Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ

14 747 3
Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ

Bộ giáo dục v đo tạo viện khoa học x hội việt nam Viện Tâm lý học ___________ Lã Thị Thu Thủy Nhu cầu thnh đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành Mã số: 62 31 80 05 Tóm tắt luận án tiến sĩ tâm lý học H nội 2006 Công trình đợc hoàn thành tại: Viện Tâm lý học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Ngời hớng dẫn khoa học: 1. TS Hồ Ngọc Hải 2. PGS.TS Vũ Dũng Phản biện 1: PGS.TS. Mạc Văn Trang Viện Chiến lợc và Chơng trình Giáo dục Phản biện 2: PGS.TS. Trần Quốc Thành Trờng Đại học S phạm Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. Trần Thị Minh Đức Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nớc, họp tại Viện Tâm lý học 37 Kim Mã Thợng Cống Vị Ba Đình Hà Nội Vào giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Th viện Quốc gia 2. Th viện Viện Tâm lý học Danh mục các công trình đ đợc công bố 1. Lã Thu Thuỷ (2002), Hình ảnh về bản thân trong mối quan hệ giữa tính cá nhân và tính cộng đồng - một giá trị của sinh viên ngày nay, Hội thảo Quốc tế: Về những vấn đề giáo dục và tâm lý của học sinh và sinh viên, Hà Nội, tháng 11 năm 2002. 2. Lã Thu Thuỷ (2005), Chảy máu chất xám trong đội ngũ trí thức - những nguyên nhân tâm lý, Tạp chí Tâm lý học, số 1, tháng 1/2005. 3. Lã Thu Thuỷ (2005), Bàn về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp, Tạp chí Tâm lý học, số 6, tháng 6/2005. 4. Lã Thu Thuỷ (2005), Phơng pháp nghiên cứu nhu cầu thành đạt, Tạp chí Tâm lý học, số 9, tháng 9/2005. 5. Lã Thu Thuỷ (2005), Nhu cầu thành đạt sự hình thành và phát triển, Tạp chí Tâm lý học, số 10, tháng 10/2005. 6. Lã Thu Thuỷ (2005), Quan niệm của trí thức trẻ về sự thành đạt nghề nghiệp, Hội thảo về Đổi mới giảng dạy Nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý học Giáo dục học phục vụ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nớc, Hà Nội, tháng 11 năm 2005. 1 mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Trí thức luôn giữ vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học kỹ thuật trong nớc cũng nh trên thế giới phát triển nh vũ bão thì trí thức càng có vai trò đặc biệt quan trọng. 1.2 Trong tâm lý học, nhu cầu thành đạt (NCTĐ) nói chung và nhu cầu thành đạt nghề nghiệp (NCTĐNN) nói riêng đợc hiểu là nhu cầu tinh thần, nhu cầu bậc cao của con ngời. Không giống với các loại nhu cầu vật chất đơn thuần khác, NCTĐ luôn có xu hớng phát triển. Khi nhu cầu này đợc thoả mãn thì nảy sinh nhu cầu mới ở cấp độ cao hơn. Nó quy định chiều hớng, tính chất của hoạt động. Nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu là sức mạnh nội tại, là động lực thúc đẩy con ngời hoạt động, điều chỉnh hành vi. 1.3 Thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, cho đến nay việc nghiên cứu một cách chuyên sâu về NCTĐNN nói chung và NCTĐNN của trí thức trẻ nói riêng đợc rất ít tác giả quan tâm. Để góp phần tìm kiếm và phát huy những nhân tố tích cực cũng nh hạn chế những rào cản đối với tính tích cực nghề nghiệp của cán bộ, viên chức nói chung và tầng lớp trí thức trẻ nói riêng thì việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích một cách thấu đáo thực trạng, những biểu hiện và xu hớng biến đổi của NCTĐNN có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng, biểu hiện và các yếu tố tác động đến NCTĐNN của trí thức trẻ; trên cơ sở đó chỉ ra xu hớng phát triển NCTĐNN và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao NCTĐNN của trí thức trẻ. 3. Đối tợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tợng nghiên cứu: 2 NCTĐNN, các yếu tố tác động đến NCTĐNN và xu hớng phát triển NCTĐNN của trí thức trẻ. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Tổng số khách thể tham gia quá trình khảo sát bao gồm: 710 ngời. a) Khách thể nghiên cứu chính: 627 ngời là trí thức trẻ đang làm việc trong các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, dạy học và kinh doanh. Trong đó: khảo sát thử 103, khảo sát chính thức: 506, phỏng vấn nhóm: 18, phỏng vấn sâu cá nhân: 20, chân dung tâm lý: 6 (số ngời phỏng vấn sâu và nghiên cứu chân dung đợc lựa chọn từ những khách thể tham gia trong lần khảo sát chính thức) b) Khách thể nghiên cứu phụ: 83 ngời là cán bộ quản lý nơi trí thức trẻ đang làm việc. 4. Giả thuyết khoa học 4.1 NCTĐNN của trí thức trẻ đợc thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó, trí thức trẻ đề cao những mong muốn phát triển trình độ chuyên môn, nâng cao và rèn luyện tay nghề, áp dụng những thành tựu hoạt động nghề vào thực tiễn cuộc sống, thiết lập mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, đợc đồng nghiệp đánh giá và thừa nhận. 4.2 NCTĐNN của trí thức trẻ chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, tin tởng vào năng lực nghề nghiệp của bản thân, hứng thú nghề nghiệp và nỗ lực ý chí là những yếu tố tâm lý cá nhân chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển của NCTĐNN. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận: thành đạt, NCTĐ, NCTĐNN, các yếu tố tác động đến NCTĐNN. 5.2. Nghiên cứu thực tiễn NCTĐNN của trí trí thức trẻ qua các khía cạnh: thực trạng, những yếu tố cơ bản tác động đến NCTĐNN và xu hớng phát triển của NCTĐNN của trí thức trẻ. 5.3 Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp nhằm góp phần nâng cao nhu cầu thành đạt nghề nghiệp cho đội ngũ trí thức trẻ. 6. Giới hạn nghiên cứu 6.1 Giới hạn về mặt nội dung: 3 - Trong phần thực trạng NCTĐNN của trí thức trẻ đề tài chỉ tập trung vào các vấn đề: tìm hiểu quan niệm của họ về sự thành đạt nghề nghiệp, đánh giá mức độ cao thấp về NCTĐNN và xem xét một số nội dung thể hiện NCTĐNN liên quan trực tiếp đến hoạt động nghề nghiệp của trí thức trẻ - Trong phần các yếu tố tác động đề tài chỉ tập trung phân tích một số yếu tố tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội và một số yếu tố khách quan: tác động của gia đình, bạn bè, sự quan tâm, đánh giá của lãnh đạo, vấn đề hội nhập quốc tế, hứng thú nghề nghiệp, niềm tin đối với công việc, nỗ lực ý chí, năng lực chuyên môn. 6.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trí thức trẻ đang làm việc tại một số cơ quan nghiên cứu khoa học, trờng học và doanh nghiệp đóng trên đia bàn Hà Nội và một số cán bộ quản lý của các cơ quan trên. 7. Phơng pháp nghiên cứu 7.1 Nguyên tắc phơng pháp luận: Nghiên cứu dựa trên cơ sở phơng pháp luận của tâm lý học, đó là nguyên tắc hoạt động. 7.2 Các phơng pháp nghiên cứu cụ thể: Đề tài sử dụng 9 phơng pháp nghiên cứu: phơng pháp nghiên cứu văn bản, phơng pháp chuyên gia, phơng pháp trắc nghiệm, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu cá nhân, nghiên cứu chân dung tâm lý, phân tích kết quả hoạt động, thống kê toán học. 8. Đóng góp mới của luận án 8.1 Đóng góp về mặt lý luận Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về NCTĐNN của trí thức trẻ ở cấp độ luận án tiến sĩ. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm một số vấn đề lý luận về NCTĐ, NCTĐNN (nh: khái niệm, đặc điểm, nội dung thể hiện); đồng thời đề tài cũng xác định rõ các đặc điểm tâm lý cơ bản của đội ngũ trí thức trẻ trong hoạt động nghề nghiệp ở nớc ta hiện nay. 8.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 4 - Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra quan niệm của trí thức trẻ về sự thành đạt nghề nghiệp đợc thể hiện qua hai tục rõ rệt. Những nội dung mang tính tổng quát, dễ đợc xã hội chấp nhận đợc trí thức trẻ lựa chọn một cách khá thống nhất. Còn những giá trị liên quan trực tiếp đến đời sống cá nhân đợc trí thức trẻ đánh giá thấp hơn. - NCTĐNN của trí thức trẻ đợc đánh giá ở mức khá cao. Nội dung của nó đợc thể hiện một cách khá phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy, có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm khách thể có NCTĐNN cao, trung bình và thấp về thái độ đối với công việc, hứng thú nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, mức độ cố gắng trong hoạt động nghề. - Các yếu tố tâm lý cá nhân (hứng thú nghề nghiệp, khả năng trong công việc, niềm tin đối với công việc, sự nỗ lực cố gắng) là những yếu tố tác động mạnh đến sự phát triển của NCTĐNN của trí thức trẻ. - Nghiên cứu còn chỉ ra các xu hớng phát triển của NCTĐNN và đề xuất các biện pháp nâng cao NCTĐNN cho đội ngũ trí thức trẻ. Chơng 1 Cơ sở lý luận 1.1 vi nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Những nghiên cứu nớc ngoài: Có nhiều công trình nghiên cứu về NCTĐ, nhng những vấn đề liên quan đến NCTĐNN ít đợc quan tâm nghiên cứu. Có thể nêu ra một số hớng nghiên cứu chính sau đây: a) Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về NCTĐ b) Xác định vị trí của NCTĐ trong hệ thống nhu cầu c) Nghiên cứu mối quan hệ giữa NCTĐ và hoạt động nghề nghiệp. d) Nghiên cứu xuyên văn hoá về NCTĐ. e) Xây dựng phơng pháp nghiên cứu NCTĐ. g) Tìm kiếm những biện pháp, những con đờng, những bí quyết để thoả mãn NCTĐ. 1.1.2. Những nghiên cứu trong nớc 5 Trong nớc, có rất ít công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về NCTĐ, còn NCTĐNN thì hầu nh cha đợc quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu thực tiễn liên quan đến hoạt động nghề nghiệp chủ yếu đề cập đến xu hớng nghề nghiệp của học sinh phổ thông. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu có đề cập đến các vấn đề: nhu cầu nghề nghiệp, nhu cầu việc làm, động cơ làm việc của các đối tợng là thanh niên, sinh viên và cán bộ nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, một vài nghiên cứu khác có đề cập đến NCTĐ trong học tập của sinh viên nhng còn ở mức độ sơ lợc. Tầng lớp trí thức đợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, cha có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề NCTĐNN của tầng lớp trí thức nói chung và trí thức trẻ nói riêng. 1.2 Những vấn đề lý luận về nhu cầu thnh đạt nghề nghiệp của Trí thức trẻ 1.2.1 Các khái niệm cơ bản: 1.2.1.1 Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu, khách quan của cá nhân và của nhóm xã hội đợc phản ánh trong những điều kiện cụ thể để tồn tại và phát triển. 1.2.1.2 Thành đạt, nghề nghiệpthành đạt nghề nghiệp a) Thành đạt là hoàn thành tốt mục tiêu phấn đấu do cá nhân hoặc tập thể đề ra, mục tiêu đó phải có giá trị đích thực và đợc xã hội thừa nhận. b) Nghề nghiệp: Nghề nghiệp là hình thức lao động của con ngời mang tính chuyên môn, tơng đối ổn định; đợc quy định bởi nhu cầu và sự phân công lao động xã hội. c) Thành đạt nghề nghiệp đợc hiểu là việc hoàn thành tốt mục tiêu phấn đấu của cá nhân và tập thể đề ra trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, mục tiêu đó phải có giá trị đích thực và đợc xã hội thừa nhận. 1.2.1.3 Nhu cầu thành đạtnhu cầu thành đạt nghề nghiệp 6 a) Nhu cầu thành đạt là mong muốn của cá nhân và của nhóm xã hội nhằm hoàn thành tốt những mục tiêu đề ra trong cuộc sống, những mục tiêu đó phải có giá trị đích thực và đợc xã hội thừa nhận. b) Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp Khái niệm: NCTĐNN là mong muốn của cá nhân nhằm hoàn thành tốt những mục tiêu phấn đấu mà cá nhân hoặc tập thể đề ra trong hoạt động nghề nghiệp, những mục tiêu đó phải có giá trị đích thực và đợc xã hội thừa nhận. Vai trò của nhu cầu thành đạt nghề nghiệp NCTĐ và NCTĐNN có vai trò rất quan trọng trong đời sống cá nhân nói chung và trong hoạt động nghề nghiệp nói riêng. Nó thúc đẩy tính tích cực hoạt động của cá nhân trong công việc. Những ngời có NCTĐNN cao luôn mong muốn thành công, hoàn thiện kỹ năng làm việc và cạnh tranh với những ngời xung quanh, luôn muốn cố gắng để vợt qua mọi thử thách trong quá trình thực hiện công việc đợc giao. Khi gặp những nhiệm vụ khó khăn, ngời có NCTĐ cao thờng kiên trì bền bỉ nhằm đạt đợc hiệu quả công việc hơn là từ bỏ nó, bởi vì họ quan niệm rằng thất bại có nguyên nhân từ sự thiếu sự nỗ lực. 1.2.2 Một số vấn đề về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ 1.2.2.1. Vài nét về trí thức trẻ a) Khái niệm trí thức trẻ: Trí thức trẻ là những ngời lao động trí óc, có học vấn từ đại học hoặc tơng đơng trở lên, có tuổi đời từ 23 đến 40, có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực nghề nghiệp, hoạt động của họ mang tính sáng tạo và có ý nghĩa đối với xã hội. b) Một số đặc điểm tâm lý của trí thức trẻ trong hoạt động nghề nghiệp Trí thức trẻ thuộc nhóm tuổi trởng thành và họ có những nét tâm lý đặc trng của lứa tuổi ngời trởng thành. Ngoài ra, trí thức trẻ còn có những đặc điểm tâm lý riêng: là ngời thông minh, có khả năng sáng tạo, dám nghĩ dám làm, năng động, thích cái mới và a sự đổi mới; là ngời có khả năng thích ứng cao với những thay đổi của xã hội, nhất là 7 những đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đất nớc; biểu tợng "cái tôi" đã đợc xác định một cách rõ nét; khả năng tự đánh giá phát triển ở trình độ cao; mục tiêu phấn đấu nhằm đóng góp các giá trị vật chất và tinh thần cho bản thân cũng nh cho xã hội; có sự nông nổi và bồng bột của tuổi trẻ, nhất là giai đoạn khởi nghiệp. 1.2.2.2 Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ a) Khái niệm nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ: NCTĐNN của trí thức trẻ là mong muốn của đội ngũ trí thức trẻ nhằm hoàn thành tốt những mục tiêu phấn đấu mà cá nhân hoặc tập thể đề ra trong hoạt động nghề nghiệp, những mục tiêu đó có giá trị đích thực và đợc tập thể thừa nhận. b) Đặc điểm nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ NCTĐNN của trí thức trẻ đợc nảy sinh trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. NCTĐNN của trí thức trẻ gắn bó chặt chẽ với sự nỗ lực thực hiện nhiệm vụ với kết quả cao nhất. NCTĐNN của trí thức trẻ thờng đi kèm với trạng thái ý chí, xúc cảm. Sự nảy sinh, hình thành NCTĐNN của trí thức trẻ dựa trên khả năng sáng tạo, tìm tòi, phát hiện cái mới, chinh phục cái mới. NCTĐNN của trí thức hàm chứa mong muốn đợc xã hội đánh giá và thừa nhận. NCTĐNN của trí thức trẻ tồn tại trong hệ thống các mối quan hệ xã hội, quan hệ nghề nghiệp phức tạp, đan xen lẫn nhau. Bên cạnh đó, nó còn mang tính cá nhân, phù hợp với đặc điểm riêng của từng chủ thể. c) Những biểu hiện của nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ Nội dung thể hiện của NCTĐNN phụ thuộc rất nhiều vào sự biến đổi của xã hội. Vì vậy, việc xem xét nội dung thể hiện của NCTĐNN sẽ căn cứ vào bối cảnh xã hội hiện tại và các yêu cầu của hoạt động nghề. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét NCTĐNN với các biểu hiện cụ thể sau đây: 1) NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn phát triển 8 trình độ chuyên môn. 2) NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn có mối quan hệ đồng nghiệp tốt. 3) NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn đợc áp dụng tri thức vào trong thực tiễn xã hội. 4) NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn đợc cạnh tranh trong công việc. 5) NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn có đợc vị trí xã hội trong tổ chức. 6) NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế từ hoạt động nghề. d) Một số yếu tố tác động đến nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ Các yếu tố tâm lý cá nhân tác động đến NCTĐNN bao gồm: hứng thú nghề nghiệp, nỗ lực ý chí, năng lực chuyên môn, niềm tin Các yếu tố tâm lý xã hội tác động đến NCTĐNN: tác động của nhóm gia đình, của nhóm bạn bè đồng nghiệp, quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo cơ quan và các yếu tố khách quan khác bao gồm: điều kiện làm việc, tác động của những biến đổi xã hội Từ những phân tích ở trên cho chúng tôi định hình phơng pháp và nội dung nghiên cứu nghiên cứu thực trạng, các yếu tố tác động, xu hớng phát triển của NCTĐNN và đề xuất các biện pháp nâng cao NCTĐNN của trí thức trẻ. Chơng 2 tiến trình thực hiện v phơng pháp nghiên cứu 2.1 Nghiên cứu lý luận Nghiên cứu lý luận nhằm: phân tích, tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nớc và ngoài nớc xung quanh vấn đề NCTĐ, NCTĐNN. Từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại hoặc cha đợc đề cập đến trong các nghiên cứu đó để tiếp tục tiến hành nghiên cứu; xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn. Phơng pháp nghiên cứu tài liệu đợc sử dụng làm phơng pháp chính cho giai đoạn này. 9 2.2 Nghiên cứu thực tiễn Quá trình nghiên cứu thực tiễn đợc tiến hành theo các giai đoạn: 2.2.1 Việt hoá trắc nghiệm nhằm đo đạc đợc NCTĐNN trên khách thể nghiên cứu là trí thức trẻ. 2.2.2 Thiết kế các bảng hỏi nhằm hình thành nội dung sơ bộ các câu hỏi. Các phơng pháp đợc sử dụng trong giai đoạn này: phân tích tài liệu; phơng pháp chuyên gia; trng cầu ý kiến bằng câu hỏi mở. Tổng hợp từ các nguồn t liệu trên, đề tài đã xây dựng hai loại bảng hỏi: dành cho trí thức trẻ và cán bộ quản lý từ cấp phòng, ban trở lên nơi trí thức trẻ công tác. Do đặc thù của ba loại nghề nghiệp cần khảo sát nên bảng hỏi dành cho trí thức trẻ đợc chia thành 3 loại phiếu: dành cho nghiên cứu viên, giáo viên và ngời kinh doanh. 2.2.3 Giai đoạn khảo sát thử nhằm xác định thời gian cho việc trả lời một bảng hỏi; tính toán độ tin cậy, độ giá trị của trắc nghiệm và bảng hỏi, tiến hành chỉnh sửa những mệnh đề cha đạt yêu cầu. Phơng pháp đợc sử dụng: trắc nghiệm và điều tra bằng bảng hỏi cá nhân, thống kê toán học để tính toán độ tin cậy và độ giá trị của thang đo. Các khách thể khảo sát thăm dò bao gồm 103 trí thức trẻ. Số liệu sau khi thu thập đợc đợc xử lý bằng chơng trình SPSS trong môi trờng Window, phiên bản 13.0 . 2.2.4 Giai đoạn điều tra chính thức: Bớc đầu khảo sát trên diện rộng (506 trí thức trẻ và 73 cán bộ quản lý) bằng phơng pháp trắc nghiệm và bảng hỏi. Sau đó, các phơng pháp: phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu cá nhân, nghiên cứu chân dung tâm lý đợc sử dụng nhằm khai thác, tìm hiểu, bổ sung và làm rõ hơn thực trạng NCTĐNN và những yếu tố tác động đến NCTĐNN mà phơng pháp điều tra trên diện rộng cha làm rõ hoặc cha đề cập đến. 2.2.5 Phân tích kết quả: Các phơng pháp phân tích kết quả đợc sử dụng: phân tích định tính (phân tích chân dung tâm lý, nghiên cứu kết quả hoạt động); phân tích định lợng (thống kê mô tả, thống kê suy luận - so sánh, tơng quan nhị biến, hồi qui tuyến tính). 10 Chơng 3 Kết quả nghiên cứu 3.1 Thực trạng nhu cầu thnh đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ 3.1.1. Quan niệm của trí thức trẻ về sự thành đạt nghề nghiệp Bảng 3.1: Quan niệm về sự thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ St t Nội dung Tần suất % Thứ tự 1 Có đóng góp trong nghề 216 48.2 6 2 Đợc đánh giá cao trong lĩnh vực nghề nghiệp 295 65.8 3 3 Có uy tín, đợc đồng nghiệp tôn trọng 332 74.1 1 4 Có nhiều sáng tạo trong lĩnh vực nghề nghiệp 302 67.4 2 5 Hoàn thành vợt mức mục tiêu cá nhân đề ra 142 31.7 11 6 Kiếm đợc nhiều tiền từ hoạt động nghề 170 37.9 9 7 Có hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực 193 43.1 8 8 Sản phẩm làm ra đợc xã hội thừa nhận 238 53.1 5 9 Có trình độ chuyên môn chuyên sâu 285 63.6 4 10 Có vị trí xã hội 146 32.6 10 11 Hoàn thành nhiệm vụ một cách có hiệu quả 203 45.3 7 Có thể phân chia các nội dung thành đạt nghề nghiệp thành hai mảng vấn đề: 1) Những nội dung liên quan đến định hớng xã hội, liên quan đến giá trị cao cả và liên quan đến mối quan hệ xã hội (vấn đề uy tín, đóng góp nghề, đánh giá cao, sáng tạo lớn, có vị trí xã hội ); 2) Những nội dung thể hiện những giá trị mang tính cá nhân (hoàn thành vợt mức mục tiêu, kiếm tiền từ hoạt động nghề, hiểu biết rộng, hoàn thành nhiệm vụ một cách có hiệu quả ) thì thấy rằng những nội dung thuộc nhóm 1 đợc trí thức trẻ đánh giá cao hơn so với những nội dung thuộc nhóm 2. - Những nội dung mang tính chất tổng quát, dễ đợc xã hội chấp nhận thờng đợc các khách thể lựa chọn một cách khá thống nhất. Bên 11 cạnh đó những giá trị cụ thể, liên quan trực tiếp đến hoạt động nghề nghiệp, đến đời sống cá nhân thì ít đợc chú ý. Việc tìm hiểu quan niệm về sự thành đạt nghề nghiệp cho thấy bức tranh chung về đối tợng cần chiếm lĩnh trong hoạt động nghề nghiệp của trí thức trẻ. Đối tợng đó bao gồm: trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề, tri thức nhân loại, sự tôn trọng và thừa nhận của ngời khác đối với bản thân, sự sáng tạo trong hoạt động nghề, áp dụng những tri thức vào thực tiễn cuộc sống, mục tiêu kinh tế, mục tiêu về quyền lực và chức vụ 3.1.2 Đánh giá chung về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ thông qua trắc nghiệm 3.1.2.1 Đánh giá chung Để có một bức tranh chung về NCTĐNN của trí thức trẻ đề tài đã sử dụng trắc nghiệm đo NCTĐNN của Ê-lêc-ka. Dựa trên phân bố điểm NCTĐNN, so sánh với số điểm đánh giá về các mức độ NCTĐNN mà trắc nghiệm đa ra cho thấy, điểm NCTĐNN ở trí thức trẻ khá cao. Chỉ có 0,9% trí thức trẻ có điểm NCTĐNN thấp; 11,4% trí thức trẻ có NCTĐNN trung bình; 35,0% trí thức trẻ có NCTĐNN khá cao và có tới hơn một nửa số khách thể có NCTĐNN cao. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự phân bố không đồng đều điểm NCTĐNN ở các khách thể có nhóm nghề nghiệp khác nhau. Cụ thể là, nhóm ngời kinh doanh và nhóm giáo viên không ai có điểm NCTĐNN thấp (dới 10 điểm), trong khi đó nhóm nghiên cứu viên chiếm tới 2,6%. Tơng tự nh vậy, ở nhóm điểm NCTĐNN cao thì nhóm kinh doanh có nhiều ngời đạt nhất còn nhóm nghiên cứu viên ít ngời đạt đợc hơn. Nh vậy rõ ràng hoạt động nghề nghiệp chi phối khá mạnh đến NCTĐNN. Bên cạnh đó, khi xem xét hai nhóm khách thể đạt điểm NCTĐNN ở mức rất cao hoặc rất thấp cho thấy bức tranh tơng phản giữa hai nhóm này nếu xét trên tất cả các bình diện khác nhau: giới tính, tuổi, thâm niên công tác, khả năng, năng lực làm việc, mức độ cố gắng, niềm tin đối với công việc, mức độ hài lòng với công việc 12 3.1.2.2 Mối tơng quan giữa mức độ nhu cầu thành đạt nghề nghiệp và hoạt động nghề nghiệp Những ngời có NCTĐNN cao thờng muốn đợc làm việc, đợc thể hiện mình trong công việc. Trong khi đó, đối với những ngời có NCTĐNN thấp không đợc thể hiện rõ nét. Hầu hết số ngời có NCTĐNN cao đồng ý cho rằng: khi hai ngày không có việc làm, tôi cảm thấy không yên tâm (93,1%), trong khi đó tỷ lệ này tơng ứng ở nhóm ngời có NCTĐNN trung bình và thấp là 81,0% và 52,8% (p<0,0001). Những ngời có NCTĐNN cao thờng nghiêm khắc với bản thân trong công việc hơn những ngời có NCTĐNN ở mức trung bình và thấp. Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả số ngời có NCTĐNN cao trong công việc thờng đánh giá mình nghiêm khắc với bản thân hơn với ngời khác, trong khi đó tỷ lệ này ở ngời có NCTĐNN trung bình là 81,9% và ở nhóm ngời có NCTĐNN thấp là 45,5% (p<0,0001). Tất cả số ngời có NCTĐNN cao cho rằng những khó khăn, trở ngại trong công việc làm cho quyết định của họ vững vàng hơn, trong khi đó tỷ lệ này đối với nhóm ngời có NCTĐNN trung bình là 82,4% và những ngời có NCTĐNN thấp là 41,5%. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, ngời có NCTĐNN cao khi đã quyết định làm một công việc gì thờng cố gắng làm hết khả năng của mình và thờng đi đến cùng để giải quyết và chứng minh cái mình đang làm là đúng. Điều đó đợc thể hiện một cách khá rõ nét qua con số thống kê: tất cả số ngời có NCTĐNN cao nhất trí với quan điểm này, trong khi đó tỷ lệ này đối với ngời có NCTĐNN trung bình là 95,9% và ngời có NCTĐNN thấp là 88,9% (p<0,05). 3.1.3 Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ thông qua các nội dung cụ thể. Nh trong chơng cơ sở lý luận đã phân tích, NCTĐNN đợc thể hiện bởi nhiều nội dung khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét NCTĐNN trên 6 nội dung cơ bản sau đây: 3.1.3.1 NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn phát triển trình độ chuyên môn đợc đánh giá ở vị trí thứ nhất với điểm trung bình 4,55 13 (trong khi đó điểm tối đa là 5) và mức độ tập trung cao (độ lệch chuẩn 0,43). 3.1.3.2 NCTĐNN của trí thức trẻ thể hiện thông qua mong muốn có mối quan hệ đồng nghiệp tốt đợc trí thức trẻ xếp vị trí thứ hai với điểm trung bình là 4,09 và độ lệch chuẩn 0,51 3.1.3.3 NCTĐNN của trí thức trẻ thể hiện thông qua mong muốn đợc áp dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống đợc xếp vị trí thứ ba với điểm trung bình là 4,00; độ lệch chuẩn 0,67. 3.1.3.4 NCTĐNN đợc thể hiện thông qua mong muốn đợc cạnh tranh trong công việc đợc trí thức trẻ đánh giá ở vị trí thứ t (với điểm trung bình 3,65 độ lệch chuẩn 0,85). 3.1.3.5 NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế từ hoạt động nghề không đợc trí thức trẻ đánh giá cao bằng các nhu cầu khác (điểm trung bình là: 2,99). Nó đợc xếp vị trí thấp hơn so với các giá trị có ý nghĩa xã hội khác (trình độ chuyên môn, quan hệ đồng nghiệp, áp dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống). 3.1.3.6 NCTĐNN của trí thức trẻ thể hiện thông qua mong muốn có đợc vị trí xã hội trong tổ chức không đợc trí thức trẻ đánh giá cao (với điểm trung bình là 2,97). Nó đợc xếp vị trí cuối cùng trong số 6 nội dung NCTĐNN đợc khảo sát. Trong từng nội dung cụ thể, có sự khác biệt đáng kể về NCTĐNN của các nhóm khách thể khác nhau: - Dới tác động của đặc điểm tâm lý giới tính, ảnh hởng của các chuẩn mực xã hội, cách thức giáo dục, khuôn mẫu mà xã hội định hình cho giới nam và nữ dẫn tới có sự khác biệt đáng kể về mức độ thể hiện NCTĐNN giữa hai giới này. Đối với nữ, NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn có đợc vị trí xã hội trong tổ chức đợc thể hiện rõ nét hơn nam. Trong khi đó, NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn đảm bảo thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế từ hoạt động nghề và mong muốn có đợc vị trí xã hội trong tổ chức ở nam mạnh mẽ hơn nữ. 14 - Đối với những trí thức trẻ đã lập gia đình, NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn đảm bảo thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế từ hoạt động nghề và mong muốn có đợc vị trí xã hội trong tổ chức đợc nhận thấy rõ nét hơn so với những ngời cha lập gia đình. Bởi lẽ, sức nặng về mặt kinh tế ở những ngời đã lập gia đình lớn hơn những ngời cha lập gia đình - Bên cạnh đó, thâm niên công tác của trí thức trẻ có mối tơng quan ngợc chiều với NCTĐNN thể hiện ở mong muốn đợc cạnh tranh trong công việc. Có nghĩa rằng, những ngời làm việc lâu năm hơn thì mức độ mong muốn đợc cạnh tranh trong công việc không đợc thể hiện rõ nét bằng những ngời có thâm niên công tác ít. - Kết quả khảo sát cũng đã chỉ ra, mức độ thoả mãn với công việc có mối tơng quan khá chặt chẽ với NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn phát triển chuyên môn và mong muốn thiết lập mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp. Những ngời có mức độ thoả mãn cao với công việc thì các mong muốn trên càng đợc thể hiện rõ nét. - Đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp có mối tơng tác với hầu hết các nội dung thể hiện của NCTĐNN. NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn đảm bảo thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế từ hoạt động nghề; mong muốn có đợc vị trí xã hội trong tổ chức và cạnh tranh trong hoạt động nghề đợc thể hiện khá rõ nét ở nhóm kinh doanh. Trong khi đó, NCTĐNN thể hiện qua mong muốn thiết lập mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp lại đợc nhấn mạnh ở nhóm giáo viên. Còn nhóm nghiên cứu viên lại có khát khao đợc áp dụng các thành tựu nghiên cứu vào trong thực tiễn cuộc sống. 3.2 Các yếu tố tác động đến nhu cầu thnh đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ 3.2.1 Các yếu tố tâm lý cá nhân 3.2.1.1 Năng lực chuyên môn NCTĐNN chịu tác động khá lớn của việc cá nhân đó đánh giá cao hay thấp về năng lực chuyên môn của bản thân. So sánh chéo về mối tơng quan giữa những ngời có đánh giá khác nhau về năng lực chuyên môn đến NCTĐNN cho thấy: điểm trung bình khác biệt giữa nhóm đánh 15 giá cao với nhóm đánh giá trung bình là 0,263 (p<0,05); nhóm đánh giá cao với nhóm đánh giá thấp là 0,465 (p<0,05); nhóm đánh giá trung bình và nhóm đánh giá thấp là 0,229 (p<0,05). Nh vậy, có mối tơng quan thuận chiều giữa NCTĐNN và đánh giá năng lực chuyên môn ở các khách thể nghiên cứu. Điều này cho phép nhận định, tơng ứng với những ngời đánh giá cao năng lực chuyên môn là những ngời có NCTĐNN cao. Ngợc lại, những ngời đánh giá thấp năng lực chuyên môn của bản thân thì cũng có NCTĐNN thấp. 3.2.1.2 Hứng thú đối với công việc Cũng giống nh năng lực chuyên môn, hứng thú nghề nghiệp có tác động rõ nét đến NCTĐNN của trí thức trẻ. Nó đợc thể hiện ở mối tơng quan thuận chiều giữa hứng thú nghề nghiệp và NCTĐNN. Kết quả cho thấy, những ngời có hứng thú nghề nghiệp cao thì NCTĐNN cũng cao, ngợc lại những ngời có hứng thú nghề nghiệp thấp thì có NCTĐNN thấp. Kiểm định mức có ý nghĩa cho thấy hệ số tơng quan p<0,05 ở tất cả các nhóm. Phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy, hứng thú nghề nghiệp có thể giải thích đợc 11,1% sự biến đổi của NCTĐNN (R 2 =0,111, p<0,000), giải thích đợc 5,3% sự biến đổi của NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống (R 2 =0,053, p<0,000), giải thích đợc 12,2% sự biến đổi của NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn phát triển chuyên môn (R 2 =0,122, p<0,000), giải thích đợc 2,0% sự biến đổi của NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn thiết lập quan hệ đồng nghiệp tốt (R 2 =0,020, p<0,005). Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng, hứng thú nghề nghiệp không có tác động đáng kể đến NCTĐNN thể hiện thông qua thông qua mong muốn cạnh tranh và mong muốn có đợc vị trí xã hội (R 2 =0,000, p>0,05). 3.2.1.3 Nỗ lực ý chí Nỗ lực trong công việc có mối tơng quan tuyến tính đối với NCTĐNN. Có nghĩa rằng, những ngời có nỗ lực ý chí cao thì NCTĐNN cũng cao. Ngợc lại, những ngời có nỗ lực ý chí thấp hơn thì NCTĐNN của họ cũng thấp hơn. 16 Đối với từng nội dung của NCTĐNN, nỗ lực trong công việc có tác động không đồng nhất. Kết quả khảo sát cho thấy, nỗ lực trong công việc có tác động rõ nét nhất đến NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn phát triển chuyên môn (R 2 =0,12, p<0,000) và NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn cạnh tranh trong công việc (R 2 =0,028, p<0,000). Còn đối với các nội dung khác thì nỗ lực ý chí không tác động đáng kể (p>0,05). 3.2.1.4 Niềm tin đối với công việc Hơn một nửa số ngời hoàn toàn đồng ý với nhận định cho rằng: Triết lý đầu tiên trong công việc là hãy tin tởng vào công việc mình làm, chắc chắn sẽ thành công; số ngời phần lớn là đồng ý chiếm hơn 1/3 số ngời đợc hỏi, số còn lại là hoài nghi với quan điểm trên. Nh vậy, tỷ lệ đồng ý với quan điểm niềm tin có tác động mạnh đến sự thành công trong công việc đợc đông đảo khách thể lựa chọn. Xem xét 11,0% số ngời còn hoài nghi với nhận định này, chúng tôi thấy rằng, hầu hết họ đều nằm trong số những ngời có NCTĐ thấp, họ đánh giá không cao năng lực chuyên môn của bản thân, sự nỗ lực trong công việc đạt mức trung bình và hứng thú nghề nghiệp ở mức độ thấp (so với mẫu nghiên cứu). Xem xét một cách cụ thể hơn tác động của niềm tin đối với công việc đến NCTĐNN cho thấy, những ngời càng tin tởng vào công việc thì càng có mong muốn khát khao đến sự thành công (F=13,08, p<0,0005). Họ khao khát thành công trong chuyên môn (F=30,247, p<0,0005), họ cũng quan tâm nhiều đến việc thiết lập các mối quan hệ thân thiện trong cơ quan (F=12,318; p<0,0005) đồng thời họ cũng mong muốn đợc đóng góp một phần sức lực của mình cho xã hội bằng chính hoạt động nghề nghiệp của mình (F=3,31;p<0,05). Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cũng cho thấy, niềm tin trong công việc có tác động khá mạnh mẽ đến NCTĐNN và các nội dung thể hiện của NCTĐNN, đặc biệt là NCTĐNN thể hiện thông qua mong muốn phát triển chuyên môn. Cụ thể là, niềm tin trong công việc giải thích đợc 7,2% sự biến đổi của NCTĐNN nói chung (R 2 =0,072, p<0,000), giải thích đợc 2,3% sự biển đổi của mong muốn đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế, giải thích đợc 9,2% mong muốn [...]... tranh chung về mức độ tác động của một số yếu tố tâm lý cá nhân và yếu tố tâm lý xã hội đến NCTĐNN của trí thức trẻ Bằng nhiều phơng pháp phân tích khác nhau cho chúng ta thấy mức độ tác động của từng nhân tố đến NCTĐNN và các nội dung thể hiện của NCTĐNN của trí thức trẻ 3.3 Xu hớng phát triển nhu cầu thnh đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ Việc tìm hiểu xu hớng phát triển của NCTĐNN có ý nghĩa rất quan... đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức trẻ Các nhân tố khách quan (trong đó có yếu tố thu nhập) không phải là nhân tố mạnh nhất chi phối đến sự thay đổi của nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ, nhng nó có ý nghĩa quan trọng đối với khát vọng thành đạt nghề nghiệp của họ - Đối với những cán bộ làm công tác kinh doanh: tạo hành lang pháp lý thuận lợi để cán bộ kinh doanh trẻ có thể đứng vững trên... xám" ở nớc ta hiện nay 2.2 Trong các tổ chức, địa phơng nơi các trí thức đang làm việc, ngời lãnh đạo và tập thể cần biến các chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc về trí thức trẻ thành các hành động cụ thể để tạo điều kiện hình thành, phát triển và thực hiện khát vọng thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ 1.4 NCTĐNN của trí thức trẻ cũng đợc thể hiện một cách khá đa dạng, phong phú ở nhiều nội... dục thờng xuyên của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể đối với cán bộ trẻ vì do đặc điểm tâm lý của tuổi trẻ có thể dẫn tới tình trạng cá nhân thoả mãn nhu cầu bằng mọi cách 1.6 Nâng cao trình độ năng lực nghề nghiệp của bản thân, đóng góp cho xã hội những điều có ích từ hoạt động nghề là một trong những xu hớng tất yếu trong sự phát triển nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ trong giai... đồng nghiệp, lãnh đạo, hội nhập, nghề nghiệp thì có mức độ dự báo sự thay đổi thấp hơn (từ 2,1% đến 5,3%) Khi kết hợp các cụm biến số độc lập (theo nhóm hai yếu tố, nhóm 3 yếu tố, nhóm 4 yếu tố ) dự báo sự thay đổi đáng kể NCTĐNN của trí thức trẻ 3.4 biệp pháp nâng cao nhu cầu thnh đạt nghề nghiệp cho trí thức trẻ 3.4.1 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, hứng thú nghề. .. chú ý hơn 2.1 Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp cần đợc xem nh một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với trí thức trẻ ở nớc ta hiện nay Việc hoạch định các chủ trơng, chính sách đối với đội ngũ trí thức trẻ cần quan tâm đến NCTĐNN nhằm để tạo điều kiện phát triển và nuôi dỡng khát vọng thành đạt, giúp họ thực hiện và phát triển đợc khát vọng chính đáng này 1.3 NCTĐNN của trí thức trẻ đợc đánh giá... thứ hai là điều kiện kinh tế của gia đình Nghề nghiệp của cha mẹ không phải là yếu tố thực sự có ý nghĩa đối với khát vọng nghề nghiệp của trí thức trẻ (khoảng 12,7% số ngời lựa chọn, xếp vị trí cuối cùng trong 5 yếu tố gia đình tác động đến khát vọng thành đạt) 3.2.2.2 Quan hệ đồng nghiệp Xem xét tác động của mối quan hệ đồng nghiệp đến NCTĐNN cho thấy, mối quan hệ đồng nghiệp tốt hay cha tốt phần... những biện pháp hữu hiệu giúp nâng cao khát vọng thành đạt của trí thức trẻ Về chính sách đãi ngộ đối với trí thức trẻ: - Cần tiến hành mạnh mẽ hơn nữa việc cải cách chế độ tiền lơng cho cán bộ viên chức nói chung và trí thức trẻ nói riêng Nếu so sánh với lơng khởi điểm của một sinh viên mới tốt nghiệp của Indonesia là 2000$/tháng, thì tổng thu nhập của một cán bộ khoa học lâu năm ở nớc 22 ta cũng... chất đạo đức xếp vị trí thứ ba, còn phong cách lãnh đạo xếp vị trí thứ t 3.2.2.4 Tác động của quá trình hội nhập 18 Với điểm trung bình thang đo bằng 4,01 (điểm thấp nhất là 1 điểm cao nhất là 5) cho thấy, hội nhập quốc tế có tác động đáng kể đến nhu cầu học tập, nhu cầu phát triển chuyên môn và nhu cầu phấn đấu vơn lên của các khách thể Hầu hết trí thức trẻ đều ý thức đợc vai trò của sự nỗ lực cố gắng... trở thành một xu hớng chủ đạo trong sự phát triển NCTĐNN của trí thức trẻ 3.3.2 Đóng góp cho xã hội những điều có ích từ hoạt động nghề là một trong những xu hớng tất yếu trong sự phát triển NCTĐNN của trí thức trẻ trong giai đoạn hiện nay 19 3.3.3 Xu hớng vơn lên (hàng những ngời tiên tiến) thông qua cạnh tranh để tự phát triển sẽ là xu hớng ngày càng nổi trội trong sự phát triển NCTĐNN của trí thức . bột của tuổi trẻ, nhất là giai đoạn khởi nghiệp. 1.2.2.2 Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ a) Khái niệm nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ: NCTĐNN của trí thức trẻ. Thực trạng nhu cầu thnh đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ 3.1.1. Quan niệm của trí thức trẻ về sự thành đạt nghề nghiệp Bảng 3.1: Quan niệm về sự thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ St t. thừa nhận. b) Đặc điểm nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ NCTĐNN của trí thức trẻ đợc nảy sinh trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. NCTĐNN của trí thức trẻ gắn bó chặt chẽ với

Ngày đăng: 04/04/2014, 17:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan