy nhiên để tránh cho lươn bị ngộ độc do hóa chất hoặc bị sốc do thay đổi nhiệt độ khi thay nước… Nên có ao hoặc bể chứa (lắng) để xử lý trước khi cấp vào bể nuôi. Nước dùng để nuôi lươn phải đảm bảo có độ pH khoảng từ 6,5 8. Đặc điểm nguồn nước và cách thức xử lý nước được thực hiện cụ thể như sau: Nước sông, thường có nhiều chất lơ lửng (phù sa), nhất là vào mùa mưa; do đó nên bơm cấp vào ao hay bể chứa để lắng ít nhất 1 ngày sau đó diệt khuẩn dùng thuốc tím (KMnO4) vào nước trong bể với liều lượng 10 gramm3, ngâm khoảng 1 2 ngày cấp sang bể nuôi. Nước giếng khoan (nước ngầm), thường có hàm lượng kim loại như sắt, nhôm, kẽm,... khá cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của lươn; do đó nước phải được cấp vào bể chứa và dùng EDTA (Ethylene Diamine Tetra Acetic Acid) để cử lý với liều lượng 5 10 gramm3 nước; để lắng ít nhất 1 ngày sau đó cấp sang bể nuôi. Nước máy, khá sạch do đã được xử lý tại nhà máy; tuy nhiên để đề phòng dư lượng Chlorine có trong nước, nên cấp nước vào bể chứa để qua đêm sau đó cấp sang bể nuôi. Nước mưa thường có chứa Acid (chủ yếu là H2SO4 và HNO3), cần tránh sử dụng nước ở những trận mưa đầu mùa; nước mưa có độ pH dưới 6,5 cần dùng vôi nung (CaO) cho vào bể chứa với liều lượng khoảng 15 20 gramm3 nước, khi nước lắng trong có thể cấp vào bể nuôi. 5. Chọn và thả giống Chọn lươn giống có chất lượng tốt được sản xuất tại các cơ sở có uy tín; lươn giống phải đảm bảo đã ăn tốt thức ăn viên tổng hợp (thức ăn công nghiệp). Lươn giống được chọn phải có màu sắc tươi sáng (màu vàng sẫm), khỏe mạnh, bơi lội linh hoạt và đồng cỡ; trọng lượng từ 300 500 conkg; không chọn lươn giống bị sây sát, mất nhớt hay dị hình để thả nuôi. Mật độ thả nuôi từ 100 200 conm2, tùy điều kiện quản lý, chăm sóc của người nuôi. Trước khi thả vào bể nuôi, lươn giống cần được tắm qua dung dịch nước muối loãng 2 3% (2 3 gram muối pha với 1lít nước) trong khoảng thời gian từ 5 10 phút. Thả giống vào bể nuôi bằng cách lấy nước từ bể nuôi đổ nhẹ nhàng vào dụng cụ chứa lươn giống (thau, xô, thùng xốp,…) để lươn kịp thích nghi, sau đó nghiêng dụng cụ chứa để lươn di chuyển ra ngoài. 6. Thức ăn và chế độ cho ăn Thức ăn dùng cho nuôi lươn là thức ăn được chế biến tự các nguyên liệu như bột cá, cá tạp, ốc, cám, bột bắp, bột mì… Hoặc kết hợp trộn thức ăn tổng hợp (thức ăn công nghiệp) với trùng quế 100 200 gramkg. Nuôi lươn không bùn nên dùng thức ăn công nghiệp có kích cỡ viên phù hợp với lươn giống, đảm bảo duy trì hàm lượng chất đạm (protein) ở mức từ 40 50%, tùy theo giai đoạn phát triển của lươn; giai đoạn lươn còn nhỏ cần cho ăn loại thức ăn có hàm lượng đạm cao. Ở giai đoạn lươn còn nhỏ, thức ăn công nghiệp thường được tưới nước cho ẩm, sau đó vò thành viên rồi đặt vào sàn vỉ cho lươn ăn. Sử dụng thức ăn viên nổi cho lươn ăn, cần bố trí khung bằng ống nhựa để giữ thức ăn, tránh bị phân tán khắp bể nuôi; nên cho lươn ăn ở một vài vị trí cố định trong bể nuôi để lươn quen với vị trí ăn mồi. Trong thời gian khoảng 2 tháng đầu (sau khi thả giống), mỗi ngày cho lươn ăn với lượng thức ăn chiếm khoảng 5 7% so với tổng khối lượng lươn có trong bể nuôi (1 kg lươn nuôi cho ăn 50 70 gram thức ănngày). Sau 2 tháng nuôi, mỗi ngày cho lươn ăn với lượng thức ăn chiếm khoảng 3 4% so với tổng khối lượng lươn có trong bể nuôi; kết hợp với theo dõi khả năng bắt mồi của lươn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Khi thay đổi loại thức ăn, cần được thực hiện dần trong khoảng thời gian từ 5 7 ngày để lươn thích nghi với loại thức ăn mới, tránh thay đổi đột ngột dẫn đến lươn giảm ăn hoặc bỏ ăn. Lượng thức ăn trong ngày, được chia làm 2 lầnngày cho ăn vào lúc 7 8 giờ sáng và 5 6 giờ chiều; cần phối trộn thức ăn với vitamine C và men tiêu hóa xen kẽ nhau với liều lượng 1 2 gramkg thức ăn, nhằm giúp lươn tiêu hóa tốt thức ăn và tăng cường sức đề kháng. 7. Chăm sóc quản lý Quản lý thức ăn: Sau khi cho lươn ăn khoảng 2 3 giờ, nên kiểm tra xem lượng thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh ở những lần cho ăn tiếp theo; tránh thức ăn thừa gây lãng phí và gây ô nhiễm nguồn nước. Định kỳ khoảng 20 30 ngày, kiểm tra tốc độ tăng trưởng của lươn, xác định khối lượng lươn trong bể nuôi để điều chỉnh phù hợp lượng thức ăn cho lươn. Quản lý nước: Hàng ngày cần thay 100% lượng nước trong bể nuôi bằng nguồn nước đã xử lý ở bể chứa; thay nước thường được thực hiện sau khi cho lươn ăn khoảng 1 2 giờ vào lúc thời tiết mát mẻ để hạn chế gây sốc cho lươn do chênh lệnh nhiệt độ. Khi thay nước cần chú ý kiểm tra các yếu tố môi trường nước, nhất là nhiệt độ và pH của nước cấp thay phải khá tương đồng với nước trong bể nuôi. Khi cấp nước vào bể nuôi, cần thận trọng không nên để vòi nước phun trực tiếp vào cơ thể lươn. Duy trì mực nước trong bể nuôi khoảng từ 20 35 cm tùy theo giai đoạn phát triển của lươn và đảm bảo mực nước phải ngập các giá thể trú ẩn. Quản lý sức khỏe, giá thể: Thường xuyên vệ sinh bể nuôi, tránh để cặn bã tích tụ nhiều trong bể; tránh để bể nuôi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng có cường độ chiếu sáng cao làm tăng nhiệt độ nước bể nuôi và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của lươn. Sau khoảng 2 tháng nuôi, tiến hành phân cỡ tách lươn lớn, nhỏ nuôi riêng nhằm tránh cho lươn bị tổn thương do tranh thức ăn hoặc ăn lẫn nhau. Khi nhiệt độ giảm xuống cần phải che chắn bể nuôi nhằm hạn chế tác động của không khí lạnh. 8. Thu hoạch Sau khoảng thời gian nuôi từ 10 12 tháng, lươn đạt trọng lượng từ 200 300 gramcon có thể thu hoạch. Ngưng cho lươn ăn trước khi thu hoạch 1 ngày; dùng vợt để xúc lươn thu hoạch, hạn chế gây sây sát cho lươn khi thu hoạch. Tùy theo điều kiện nông hộ, lươn nuôi có thể được thu hoạch toàn bộ 1 lần khi lươn đạt cỡ thương phẩm hoặc thu tỉa lươn đạt kích cỡ lớn trước đem tiêu thụ. III. Phòng, trị một số bệnh thường gặp ở lươn 1. Phòng bệnh cho lươn Định kỳ khoảng 10 15 ngày, dùng củ tỏi xay nhuyễn trộn với thức ăn, cho lươn ăn 3 5 ngày liên tục, mỗi ngày 1 lần để phòng ngừa bệnh đốm đỏ, xuất huyết, viêm ruột,… cho lươn, liều lượng trộn khoảng 3 5 gram tỏikg thức ăn. Sau khi cho ăn từ 1 2 giờ thì phải kiểm tra thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Khi thời tiết nóng kéo dài phải có biện pháp che mát cho bể nuôi. Thường xuyên theo dõi hoạt động của lươn, nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì phải kiểm tra ngay để xử lý kịp thời. Khoảng 10 15 ngày bắt lươn lên cân đo ước tính trọng lượng để tính toán lượng thức ăn cho phù hợp. Định kỳ dùng men tiêu hóa để chống stress, tăng cường sức đề kháng cho lươn, giúp lươn tăng trọng tốt. Định kỳ 15 ngày sử dụng vôi nông nghiệp với liều lượng 5 7 g1m3 nước, để xử lý nước và phòng bệnh cho lươn. 2. Một số bệnh thường gặp ở lươn 2.1. Bệnh tuyến trùng (bệnh đường ruột) Nguyên nhân và triệu chứng bệnh: + Do ký sinh trùng đường ruột gây bệnh, tuyến trùng có màu trắng, chiều dài khoảng 1 cm; đầu tuyến trùng bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ. + Khi tuyến trùng ký sinh với số lượng lớn trong ruột lươn, làm lươn bị suy yếu, hậu môn lươn bị sưng đỏ, thân lươn chuyển màu nâu đen, hoạt động chậm chạp, tách đàn; phân lươn thường nổi trên mặt nước,… và lươn bị chết rải rác. Cách phòng và trị bệnh: + Nên cho lươn ăn bằng thức ăn công nghiệp, nếu dùng thức ăn tự chế biến từ các nguyên liệu như cá tép tạp, ốc,… cần phải được rửa sạch, nấu chín; không dùng thức ăn công nghiệp bị ẩm mốc để cho lươn ăn. + Vệ sinh bể nuôi thường xuyên, không để cặn bã, chất thải lắng trong bể nuôi. + Định kỳ (2 tháng) nên trộn ruột cau xay nhuyễn với thức ăn (1 gram ruột cau + 1,5 kg thức ăn) cho lươn ăn liên tục 3 5 ngày, có tác dụng trị bệnh tuyến trùng lươn. + Ngoài ra, có thể dùng thuốc thủy sản FLUCOLENRO đặc trị nội ký sinh trùng của để trộn vào thức ăn cho lươn ăn với liều lượng và cách thức cho ăn theo như hướng dẫn của nhà sản xuất (ghi trên bao bì sản phẩm). 2.2. Bệnh nhiễm trùng huyết (Bệnh đốm đỏ) Nguyên nhân và triệu chứng bệnh: + Nhiễm trùng huyết ở lươn chủ yếu do vi khuẩn (Aeromonas spp) gây ra; do môi trường nuôi bị ô nhiễm, lươn bị sây sát hoặc bị sốc do môi trường thay đổi… + Lươn bị nhiễm bệnh thường có một số biểu hiện như: da sẫm màu từng vùng ở bụng, xuất hiện các mảng màu đỏ và cá khối u trên bề mặt cơ thể; đuôi lươn bị hoại tử; mắt lươn bị đục và phù nề; nội tạng lươn bị xuất huyết và hoại tử, xoang bụng chứa dịch màu vàng. + Lươn bị nhiễm bệnh thường bỏ ăn, bơi lội chậm chạp và lờ đờ trên mặt nước. Cách phòng và trị bệnh: + Tránh xây xát hoặc bị sốc do môi trường thay đổi… + Môi trường phải đảm bảo tốt cho lươn trong suốt quá trình nuôi; bổ sung vitamine C, men vi sinh vào thức ăn cho lươn theo định kỳ. + Dùng một số loại thảo mộc (thuốc Nam) có tác dụng diệt khuẩn, trộn với thức ăn cho lươn ăn liên tục 5 7 ngày để điều trị bệnh nhiễm khuẩn máu như: dùng 10 gram cây cỏ mực hoặc cây sài đất,… tươi giã lấy nước trộn với 1 kg thức ăn cho lươn. Cây thảo mộc có thể dùng cho lươn ăn định kỳ trong quá trình nuôi cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh cho lươn. + Bệnh nhiễm trùng huyết ở lươn cũng có thể điều trị bằng cách trộn thuốc kháng sinh Oxytetracyline hoặc Streptomycin vào thức ăn với liều lượng 50 70 mgkg thể trọng lươn, cho ăn liên tục từ 5 7 ngày. 2.3. Bệnh nấm thủy mi Nguyên nhân và triệu chứng bênh: + Bệnh nấm thủy mi (nấm nước) gây ra bởi một số nấm như Achlya và Saprolegnia; bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa và thời tiết lạnh. + Khi lươn bị sây sát hoặc do viêm nhiễm ngoài da (do bệnh ghẻ lở, ký sinh trùng ký sinh) là điều kiện thuận để phát sinh bệnh. + Lươn bị bệnh, trên da xuất hiện vùng trắng xám tua tủa những sợi nấm nhỏ tạo thành những búi trắng như bông có thể nhìn bằng mắt thường; lươn có biểu hiện ngứa ngáy, thân lươn gầy gò, da đổi màu đen sẫm. Cách phòng và trị bệnh: + Vệ sịnh kỹ bể nuôi trước khi thả giống; lươn giống giống trước khi thả cần tắm qua nước muối 2 3‰ (2 3 gram muối pha với 1lít nước) trong khoảng thời gian từ 5 10 phút, giữ môi trường nước luôn trong sạch, pH và nhiệt độ nước ổn định; tránh lươn nuôi bị xây xát. + Ngâm lươn bị bệnh trong nước muối với liều lượng khoảng 2 3% trong thời gian 3 4 phút; hoặc dùng thuốc tím (KMnO4) với liều lượng 5 gramm3 nước tạt khắp bể nuôi sau khoảng 20 30 phút, thay nước trong bể bằng nước sạch. 2.5. Bệnh do giáp xác ký sinh Nguyên nhân và triệu chứng bệnh: + Một số sinh vật ký sinh như trùng mỏ neo, rận hoặc đỉa cá, đều có thể nhìn thấy được bằng mắt thường; chúng sống ký sinh trên da, vây và mang của lươn. + Khi ký sinh, ngoài việc hút máu lươn, chúng còn tiết nọc độc làm tổn thương da và mang lươn tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng tấn công làm cho bệnh thêm nặng. + Lươn bị trùng mỏ neo, rận hoặc đỉa cá ký sinh, thường giảm ăn, gầy yếu; các tổ chức xung quanh nơi bị bám có biểu hiện viêm nhiễm và xuất huyết. Cách phòng và trị bệnh: + Vệ sinh kỹ bể nuôi và giá thể trú ẩn cho lươn. + Dùng thuốc tím (KMnO4) tắm cho lươn bệnh với nồng độ 5 gramm3 nước trong khoảng 20 30 phút; hoặc dùng lá xoan đập dập thả vào bể nuôi với liều lượng khoảng 0,3 0,5 kg m3 trong bể nuôi. Mọi chi tiết xin liên hệ TỔNG KHO BỂ BẠT TRÁNG LƯỚI MINH KHANG HotlineZalo: 0964037029, 0962880668 Fanpage Facebook: https:www.facebook.comtongkhobebatminhkhang Tiktok: https:www.tiktok.comtongkhobatluoiminhkhang Địa chỉ: Trung Chính, Lương Tài, Bắc Ninh

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT KIÊN GIANG TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG *** KỸ THUẬT NUÔI LƢƠN KHÔNG BÙN I Đặc điểm sinh học lƣơn Hình 1: Lƣơn đồng (Monopterus albus Zuiew, 1793) Tính ăn - Lươn có xương hàm khoẻ mạnh, miệng lớn ruột thẳng, ngắn,… lươn lồi cá có tính ăn tạp nghiêng động vật - Khi nhỏ thức ăn lươn động vật nổi, trưởng thành thức ăn động vật đáy tôm cá con, ấu trùng côn trùng thuỷ sinh - Thức ăn lươn trưởng thành chủ yếu động vật, đặc biệt thức ăn có mùi - Tính ăn lươn có thay đổi tùy vào giai đoạn phát triển chúng thành phần thức ăn môi trường - Lươn thường hoạt động bắt mồi vào ban đêm; vào ban ngày chúng thường ẩn nấp hang rình mồi cửa hang Khi thiếu thức ăn, lươn ăn thịt lẫn Sinh trưởng - Tốc độ sinh trưởng lươn chậm so với số giống loài động vật thuỷ sản khác - Trong điều kiện môi trường tự nhiên, sau năm lươn đạt trọng lượng khoảng 200 - 300 gram/con; lươn lớn đạt trọng lượng đến 1,5 kg/con - Lươn có trọng lượng từ 17 - 20 gram/con (50 - 60 con/kg), nuôi khoảng - tháng đạt trọng lượng từ 180 - 250 gram/con - Lươn giống khai thác tự nhiên có trọng lượng từ 25 - 33 gram/con (30 - 40 con/kg), thả nuôi sau tháng, lươn đạt trọng lượng 250 - 300 gram/con Môi trường sống - Ở lươn, ngồi mang cịn có quan hơ hấp phụ da khoang hầu; ngồi trao đổi khí qua mang, lươn trao đổi khí qua da khoang hầu - Khi để lươn cạn, da khô, chúng chết sau khoảng 12 - 20 giờ, giữ đủ độ ẩm cho da, lươn chết sau 27 - 70 - Nhiệt độ có ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng lươn; nhiệt độ thích hợp cho lươn sinh trưởng khoảng từ 25 - 280C; nhiệt độ thấp 200C lươn thường bỏ ăn 100C, chúng chui sâu xuống bùn để trú đông II Kỹ thuật nuôi lƣơn không bùn Chọn địa điểm - Địa điểm xây dựng bể ni lươn phải thơng thống, cao cối che phủ xung quanh - Chọn địa điểm nuôi phải đảm bảo chủ động nguồn nước thuận tiện việc cấp thoát nước suốt vụ nuôi - Nên chọn khu vực gần với hệ thống sông, kênh rạch,… gần nhà để quản lý, chăm sóc thuận tiện 2 Xây dựng bể nuôi - Lươn nuôi phổ biến bể xi măng, bể lót bạt nilon (bạt nhựa) hay bể composite… Bể ni lươn xây gạch xi măng tận dụng bể chứa nước, chuồng heo để sửa chữa lại dùng để nuôi lươn nhằm giảm chi phí đầu tư xây dựng - Bể nuôi lươn xây dựng theo dạng bán nổi hồn tồn; nên xây bể ni dạng mặt đất để thuận tiện cấp thoát thay nước quản lý - Diện tích bể ni từ - 20 m2/bể, tùy qui mô điều kiện nuôi nông hộ; thành bể thiết kế với chiều cao khoảng từ 0,8 - 1m - Có thể xây dựng nhiều ô bể nuôi liền kề để vừa tiết kiệm công vật liệu xây dựng; vừa thuận tiện phân cỡ lươn nuôi riêng san thưa cần thiết - Nên xây dựng thêm bể chứa nước (bể trữ nước) để chủ động nguồn nước thay, xử lý khử trùng, khử độc tố,… cân số yếu tố môi trường quan trọng trước cấp vào bể nuôi; nhằm tránh gây ngộ độc gây sốc cho lươn thay nước - Đối với bể xây gạch xi măng, đáy bên thành bể cần lót, ốp gạch men tráng nhẵn xi măng (hình 2) - Bể ni lươn khơng nên để trống trời, cần làm mái che thơng thống để hạn chế bớt ánh sáng cường độ cao gây ảnh hưởng không tốt cho lươn Mái che nên thiết kế lưới lan làm giảm nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến trình sinh trưởng, phát triển lươn Hình 2: Bể xây gạch - xi măng ni lƣơn - Ngồi làm bể nuôi lươn bạt nilon (bạt nhựa) với khung tre gỗ tạp, thiết kế bể trịn hay hình vng tùy điều kiện người ni (hình 3) Hình 3: Bể lót bạt ni lƣơn - Bể nuôi cần thiết kế đường ống cấp nước; ống nước nên đặt đáy bể, có gắn van đóng mở ống lỗ lù để thuận tiện xả nước (hình 4) Hình 4: Lắp đặt ống cấp, nƣớc bể ni Chuẩn bị bể ni - Xử lý bể trước thả giống cách cấp nước vào đầy bể sau pha thuốc tím (KMnO4) vào nước bể với liều lượng 10 gram/m3, ngâm khoảng - ngày, xả bể rửa lại bể nuôi nước - Chuẩn bị vỉ sạp giá thể: Bể nuôi lươn khơng bùn bố trí vỉ sạp để tăng diện tích trú ẩn cho lươn khơng cần vỉ sạp mà bố trí giá thể chùm dây nilon để lươn trú ẩn kết hợp phương thức tùy điều kiện nông hộ (hình 5) + Bộ vỉ sạp làm cách kết ống nhựa tre khô bào nhẵn để tránh xây xát cho lươn nuôi; khoảng cách ống (hoặc tre) từ - cm; chiều dài khoảng 2/3 chiều dài bể nuôi + Nếu sử dụng vỉ sạp, bể nuôi nên đặt khoảng - vỉ sạp cách thành bể khoảng 30 - 40 cm + Các vỉ sạp kê chồng lên nhau, khoảng cách vỉ sạp khoảng 10 cm; thường dùng viên gạch ống để kê vỉ sạp Hình 5: Bố trí vỉ sạp chùm dây nilon bể Nguồn nước xử lý nước - Nguồn nước sử dụng để nuôi lươn không bùn gồm: nước sông, nước giếng khoan (nước ngầm), nước máy nước mưa Tuy nhiên để tránh cho lươn bị ngộ độc hóa chất bị sốc thay đổi nhiệt độ thay nước… Nên có ao bể chứa (lắng) để xử lý trước cấp vào bể ni (hình 6) Nước dùng để ni lươn phải đảm bảo có độ pH khoảng từ 6,5 - Đặc điểm nguồn nước cách thức xử lý nước thực cụ thể sau: - Nước sơng, thường có nhiều chất lơ lửng (phù sa), vào mùa mưa; nên bơm cấp vào ao hay bể chứa để lắng ngày sau diệt khuẩn dùng thuốc tím (KMnO4) vào nước bể với liều lượng 10 gram/m3, ngâm khoảng - ngày cấp sang bể nuôi - Nước giếng khoan (nước ngầm), thường có hàm lượng kim loại sắt, nhôm, kẽm, cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lươn; nước phải cấp vào bể chứa dùng EDTA (Ethylene Diamine Tetra Acetic Acid) để cử lý với liều lượng - 10 gram/m3 nước; để lắng ngày sau cấp sang bể ni - Nước máy, xử lý nhà máy; nhiên để đề phịng dư lượng Chlorine có nước, nên cấp nước vào bể chứa để qua đêm sau cấp sang bể ni - Nước mưa thường có chứa Acid (chủ yếu H2SO4 HNO3), cần tránh sử dụng nước trận mưa đầu mùa; nước mưa có độ pH 6,5 cần dùng vơi nung (CaO) cho vào bể chứa với liều lượng khoảng 15 - 20 gram/m3 nước, nước lắng cấp vào bể ni Hình 6: Bể chứa (lắng) xử lý nƣớc Chọn thả giống - Chọn lươn giống có chất lượng tốt sản xuất sở có uy tín; lươn giống phải đảm bảo ăn tốt thức ăn viên tổng hợp (thức ăn cơng nghiệp) Lươn giống chọn phải có màu sắc tươi sáng (màu vàng sẫm), khỏe mạnh, bơi lội linh hoạt đồng cỡ; trọng lượng từ 300 - 500 con/kg; không chọn lươn giống bị sây sát, nhớt hay dị hình để thả ni - Mật độ thả nuôi từ 100 - 200 con/m2, tùy điều kiện quản lý, chăm sóc người ni - Trước thả vào bể nuôi, lươn giống cần tắm qua dung dịch nước muối loãng - 3‰ (2 - gram muối pha với 1lít nước) khoảng thời gian từ - 10 phút - Thả giống vào bể nuôi cách lấy nước từ bể nuôi đổ nhẹ nhàng vào dụng cụ chứa lươn giống (thau, xơ, thùng xốp,…) để lươn kịp thích nghi, sau nghiêng dụng cụ chứa để lươn di chuyển ngồi (hình 7) Hình 7: Thả giống lƣơn ni Thức ăn chế độ cho ăn - Thức ăn dùng cho nuôi lươn thức ăn chế biến tự nguyên liệu bột cá, cá tạp, ốc, cám, bột bắp, bột mì… Hoặc kết hợp trộn thức ăn tổng hợp (thức ăn công nghiệp) với trùng quế 100 - 200 gram/kg - Nuôi lươn không bùn nên dùng thức ăn cơng nghiệp có kích cỡ viên phù hợp với lươn giống, đảm bảo trì hàm lượng chất đạm (protein) mức từ 40 - 50%, tùy theo giai đoạn phát triển lươn; giai đoạn lươn cịn nhỏ cần cho ăn loại thức ăn có hàm lượng đạm cao - Ở giai đoạn lươn nhỏ, thức ăn công nghiệp thường tưới nước cho ẩm, sau vị thành viên đặt vào sàn vỉ cho lươn ăn - Sử dụng thức ăn viên cho lươn ăn, cần bố trí khung ống nhựa để giữ thức ăn, tránh bị phân tán khắp bể ni; nên cho lươn ăn vài vị trí cố định bể nuôi để lươn quen với vị trí ăn mồi (hình 8) - Trong thời gian khoảng tháng đầu (sau thả giống), ngày cho lươn ăn với lượng thức ăn chiếm khoảng 7% so với tổng khối lượng lươn có bể nuôi (1 kg lươn nuôi cho ăn 50 - 70 gram thức ăn/ngày) - Sau tháng nuôi, ngày cho lươn ăn với lượng thức ăn chiếm khoảng - 4% so với tổng khối lượng lươn có bể nuôi; kết hợp với theo dõi khả bắt mồi lươn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp - Khi thay đổi loại thức ăn, cần thực dần khoảng thời gian từ - ngày để lươn thích nghi với loại thức ăn mới, tránh thay đổi đột ngột dẫn đến lươn giảm ăn bỏ ăn - Lượng thức ăn ngày, chia làm lần/ngày cho ăn vào lúc - sáng - chiều; cần phối trộn thức ăn với vitamine C men tiêu hóa xen kẽ với liều lượng - gram/kg thức ăn, nhằm giúp lươn tiêu hóa tốt thức ăn tăng cường sức đề kháng (hình 8) Hình 8: Phối trộn thức ăn với chất bổ sung cho lƣơn ăn Chăm sóc quản lý *Quản lý thức ăn: - Sau cho lươn ăn khoảng - giờ, nên kiểm tra xem lượng thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh lần cho ăn tiếp theo; tránh thức ăn thừa gây lãng phí gây nhiễm nguồn nước - Định kỳ khoảng 20 - 30 ngày, kiểm tra tốc độ tăng trưởng lươn, xác định khối lượng lươn bể nuôi để điều chỉnh phù hợp lượng thức ăn cho lươn *Quản lý nước: - Hàng ngày cần thay 100% lượng nước bể nuôi nguồn nước xử lý bể chứa; thay nước thường thực sau cho lươn ăn khoảng - vào lúc thời tiết mát mẻ để hạn chế gây sốc cho lươn chênh lệnh nhiệt độ - Khi thay nước cần ý kiểm tra yếu tố môi trường nước, nhiệt độ pH nước cấp thay phải tương đồng với nước bể nuôi - Khi cấp nước vào bể ni, cần thận trọng khơng nên để vịi nước phun trực tiếp vào thể lươn - Duy trì mực nước bể nuôi khoảng từ 20 - 35 cm tùy theo giai đoạn phát triển lươn đảm bảo mực nước phải ngập giá thể trú ẩn * Quản lý sức khỏe, giá thể: - Thường xuyên vệ sinh bể ni, tránh để cặn bã tích tụ nhiều bể; tránh để bể nuôi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng có cường độ chiếu sáng cao làm tăng nhiệt độ nước bể nuôi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lươn - Sau khoảng tháng nuôi, tiến hành phân cỡ tách lươn lớn, nhỏ nuôi riêng nhằm tránh cho lươn bị tổn thương tranh thức ăn ăn lẫn - Khi nhiệt độ giảm xuống cần phải che chắn bể nuôi nhằm hạn chế tác động khơng khí lạnh 10 Thu hoạch - Sau khoảng thời gian nuôi từ 10 - 12 tháng, lươn đạt trọng lượng từ 200 - 300 gram/con thu hoạch - Ngưng cho lươn ăn trước thu hoạch ngày; dùng vợt để xúc lươn thu hoạch, hạn chế gây sây sát cho lươn thu hoạch - Tùy theo điều kiện nông hộ, lươn ni thu hoạch tồn lần lươn đạt cỡ thương phẩm thu tỉa lươn đạt kích cỡ lớn trước đem tiêu thụ III Phòng, trị số bệnh thƣờng gặp lƣơn Phòng bệnh cho lươn - Định kỳ khoảng 10 - 15 ngày, dùng củ tỏi xay nhuyễn trộn với thức ăn, cho lươn ăn - ngày liên tục, ngày lần để phòng ngừa bênh đốm đỏ, xuất huyết, viêm ruột,… cho lươn, liều lượng trộn khoảng - gram tỏi/kg thức ăn - Sau cho ăn từ - phải kiểm tra thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp - Khi thời tiết nóng k o dài phải có biện pháp che mát cho bể ni Thường xuyên theo dõi hoạt động lươn, thấy có dấu hiệu bất thường phải kiểm tra để xử lý kịp thời - Khoảng 10 -15 ngày bắt lươn lên cân đo ước tính trọng lượng để tính tốn lượng thức ăn cho phù hợp - Định kỳ dùng men tiêu hóa để chống stress, tăng cường sức đề kháng cho lươn, giúp lươn tăng trọng tốt - Định kỳ 15 ngày sử dụng vôi nông nghiệp với liều lượng - g/1m3 nước, để xử lý nước phòng bệnh cho lươn 11 Một số bệnh thường gặp lươn 2.1 Bệnh tuyến trùng (bệnh đường ruột) - Nguyên nhân triệu chứng bệnh: + Do ký sinh trùng đường ruột gây bệnh, tuyến trùng có màu trắng, chiều dài khoảng cm; đầu tuyến trùng bám vào niêm mạc phá hoại mơ, hình thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ + Khi tuyến trùng ký sinh với số lượng lớn ruột lươn, làm lươn bị suy yếu, hậu môn lươn bị sưng đỏ (hình 9), thân lươn chuyển màu nâu đen, hoạt động chậm chạp, tách đàn; phân lươn thường mặt nước,… lươn bị chết rải rác - Cách phòng trị bệnh: + Nên cho lươn ăn thức ăn công nghiệp, dùng thức ăn tự chế biến từ nguyên liệu cá t p tạp, ốc,… cần phải rửa sạch, nấu chín; khơng dùng thức ăn công nghiệp bị ẩm mốc lươn ăn + Vệ sinh bể nuôi thường xuyên, không để cặn bã, chất thải lắng bể nuôi + Định kỳ (2 tháng) nên trộn ruột cau xay nhuyễn với thức ăn (1 gram ruột cau + 1,5 kg thức ăn) cho lươn ăn liên tục - ngày, có tác dụng trị bệnh tuyến trùng lươn + Ngồi ra, dùng thuốc thủy sản FLU-COLENRO đặc trị nội ký sinh trùng để trộn vào thức ăn cho lươn ăn với liều lượng cách thức cho ăn theo hướng dẫn nhà sản xuất (ghi bao bì sản phẩm) 2.2 Bệnh nhiễm trùng huyết (Bệnh đốm đỏ) - Nguyên nhân triệu chứng bệnh: + Nhiễm trùng huyết (hình 9) lươn chủ yếu vi khuẩn (Aeromonas spp) gây ra; môi trường nuôi bị ô nhiễm, lươn bị sây sát bị sốc mơi trường thay đổi… 12 Hình 9: Bệnh nhiễm trùng huyết bệnh tuyến trùng lƣơn + Lươn bị nhiễm bệnh thường có số biểu như: da sẫm màu vùng bụng, xuất mảng màu đỏ cá khối u bề mặt thể; đuôi lươn bị hoại tử; mắt lươn bị đục phù nề; nội tạng lươn bị xuất huyết hoại tử, xoang bụng chứa dịch màu vàng + Lươn bị nhiễm bệnh thường bỏ ăn, bơi lội chậm chạp lờ đờ mặt nước - Cách phòng trị bệnh: + Tránh xây xát bị sốc môi trường thay đổi… + Môi trường phải đảm bảo tốt cho lươn suốt trình nuôi; bổ sung vitamine C, men vi sinh vào thức ăn cho lươn theo định kỳ + Dùng số loại thảo mộc (thuốc Nam) có tác dụng diệt khuẩn, trộn với thức ăn cho lươn ăn liên tục - ngày để điều trị bệnh nhiễm khuẩn máu như: dùng 10 gram cỏ mực sài đất (hình 10),… tươi giã lấy nước trộn với kg thức ăn cho lươn - Cây thảo mộc dùng cho lươn ăn định kỳ trình ni có tác dụng phịng ngừa bệnh cho lươn 13 Hình 10: Cây thảo mộc trị bệnh vi khuẩn + Bệnh nhiễm trùng huyết lươn điều trị cách trộn thuốc kháng sinh Oxytetracyline Streptomycin vào thức ăn với liều lượng 50 - 70 mg/kg thể trọng lươn, cho ăn liên tục từ - ngày 2.3 Bệnh nấm thủy mi - Nguyên nhân triệu chứng bênh: + Bệnh nấm thủy mi (nấm nước) gây số nấm Achlya Saprolegnia; bệnh thường xuất vào mùa mưa thời tiết lạnh + Khi lươn bị sây sát viêm nhiễm da (do bệnh ghẻ lở, ký sinh trùng ký sinh) điều kiện thuận để phát sinh bệnh + Lươn bị bệnh, da xuất vùng trắng xám tua tủa sợi nấm nhỏ tạo thành búi trắng bơng nhìn mắt thường; lươn có biểu ngứa ngáy, thân lươn gầy gò, da đổi màu đen sẫm - Cách phịng trị bệnh: + Vệ sịnh kỹ bể ni trước thả giống; lươn giống giống trước thả cần tắm qua nước muối - 3‰ (2 - gram muối pha với 1lít nước) khoảng thời gian từ 10 phút, giữ môi trường nước sạch, pH nhiệt độ nước ổn định; tránh lươn nuôi bị xây xát + Ngâm lươn bị bệnh nước muối với liều lượng khoảng - 3% thời gian - phút; dùng thuốc tím (KMnO4) với liều lượng gram/m3 nước tạt khắp bể 14 nuôi sau khoảng 20 - 30 phút, thay nước bể nước 2.5 Bệnh giáp xác ký sinh - Nguyên nhân triệu chứng bệnh: + Một số sinh vật ký sinh trùng mỏ neo, rận đỉa cá (hình 11), nhìn thấy mắt thường; chúng sống ký sinh da, vây mang lươn Hình 11: Động vật ngoại ký sinh lƣơn xoan + Khi ký sinh, ngồi việc hút máu lươn, chúng cịn tiết nọc độc làm tổn thương da mang lươn tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng công làm cho bệnh thêm nặng + Lươn bị trùng mỏ neo, rận đỉa cá ký sinh, thường giảm ăn, gầy yếu; tổ chức xung quanh nơi bị bám có biểu viêm nhiễm xuất huyết - Cách phòng trị bệnh: + Vệ sinh kỹ bể nuôi giá thể trú ẩn cho lươn + Dùng thuốc tím (KMnO4) tắm cho lươn bệnh với nồng độ gram/m3 nước khoảng 20 - 30 phút; dùng xoan đập dập thả vào bể nuôi với liều lượng khoảng 0,3 - 0,5 kg/ m3 bể ni (hình 11) 15 Mọi chi tiết xin liên hệ TỔNG KHO BỂ BẠT TRÁNG LƯỚI MINH KHANG Hotline/Zalo: 0964037029, 0962880668 Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/tongkhobebatminhkhang Tiktok https://www.tiktok.com/@tongkhobatluoiminhkhang Địa chỉ: Trung Chính, Lương Tài, Bắc Ninh 16

Ngày đăng: 28/12/2023, 19:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan