Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và khả năng phát triển loài Keo lá liềm (Acasia crassicarpa A. cunn ex benth) vùng đất cát ven biển Nam Trung Bộ

100 870 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và khả năng phát triển loài Keo lá liềm (Acasia crassicarpa A. cunn ex benth) vùng đất cát ven biển Nam Trung Bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một trong những loài được đưa vào gây trồng phục vụ cho việc chắn gió, chắn cát ven biển được đánh giá cao là loài Keo lá liềm. Keo lá liềm có tên khoa học là Acasia crassicarpa A. cunn ex benth, là loài có nhiều ưu điểm trong gây trồng trên vùng đất cát ven biển do khả năng chịu hạn, chịu nhiệt cao, sức sinh trưởng tốt, khả năng cố định đạm và cải tạo đất hiệu quả, có khả năng ứng dụng trồng rừng ở nhiều vùng khác nhau nên đang được chú ý gây trồng và phát triển ở một số địa phương. Tuy nhiên, việc phát triển của giống Keo lá liềm hiện nay còn bó hẹp ở phạm vi dự án hoặc mô hình thực nghiệm nên khả năng ứng dụng và phát triển của loài này đang rất hạn chế.

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam có đường bờ biển chạy dài từ Bắc vào Nam với 3.260km (không tínhcác đảo), diện tích đất cát ven biển có tiềm năng lớn để khai phá, phục vụ nhu cầu dulịch, nuôi trồng thủy hải sản và phát triển nông lâm nghiệp Tuy nhiên trên thực tế,diện tích đất ven biển ở nước ta sử dụng chưa thực sự hiệu quả, rất nhiều khu vực bị bỏhoang hóa, làm tăng tiến trình hoang mạc hóa, sự xâm lấn của cát biển vào sâu trongđất liền Đặc biệt là đối với khu vực miền trung Việt Nam, diện tích đất cát ven biển bịbỏ hoang hóa và khó cải tạo đang còn rất lớn.

Theo số liệu của Viện quy hoạch và thống kê nông nghiệp, vùng đất cát ven biểnNam Trung Bộ nằm trong vùng khô hạn, phần lớn là đất cát và cồn cát ven biển với tổng diệntích 264.981 ha [12], trong đó diện tích khô hạn thường xuyên chiếm khoảng 2/3 Để làmtăng hiệu quả sử dụng đất, ngăn chặn tiến trình hoang mạc hóa, nhiều nhà khoa học đãnghiên cứu và đề xuất nhiều giải pháp trồng rừng ven biển, chắn sóng, chắn gió, chắncát bay… nhưng hiệu quả thực tế từ việc trồng rừng ven biển tại một số nơi chưa caodo khả năng sinh trưởng và phát triển của một số loài chậm, dễ bị gió bão, sóng biểnhủy hoại, khả năng chắn gió, chắn cát chưa thực sự hiệu quả.

Một trong những loài được đưa vào gây trồng phục vụ cho việc chắn gió, chắncát ven biển được đánh giá cao là loài Keo lá liềm Keo lá liềm có tên khoa học là

Acasia crassicarpa A cunn ex benth, là loài có nhiều ưu điểm trong gây trồng trên

vùng đất cát ven biển do khả năng chịu hạn, chịu nhiệt cao, sức sinh trưởng tốt, khảnăng cố định đạm và cải tạo đất hiệu quả, có khả năng ứng dụng trồng rừng ở nhiềuvùng khác nhau nên đang được chú ý gây trồng và phát triển ở một số địa phương Tuynhiên, việc phát triển của giống Keo lá liềm hiện nay còn bó hẹp ở phạm vi dự án hoặcmô hình thực nghiệm nên khả năng ứng dụng và phát triển của loài này đang rất hạnchế.

Từ thực tế trên, vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để ứng dụng đưa cây Keo láliềm vào trồng rộng rãi ở các khu vực và phát triển bền vững loài cây này? Vì vậy, tôi

thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và khả năng phát triển loài Keolá liềm (Acasia crassicarpa A cunn ex benth) vùng đất cát ven biển Nam TrungBộ”.

Trang 2

Mục tiêu của đề tài

* Mục tiêu chung

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của rừng Keo lá liềm (Acacia crassicarpa

A.cunn ex benth) ở một số điều kiện trồng rừng khác nhau và ảnh hưởng của nó đếnkinh tế, xã hội, môi trường làm cơ sở để đề xuất phát triển loài cây này trên vùng đấtcát ven biển Nam Trung Bộ (NTB).

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Làm rõ được Keo lá liềm là loài có thế mạnh trong cải tạo đất, phát triển kinhtế, xã hội trên các vùng đất cát có điều kiện khắc nghiệt, góp phần xóa đói giảm nghèocho những người dân vùng đất cát ven biển NTB.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài Keo lá liềm trên đất cát ven biển vùngNTB Keo lá liềm (tên gọi khác là Keo lưỡi liềm vì lá có hình lưỡi liềm)

Tên khoa học: Acacia crassicarpa hay Racosperma crassicarpum (A.Cunn ex

Benth.) Pedley (1987) [25], [36], [37]Cặp nhiễm sắc thể 2n = 26 Chi: Acacia

Tông: Acacieae

Trang 3

Phân họ: MimosoideaeHọ: Fabaceae

Bộ đậu: Fabales

* Giới hạn nghiên cứu

- Về thời gian nghiên cứu từ 15/11/2011 đến 15/5/2012.

- Về nội dung nghiên cứu sinh trưởng của Keo lá liềm chỉ ở một số điều kiện sau:Phương thức làm đất khác nhau, mật độ trồng, phân bón, các loại đất cát khác nhau vềmàu sắc.

- Về nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Keo lá liềm đến kinh tế và xã hộichỉ dựa vào phiếu phỏng vấn của người dân.

Trang 4

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.1.1 Tổng quan về đất cát ven biển

Đất cát ven biển là hệ sinh thái phổ biến trên thế giới Theo Mc Harg (1972),các dải đất cát ven biển là một dạng công trình thiên nhiên có tác dụng hấp thu nănglượng từ gió, thuỷ triều và sóng, qua đó bảo vệ các vùng đất phía trong Các vùng đấtcát ven biển tại các châu lục khác nhau, tuy cách xa về mặt địa lý nhưng đều được xếpvào cùng một dạng hệ sinh thái đặc thù do có chung một số đặc điểm như: kết cấu rờirạc, độ phì thấp, khả năng trữ nước và chất dinh dưỡng kém, thảm thực vật chủ yếu làcác loại cây bụi có khả năng chống chọi lại các điều kiện khắc nghiệt (Moreno-Casasola, 1982) [39]

Thực tế ở tất cả các quốc gia có đường bờ biển trên thế giới đều có hệ sinh tháivùng cát ven biển, các bãi cát và cồn cát ven biển là vùng đệm an toàn giữa biển và đấtliền và rất dễ bị tổn thương do hoạt động của con người cũng như do thay đổi chế độđộng lực biển và khí hậu Mỗi một vùng biển có thể có nhiều thế hệ đất cát xuất hiệnvào các thời kỳ địa chất khác nhau có mầu sắc khác nhau: đất cát đỏ (là loại cát cổnhất), cồn cát vàng nghệ, cồn cát trắng và cồn cát vàng xám.

Trong rất nhiều năm qua, hệ sinh thái vùng cát ven biển không chỉ là bức trườngthành bảo vệ bờ biển tại những vùng đất thấp, chúng còn là một hệ sinh thái duy nhất dọcbờ biển Tuy nhiên đất cát ven biển được xem là loại đất có nhiều vấn đề nhất vì rất dễ bịthoái hoá Tại những vùng đất cát bị thoái hoá, hiện tượng cát bay, cát nhảy thường xuyênxảy ra gây nhiều hậu quả nghiêm trọng dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa làm mất đất ở vàđất canh tác, phá huỷ các công trình xây dựng Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thoáihoá là do tác động của khí hậu và của con người, đặc biệt là các hoạt động công nghiệp,nông nghiệp không bền vững, gây ô nhiễm môi trường đã và đang làm phá vỡ hệ sinh tháitự nhiên của nhiều vùng đất cát trên thế giới.

1.1.2 Tổng quan về trồng rừng ven biển

Trước thực trạng biến đổi khí hậu, sự mất đi của rất nhiều diện tích rừng trên thếgiới đã làm cho nguồn không khí bị ô nhiễm không khí, thảm họa thiên tai diễn ra hếtsức nghiêm trọng, đặc biệt là hiện tượng sa mạc hóa, cạn kiệt nguồn nước ngọt, sự xâmthực của cát vào đất liền và nước biển dâng cao đang đặt ra rất nhiều thách thức cho cácnhà khoa học ở tất cả các quốc gia.

Nhiều loài cây trồng đã được đưa vào khảo nghiệm nhằm mục đích cải tạo đất,

ngăn chặn hiện tượng sa mạc hóa ở các vùng cát khô hạn, trong đó các loài Keo (Acacia)

Trang 5

rất được quan tâm chú ý và được đưa vào trồng rừng ở nhiều quốc gia trên thế giới vìnhững khả năng tốt của chúng, nhất là khả năng cải tạo đất, chống xói mòn và cho năngsuất cao.

Một trong những loài Keo có nguồn gốc mọc tự nhiên ở Úc đang rất được nhiềunước ở khu vực châu Á nghiên cứu và đưa vào trồng trên vùng đất cát ven biển là loài

Keo lá liềm (A crassicarpa) Theo những nghiên cứu chính thức của Trung tâm giốngcây lâm nghiệp Úc (ATSC) từ năm 1980 đến năm 1993, loài A crassicarpa đã chứng

minh sự tồn tại và sức mạnh tuyệt vời trong một loạt các thử nghiệm trong vùng nhiệtđới ẩm, và đã được nhóm các nhà tư vấn, tài trợ Nghiên cứu và phát triển keo(COGREDA) ở khu vực Đông Nam Á ghi nhận là loài có khả năng phát triển hiệuquả [30]

Hình 1.1 Bản đồ khu vực phân bố A.crassicarpa trên thế giới [38]1.1.3 Tổng quan về Keo lưỡi liềm

Keo lá liềm là loài có khả năng cố định đạm, có thể sinh trưởng và phát triển tốtở các vùng đất thấp [29]. Về xuất xứ nguồn gốc thì, nó thường phát triển chiều cao từ10-20m, nhưng trong các điều kiện thuận lợi, nó có thể đạt đến 30m. Xuất xứ của loàiđược tìm thấy tự nhiên ở bờ biển phía đông bắc và vùng sâu của Queensland, Australia[29] và ở các tỉnh Miền Tây của Papua New Guinea và khu vực lân cận của Irian Jaya,Indonesia [28], một số được tìm thấy tại khu vực bờ biển phía Nam của Trung Quốc; Fijicủa Malaysia và Thái Lan [35].

Trong thời gian 15 năm trở lại đây, Keo lá liềm đã được nghiên cứu đưa vàotrồng ở một số nước Đông Nam Á và châu Phi, và nó đã chứng tỏ là một trong những

Trang 6

loài cây trồng lâm nghiệp mới có nhiều hứa hẹn cho các vùng đất cát ven biển, cácvùng đất bị suy thoái.

- Tại Queensland, Australia và Papua New Guinea:

Ban đầu, Keo lá liềm được trồng và phát triển mạnh mẽ trên đất bị suy thoái saukhi trồng và đốt slash ở Papua New Guinea [28], chính những khả năng đặc biệt cualoài Keo này nên nó đã được trồng và phát triển mạnh về phía Bắc của quần đảo.

Những nghiên cứu chính thức đã được Trung tâm giống cây lâm nghiệp Úc(ATSC) đưa vào nghiên cứu để thuần hóa loài cây phục vụ cho mục đích thương mạitừ năm 1980 theo chương trình tài nguyên di truyền và cải thiện giống cây có sự hỗ trợcủa tổ chức Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID), Trung tâm Nghiên cứu Nôngnghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) và Bộ lâm nghiệp Papua New Guinea Đến năm 1993,

loài A crassicarpa đã chứng minh sự tồn tại và sức mạnh tuyệt vời trong một loạt các

thử nghiệm trong vùng nhiệt đới ẩm và đã được ghi nhận bởi nhóm tư vấn các nhà tàitrợ cho Nghiên cứu và phát triển keo (COGREDA) ở khu vực Đông Nam Á [30].

Sau hơn 15 năm nghiên cứu và thử nghiệm, đến nay các chương trình nghiêncứu của ATSC vẫn đang tiếp tục với mục đích đi sâu vào nghiên cứu phân tử đa dạngdi truyền của loài Keo này, đưa loài cây này thành cây lâm nghiệp ưu tiên phát triển ởvùng đất cát ven biển các nước trong khu vực Châu Á.

- Tại Thailand:

Nghiên cứu sinh trưởng của các loài Keo trên 6 vùng sinh thái khác nhau sau 36tháng tuổi, sinh trưởng của các loài này có sự sai khác rõ ràng, trong đó 2 loài là A.crassicarpa, A auriculiformis thể hiện sinh trưởng tốt nhất Loài Keo chịu hạn sinhtrưởng chậm hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm về cả chiều cao cũng như đường kính.Sinh khối khô và tươi của Keo chịu hạn cũng thấp hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm.[24]

- Tại Indonesia:

Loài Keo lá liềm được trồng thương mại rộng rãi trên đảo Sumatra Có đến hơn40.000 ha rừng trồng đã được thành lập, chủ yếu là trên đất cao hữu cơ có độ pH thấpvà có thể được đôi khi ngập úng. Keo lá liềm đã trở thành quen thuộc với các đồn điềnở Sumatra để phục vụ cho ngành công nghiệp bột giấy trong khu vực và phục vụ cácnghiên cứu thuần hóa loài Keo này. 

Theo những đánh giá chung thì A crassicarpa trên các vùng đất ngập nướckém hơn so với A mangium trên vùng đất khô hạn, nhưng với mật độ trồng cao hơn

thì năng suất giữa 2 loài là tương tự [30]

Trang 7

Với hơn 40 000 ha rừng trồng A.crassicarpa trên đảo Sumatra, đại diện cho một

tài sản trị giá hơn một tỷ đô la (Mỹ), tạo rất nhiều cơ hội việc làm và phát triển kinh tếcho người dân ở Indonesia và các cơ hội công nghiệp phát triển mạnh cho ngành côngnghiệp giấy ở các nước trên thế giới [30].

1.1.4 Các nghiên cứu, đánh giá tác động của trồng rừng đến kinh tế, xã hội, môitrường trên thế giới

Từ vấn đề nghiên cứu, phát triển các loài cây trồng, nhiều quốc gia và các tổchức trên thế giới cũng đã có những nghiên cứu đánh giá các tác động của trồng vàphát triển rừng đến kinh tế, xã hội và môi trường Tùy theo tính chất và thể loại củacông tác trồng rừng mà công tác đánh giá cũng có những quan điểm khác nhau Vớicông tác trồng rừng sản xuất thì việc đánh giá tập trung phân tích hiệu quả kinh tế, vớicông tác trồng tác hỗ trợ sản xuất thì việc đánh giá tập trung vào mặt xã hội, với côngtác trồng rừng phòng hộ thì việc đánh giá tập trung vào vấn đề cải tạo đất và bảo vệmôi trường Tuy nhiên, phần lớn công tác trồng rừng hiện nay đều tập trung đánh giácả 3 tác động vào kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, trong đó vấn đề bảo vệ môitrường đang là vấn đề rất được quan tâm.

Theo FAO [22], thì đánh giá về mặt kinh tế thường dùng để phân tích các lợiích và chi phí của xã hội, nên các lợi ích và chi phí đó phải được tính chi suốt thời gianmà chúng còn có tác dụng, nhất là đối với công tác trồng rừng, phải sau một khoảngthời gian dài thì chúng mới tạo ra một đầu ra nhất định, đồng thời lại có những tácđộng về môi trường có thể còn có tác dụng lâu dài hơn nhiều sau khi kết thúc việctrồng rừng.

1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.1 Một số nét về trồng và phát triển cây lâm nghiệp trên đất cát ven biển

Vùng đất cát và vùng ven biển Việt Nam được hình thành cách đây khoảng600.000 năm, hiện nay chúng vẫn đang tiếp tục được hình thành và có địa hình bằngphẳng Đặc điểm tự nhiên ở các vùng đất cát ven biển nước ta vô cùng khắc nghiệt,trong khi đó những vùng này có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, anninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội Việc xây dựng rừng phòng hộ chắn gió,chắn cát ven biển là một giải pháp rất có hiệu quả và đã được thực hiện ở nước ta hàngtrăm năm nay Trong các loài cây lâm nghiệp được nghiên cứu và trồng nhiều nhất chủyếu là Phi lao, các loài Keo, Xoan chịu hạn và một số các loài cây bản địa

1.2.1.1 Những loài cây trồng trên đất cát ven biển giai đoạn trước đây

Trong giai đoạn trước đây, cây Phi lao được xem là cây độc nhất ở dải cát venbiển Miền trung với sức sống rất oai hùng, khả chắn gió bão, chắn cát bay, đem màuxanh cho vùng đất cát khô cằn, nơi mà khó có cây gì sống được Cây Phi lao cứng cáp,

Trang 8

lá xanh tươi bốn mùa Lá khô và quả dùng để đun nấu Thân cây mau lớn, sau 6-7 nămđược thu hoạch, bán gỗ hay bán củi đều là nguồn lợi cho tới tận ngày nay Gỗ đỏ màuxám rất rắn dùng trong xây dựng, làm than, làm củi Từ lâu các nhà trồng cây cảnh đãtrồng uốn làm cây cảnh nghệ thuật Vỏ xám trên cành non, nâu sẫm trên cành già, chứachất casuarin dùng để nhuộm, do có Tanin nên được dùng để thuộc da, chế với sunfatsắt cho màu đen Tro của gỗ là nguyên liệu chế xà phòng Và đặc biệt còn có vai tròlàm nhiều phương thuốc chữa bệnh Người mang cây phi lao vào Việt Nam và trồngloài cây này sớm nhất tại Việt Nam, đó là một linh mục truyền giáo thuộc Hội Thừasai Paris (Mission Etrangere de Paris, viết tắt là MEP).

Tuy nhiên, đứng trước những biến động về tình hình phát triển kinh tế và nhucầu của đời sống xã hội ngày một cao thì cây Phi lao không còn là cây được trọngdụng, nhiều nghiên cứu với mục đích trồng các loài cây khác có giá trị kinh tế cao,thời gian thu hoạch rút ngắn đã và đang thay đổi dần Bộ mặt của vùng cát ven biển

1.2.1.2 Những loài cây đã qua khảo nghiệm trồng trên đất cát ven biển

Trong thời gian 20 năm trở lại đây, đã có rất nhiều nghiên cứu với mong muốntrồng và phát triển các loài cây lâm nghiệp chịu hạn ở vùng đất cát ven biển Các loàicây đã được đưa vào trồng khảo nghiệm và phát triển ở nhiều địa phương như QuảngNam, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận chủ yếu là Bạch đàn, Xoan chịu hạn, Trailá cong, các loài Keo, Phi lao Ngoài những cây trồng nêu trên, vùng đất cát ven biểnmiền trung còn trồng một số loài cây bản địa, cây ăn quả lâu năm như: Xoài, Đào lộnhột, Sở, Xà cừ, Trong đó, loài cây Sở, Đào lộn hột đã trồng thành công hơn cả mặcdầu diện tích trồng rừng chưa nhiều Sở được trồng thành quần thụ hoặc trồng phân tántrong các hộ gia đình sống trên vùng đất cát Nhân dân dùng hạt ép dầu ăn và dùng bảSở để vệ sinh ao hồ, thuốc cá Do diện tích rừng không tập trung, phương pháp chếbiến sản phẩm là thủ công thô sơ nên hiệu quả kinh doanh còn hạn chế.

Nhìn chung, các mô hình còn ít về số lượng, nhiều mô hình còn trong giai đoạnthử nghiệm, chưa được nhân rộng và phát triển mạnh mẽ do các loài cây lâm nghiệphiện nay chưa thể hiện được sức mạnh nổi trội trong phát triển kinh tế ở địa phương.Tuy nhiên, một số dự án về phát triển cây lâm nghiệp ở các địa phương như QuảngNam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận đã chọn được một số loài cây thích hợp và

đưa vào trồng đại trà, có khả năng phát triển mạnh đó là các loài Keo chịu hạn (Acacia),

trong đó cây Keo lá liềm đang rất được quan tâm, chú ý

1.2.2 Thực trạng về cây trồng lâm nghiệp trên đất cát ven biển của khu vực NamTrung Bộ

Vùng đất cát ven biển Nam Trung Bộ nằm trong vùng khô hạn, chịu ảnh hưởngcủa gió Tây-Nam khô nóng Khó khăn của vùng này là nhiều gió mạnh, nắng nóng, ítnước mặt, đất nghèo dinh dưỡng Trong suốt một thời gian dài, cây Phi lao luôn được

Trang 9

ưu tiên số 1 cho việc trồng phòng hộ ở dải cát ven biển miền trung với mục đích chắngió bão, chắn cát bay Đã có nhiều nghiên cứu về nông lâm nghiệp nhằm mục đíchtrồng và cải tạo diện tích đất cát ở vùng này, việc lựa chọn các loài cây trồng, các môhình canh tác được quan tâm chú ý đặc biệt là trong 2 thập kỷ gần đây, rất nhiều loàicây lâm nghiệp đã được đưa vào nghiên cứu với mục đích cải tạo đất thay cho các loài

Phi lao, Dừa, trong đó các loài Keo (Acacia) được đưa vào trồng và phát triển vì những

khả năng tốt của chúng, nhất là khả năng cải tạo đất, chống xói mòn và năng suất cao,góp phần cung cấp lâm sản tại chỗ cho người dân.

Keo (Acacia) là nhóm cây trồng có khả năng thích ứng cao với các điều kiện

lập địa khác nhau từ đất đồng bằng giàu dinh dưỡng đến đất trống, đồi núi trọc nghèodinh dưỡng và vùng cát khô hạn ven biển Cây Keo thuộc về phân họ Trinh nữ

(Mimosoideae) thuộc họ Đậu (Fabaceae), là họ mà chủ yếu gồm các loài cây có nốt

sần ở rễ, có khả năng cố định đạm khí quyển nên keo còn có khả năng cải tạo đất vàđược dùng cho trồng rừng cải tạo đất, chống sa mạc hóa, bảo vệ môi trường và phònghộ đầu nguồn Đó là chưa nói Keo lá liềm là loài có khả năng thích ứng cao với cácloại đất khác nhau từ đất chua đến đất có độ kiềm tương đối lớn nên đang được trồngrộng rãi ở những điều kiện lập địa khác nhau Gỗ keo được dùng làm nguyên liệu sảnxuất Bột giấy, ván dăm, gỗ dán, gỗ ép, cũng như được dùng để sản xuất đồ mộc, vánsàn, dùng trong xây dựng và làm củi đun, v.v… Riêng Keo đen còn được trồng để sảnxuất tanin dùng trong công nghiệp thuộc da.

1.2.2.1 Các loài cây lâm nghiệp đang được ưu tiên gây trồng

Các tỉnh vùng cát ven biển Nam Trung Bộ từ đèo Hải Vân trở vào bao gồmQuảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận Hệ sinhthái vùng cát bao gồm các cồn cát, bãi cát di động, bãi thấp, bãi cao, hồ, bàu Thực vậtvùng cát bao gồm các cây tự nhiên và cây trồng có đặc tính chung là chịu hạn, chịu giócát ven biển, sống trong điều kiện nghèo chất dinh dưỡng, nhiệt độ cao Ngoài tínhthích nghi cao của các loại cây tự nhiên, cây trồng nhân tạo cũng được nhân dân lựachọn, lai tạo để thu được một tập đoàn thích nghi với vùng cát Cây lâm nghiệp chủyếu là phi lao, bạch đàn, các loài Keo chủ yếu để chắn gió, chắn cát bay, cát lấn, ngoàira có thể thu hoạch lấy gỗ hoặc làm nguyên liệu cho các ngành khác

Ngoài các mục đích phòng hộ, cải tạo đất, cải tạo môi trường, vấn đề đặt ra đốivới các hộ dân vẫn là mục đích kinh tế để đáp ứng được với mức sống ngày một tăngcao của con người Chính vì vậy, việc nghiên cứu, ứng dụng và đưa vào trồng các loàicây lâm nghiệp ở vùng đất cát ven biển đặt ra nhiều bài toán cho các nhà nghiên cứu

Sau rất nhiều thời gian trồng và thử nghiệm các loài cây trên vùng cát khô hạncủa khu vực Nam Trung Bộ, hiện nay các loài cây lâm nghiệp đang được ưu tiên trồng

Trang 10

và có sự quan tân của người dân các địa phương đó là: Xoan chịu han, Keo lá liềm,Keo lai, Tràm bông vàng và một số cây bản địa khác.

1.2.2.2 Ảnh hưởng của các loài cây trồng hiện có trên đất cát ven biển đến tình hìnhkinh tế, xã hội và môi trường.

Từ năm 1986-1990, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu trồngrừng Phi lao chống cát di động vùng khô hạn ở Tuy Phong (Bình Thuận) Hiệu quả 5năm thực hiện thu nhận được là: một số không ít Phi lao mới trồng đã bị chết sớm, sốcòn lại phát triển tốt Toàn Bộ rừng Phi lao còn sống, đứng vững và mau chóng pháttriển, toả cành che phủ hết mấy đồi cát thí điểm Khả năng cố định cát của mô hình:năm thứ nhất, thứ hai sau khi trồng cát bắt đầu ổn định dần từ năm thứ ba trở đi cátđược cố định toàn diện, thể hiện: đỉnh ngọn có hình tròn và hạ thấp, sườn trở nênthoải, cát ít rời rạc không thụt chân như ban đầu, giữa các hạt cát đã bắt đầu xuất hiệnmối liên kết bằng các chất hữu cơ, màu cát từ vàng chuyển thành xám Sự cố địnhkhông chỉ ở phần dưới tán phi lao mà cả về phía trước và phía sau rừng cũng được cố

Về hiệu ứng môi sinh: chỉ sau ba năm có rừng Phi lao người ta thấy xuất hiệnGà rừng và Thỏ hoang sinh sống, sau ba năm trồng rừng trên đồi cát An Định đã thấyxuất hiện Thỏ hoang Điều đó có thể hiểu được rằng môi trường nơi đây bắt đầu hội tụđược những điều kiện thuận lợi để cho chúng tìm đến sinh sống Như vậy trồng rừngphòng hộ trên đất cát ven biển ở đây đã cải tạo được môi sinh, tạo ra được môi trườngsống mới.

Thực tế trong nhiều năm qua trồng rừng cũng như các mô hình sinh thái như: ởTuy Phong (Bình Thuận); Thăng Bình (Quảng Nam) đều đem lại kết quả tốt và đã chỉra được các loài cây thích hợp trên vùng cát như: Phi lao, các loài keo chịu hạn, dừa, đều sinh trưởng phát triển tốt đồng thời điều kiện lập địa được cải thiện rõ rệt

Những cây Lâm nghiệp trồng trên địa bàn vùng cát mang lại những giá trị vềnhiều mặt cho người dân địa phương Theo thống kê, hiện có có tới 60 - 70% số dânvùng cát sống bằng nghề nông và lâm nghiệp Lâm nghiệp đã trở thành một nghề trongcác gia đình nông dấn sống ở vùng đất cát như tạo cây con vườn ươm, trồng rừng vàkhai thác gỗ củi Hoạt động kinh doanh rừng hiện nay cũng đang diễn ra rất phổ biến,nhận thức được giá trị kinh tế của các loài cây lâm nghiệp hiện nay, nhiều người đã cónhững suy nghĩ và biện pháp trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tận dụng đượcnhững diện tích đất đang còn bị hoang hóa

Như đã nói, các loài cây được ưu tiên phát triển hiện nay chủ yếu là các loàiKeo, Xoan chịu hạn, Phi lao Keo là loài cây gỗ đa tác dụng, thích hợp trồng ở vùngcát ven biển, có tác dụng chắn gió, chống cát bay, chắn gió bảo vệ đồng ruộng, làng

Trang 11

mạc Cành rơi rụng tạo một lớp thảm mục khô, thảm mục có tác dụng chống xói mònvà cải thiện đất Ngoài ra, ở rể có các nốt sần có tác dụng cố định Nitơ cải tạo điềukiện môi trường đất Về mặt kinh tế, trồng Keo nhanh cho thu hoạch, sinh khối lớn, sửdụng gỗ để đóng đồ gia dụng, cành nhánh làm nguyên liệu giấy…

Các loài cây trồng dùng lấy gỗ và nguyên liệu giấy ở các địa phương nhưQuảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận chủ yếu là các loài Keo,với sức sinh trưởng mạnh và được thị trường ưa chuộng Keo dùng để bán nguyên liệugiấy thường có thời gian trồng ngắn, nhanh cho thu hoạch (khoảng 4-5 năm) giá bánKeo nguyên liệu giấy từ 1 triệu – 1,2 triệu/tấn Mỗi ha cho thu nhập từ 50 – 65 triệuđồng Đối với các loài Keo trồng để bán lấy gỗ thường có thời gian trồng dài hơn (từ9-10 năm), gỗ Keo dùng để đóng đồ gia dụng có giá bán dao động từ 3,5 – 4 triệuđồng/m3 Mỗi ha Keo có thể cho thu nhập từ 200 – 250 triệu đồng Đây là nguồn thunhập lớn về mặt kinh tế cho các hộ dân sống ở vùng đất cát khô hạn ven biển Ngoàira, việc trồng rừng phòng hộ ven biển còn giúp cho việc cải tạo đất, cải tạo cảnh quan,ngăn chặn tình trạng hoang mạc hóa, hạn chế được sự di động của gió, sự xâm lấn củacát, bảo vệ diện tích đất nông nghiệp, ổn định sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi cho cáchộ dân trong vùng.

Nhận xét chung: Trong những năm trước đây, vùng đất cát ven biển Nam TrungBộ bị bỏ hoang hóa nhiều, diện tích đất không sử dụng là rất lớn và trong một thờigian dài, việc cải tạo đất cát ven biển khu vực này gần như không được thực hiện Từsau khi các dự án trồng rừng được đua vào để cải tạo đất vùng cát ven biển khu vựcNam Trung Bộ thì người dân đã có thêm việc làm, phát triển các nghề từ cây lâmnghiệp, diện tích đất cát phần lớn được cải tạo và đặc biệt là vấn đề môi sinh, tiểu khíhậu của vùng cũng có nhiều thay đổi rõ nét.

Cho đến nay, đã có một số đề tài, dự án được tiến hành nhằm cải tạo điều kiệnsinh thái, nâng cao chất lượng sống cho người dân vùng đất cát ven biển Nam TrungBộ Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của các đề tài này rất rộng nên các giải phápđưa ra chưa có điều kiện cụ thể hoá và triển khai và thử nghiệm tại thực tế Đối vớivùng đất cát ven biển Nam Trung Bộ - vùng có khí hậu khô hạn và nóng nhất ViệtNam vẫn đang là bài toán cần giải quyết để tiếp tục cải tạo diện tích đất cát bị hoanghóa.

Trang 12

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

2.1.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và xác định khu vực trồng rừngloài Keo lá liềm vùng NTB

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng NTB

2.1.1.2 Xác định khu vực trồng rừng Keo lá liềm trong vùng NTB

2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của loài Keo lá liềm trên vùng đất cát venbiển NTB

2.1.2.1 Đặc điểm hình thái loài Keo lá liềm vùng NTB

2.1.2.2 Đánh giá sinh trưởng của Keo lá liềm trên vùng đất cát ven biển NTB

2.1.3 Đánh giá ảnh hưởng của rừng Keo lá liềm đến kinh tế, xã hội, môi trườngvùng NTB

2.1.3.1 Ảnh hưởng về kinh tế 2.1.3.2 Ảnh hưởng về xã hội2.1.3.3 Ảnh hưởng về môi trường

2.1.3.4 So sánh mức độ ảnh hưởng của khu vực trồng rừng Keo lá liềm và khu vực đấtcát trống

2.1.4 Khả năng phát triển và đề xuất một số giải pháp phát triển loài Keo lá liềmtrên vùng đất cát ven biển NTB

2.1.4.1 Khả năng phát triển và hướng dẫn kỹ thuật trồng Keo lá liềm trên vùng đất cátven biển NTB

2.1.4.2 Đề xuất một số giải pháp phát triển loài Keo lá liềm trên vùng đất cát ven biểnNTB

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

2.2.1.1 Kế thừa số liệu thứ cấp

- Thông qua niên giám thống kê hàng năm của khu vực về điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội.

Trang 13

- Thông qua các tài liệu có sẵn, số liệu từ các đơn vị thiết kế trồng rừng, cácchương trình, dự án đã và đang thực hiện, các số liệu của Sở, Ban, Ngành có liênquan

2.2.1.2 Điều tra số liệu sơ cấp

* Điều tra vị trí khu vực trồng rừng Keo lá liềm:

- Điều tra hiện trạng trực tiếp tại hiện trường, sử dụng máy định vị GPS 60CSxđể xác định tọa độ khu vực trồng Keo lá liềm Sử dụng hệ tọa độ VN-2000 được địnhvị trên Ellipsoid của hệ tọa độ thế giới WGS-84, hiệu chỉnh các tham số dịch chuyểntọa độ VN-2000 với các đại lượng theo Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày27/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:

”X = -191.90441429 (mét) ; ”Y = -39.30318279(mét); ”Z = -111.45032835(mét), có thể hiệu chỉnh làm tròn ở đơn vị mét với sai số trong quá trình đo là ± 3-5m.

Tùy theo nền bản đồ quy hoạch 3 loại rừng có được ở từng địa phương để sửdụng múi chiếu 30 (đối với bản đồ có tỷ lệ >1/10.000) hoặc sử dụng múi chiếu 60 (đốivới bản đồ có tỷ lệ ≤1/25.000) theo Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/6/2001của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) về hướng dẫn áp dụnghệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000.

* Điều tra sinh trưởng:

- Thực hiện việc điều tra thực tế tại các địa phương vùng Nam Trung Bộ Tạicác rừng Keo lá liềm tiến hành lập các ô tiêu chuẩn điều tra 1 lần có diện tích 500m2,Tùy theo hiện trạng của rừng Keo lá liềm ở các địa phương mà có thể lập 1 ô hoặc 3 ôtiêu chuẩn, tại mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành mô tả tình hình sinh thái và đo đếm các chỉtiêu sinh trưởng cho các cây lẻ, đo D1,3, Dt, Hvn để đánh giá và so sanh sinh trưởnggiữa các công thức.

- Tổng hợp các nhân tố điều tra cơ bản từng ô tiêu chuẩn và tổng hợp lại chotoàn bộ đối tượng nghiên cứu.

- Nếu lập 1 ô tiêu chuẩn/1 đối tượng cần nghiên cứu thì dùng tiêu chuẩn U củaphân bố chuẩn tiêu chuẩn để đánh giá, tiêu chuẩn U ≈ tiêu chuẩn z trong công thứctính toán của excel

- Nếu lập 3 ô tiêu chuẩn/1 đối tượng cần nghiên cứu thì dùng phương pháp phântích phương sai 1 nhân tố để đánh giá, tính tiêu chuẩn F (Fisher), dùng tiêu chuẩn t(Student) để tìm công thức tốt nhất.

* Điều tra đất, khí hậu:

- Phương pháp đào phẫu diện đất: Trong mỗi ô tiêu chuẩn sơ cấp, chọn vị trí đạidiện cho khu vực để đào phẫu diện, kích thước rộng 0,8-1m, dài 1,6-2m, sâu 1,2m

Trang 14

hướng về phía mặt trời Lấy mẫu đất ở các độ sâu thống nhất 0-30cm, 30-60, 100cm theo các tầng từ dưới sâu lấy ngược lên, mỗi mẫu lấy khoảng 1kg Mẫu đất chovào túi nilon ghi ký hiệu mẫu đem về phòng phân tích

60 Nhiệt độ không khí: Dùng nhiệt kế đồng hồ tiến hành đo ở hai vị trí trong rừngvà ngoài đất trống, đo ở độ cao 1,5m so với mặt đất, thời điểm đo cũng được bố trí nhưđo nhiệt độ đất.

- Nhiệt độ đất: Dùng 3 chiếc nhiệt kế gồm nhiệt kế thường, nhiệt kế tối cao vànhiệt kế tối thấp, tiến hành đo trong rừng và ngoài đất trống cách đai rừng 12m Đovào các ngày nắng trong tháng 3/2012, khu vực đo trên 2 vùng đất cát trắng xám ởQuảng nam và vùng đất cát đỏ khô hạn của Bình Thuận Thời gian trong ngày được bốtrí đo vào các thời điểm 10h, 13h, 16h.

- Ẩm độ không khí: Dùng ẩm kế tóc tiến hành đo ở hai vị trí trong và ngoàirừng, đo ở độ cao 1,5m so với mặt đất.

- Ẩm độ đất: Lấy đất cho vào hộp nhôm, cân hộp nhôm và đất để thu thập trọnglượng đất còn ẩm sau khi lấy mẫu, sau đó mang về phòng thí nghiệm để sấy đất ở nhiệtđộ 1050C trong vòng 6 giờ cho đến khi khối lượng không đổi, lấy trọng lượng đất khôkiệt

- Xác định tính lý hóa của đất: Đào phẫu diện và lấy các mẫu đất ở các độ sâu0-30cm, 30-60cm, 60-100cm, trong OTC sơ cấp và ngoài đất trống, phân tích hàmlượng và thành phần lý hoá tính của đất, so sánh giá trị của các chỉ tiêu lý hoá tính củađất trong và ngoài rừng

* Điều tra ảnh hưởng của Keo lá liềm đến kinh tế, xã hội, môi trường:

Về quan điểm: Việc trồng và phát triển rừng ở bất kỳ khu vực nào cũng cónhững tác động đến kinh tế, xã hội, môi trường ở khu vực đó Tác động đó có thể làtrực tiếp, có thể là gián tiếp, có thể tích cực hoặc tiêu cực đối với đời sống con người ởđịa phương Những tác động này thể hiện bằng sự khác biệt ở các thời điểm trước vàsau khi thực hiện trồng rừng Vấn đề thực tiễn đặt ra việc trồng và phát triển 1 loài câylâm nghiệp đến khi khai thác phải mất từ 5 đến 7 năm, do đó tôi chỉ đặt ra vấn đềnghiên cứu về những biến độ về mặt số liệu qua thời gian cũng như từ những ý kiếntrực tiếp của các đối tượng tham gia trồng rừng cũng như dân cư địa phương trong khuvực trồng Keo lá liềm, họ là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của việc trồng rừngvà có những đánh giá khách quan, từ đó để giúp cho chúng ta có sự tác động tích cựcđến công tác trồng và phát triển rừng cũng như hạn chế được những tác động xấu đếnđời sống kinh tế, xã hội và môi trường, định hướng được cho việc trồng và phát triểnloài Keo lá liềm ở các vùng đất cát ven biển.

Trang 15

Do thời gian không cho phép nên việc điều tra chỉ giới hạn ở một số yếu tố vàcác yếu tố này có liên quan mật thiết đến các hoạt động của việc trồng Keo lá liềm.Trong quá trình đánh giá các yếu tố có thể đánh giá bằng định lượng (được tính bằng

đơn vị đo lường được) và định tính (bằng những chỉ tiêu khó lượng hoá hoặc không

thể lượng hoá được).

+ Ảnh hưởng về kinh tế:

Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc trồng và phát triển loài Keo lá liềmđến hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, hoạt động công nghiệp, cơ cấu thu nhập vàchi phí của hộ gia đình.

+ Ảnh hưởng về xã hội:

Để đánh giá tác động của việc trồng và phát triển loài Keo lá liềm về mặt xã hộitôi sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân(phương pháp PRA) [21] Đây là phương pháp đánh giá thiên về định tính, được sửdụng rộng rãi nhất hiện nay trong việc đánh giá các Dự án nông - lâm nghiệp Dựa vàocác nguồn thông tin thu thập trong quá trình phỏng vấn, tài liệu thu thập, tôi nghiêncứu, đánh giá một số chỉ tiêu:

Nghiên cứu tác động của hoạt động trồng cây Keo lá liềm đến nhận thức củangười dân trong công tác trồng rừng, chăm sóc rừng và bảo vệ rừng

Tác động chất lượng cuộc sống của người dân qua cơ cấu lao động, việc làm, sựtăng giảm mật độ dân số, mở rộng mạng lưới giao thông.

+ Ảnh hưởng về môi trường:

Tác động của trồng Keo lá liềm đến khả năng cải tạo đất.

Căn cứ vào hiện trạng, tình hình triển khai thực hiện trồng rừng trên địa bàn, tiến

hành điều tra một số chỉ tiêu cơ bản tác động đến: độ che phủ, khả năng chống xói mòn,

sự thay đổi của tiểu khi hậu xung quanh (chế độ gió, nhiệt độ không khí).v.v…* Phỏng vấn các bên liên quan:

- Phỏng vấn: Lập phiếu phỏng vấn một số đơn vị thực hiện dự án và người dânđịa phương, tập trung khảo sát vào vấn đề chính.

- Phỏng vấn linh hoạt bằng trao đổi, trò chuyện

2.2.2 Xử lý số liệu

* Xử lý bản đồ trồng rừng Keo lá liềm:

Số liệu thu thập được từ máy định vị GPS 60CSx được đưa vào phần mềmexcel 2003, có sự hỗ trợ của bộ công cụ forest_tool và phần mềm Mapinfor

Trang 16

Professional 10.5 để lập nền bản đồ khu vực phân bố và thiết lập hồ sơ Xuất file ảnhđộc lập ở các tỉnh.

* Xử lý số liệu của các đại lượng sinh trưởng:

Đối với các khu vực điều tra không đồng nhất về điều kiện lập địa (các tỉnhkhác nhau) thực hiện việc kiểm tra sự thuần nhất giữa các ô tiêu chuẩn, các khu vựckhác nhau: Áp dụng tiêu chuẩn K của Kruskal và Wallis để kiểm tra sự thuần nhất vềchiều cao, đường kính và đường kính tán giữa các khu vực.

H =

H* =

Đánh giá sinh trưởng theo phương pháp phân tích phương sai: Tiến hành phântích phương sai một nhân tố để xác định tiêu chuẩn F (Fisher) là tiêu chuẩn nói lênmức độ biến động về sinh trưởng của các loài cây:

Trong đó: n: là dung lượng quan sát a: là số công thức điều tra VA: Biến động của nhân tố A

S: tổng giá trị quan sát của toàn thí nghiệm VN: Biến động ngẫu nhiên

VN = VT - VA

VT: Biến động chung

Trang 17

Việc tìm công thức trội nhất dựa vào việc so sánh 2 giá trị trung bình lớn nhấtthứ nhất và lớn nhất thứ hai thông qua tiêu chuẩn t (Student):

Trong đó: và là giá trị bình quân lớn thứ nhất và thứ hai trong các giá trịbình quân khi phân cấp nhân tố A.

n1 và n2 là dung lượng quan sát tương ứng với và SN là Sai tiêu chuẩn ngẫu nhiên

* Đánh giá sinh trưởng theo phân bố chuẩn tiêu chuẩn:

Trong đó: và là giá trị bình quân lớn thứ nhất và thứ hai trong các giá trịbình quân khi phân cấp nhân tố A.

n1 và n2 là dung lượng quan sát tương ứng với và S1 và S2 là Sai tiêu chuẩn tương ứng với và So sánh |Utính| với U05:

Nếu |Utính| ≤ U05: Ảnh hưởng giữa 2 công thức trên Keo lá liềm là tươngđương nhau, không có sự sai khác rõ rệt Việc lựa chọn công thức nào hiệu quả nhấtdựa vào ý nghĩa kinh tế.

Nếu |Utính| > U05: Công thức hiệu quả hơn là công thức có giá trị trungbình lớn hơn.

Trang 18

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và xác định khu vực trồng rừng Keo lá liềmvùng Nam Trung Bộ

Hình 3.1 Bản đồ hành chính vùng Nam Trung Bộ

Trang 19

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng NTB

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Vùng Nam Trung Bộ trải dài từ 10°35' đến 16°40' độ vĩ Bắc và từ 107°17' đến109°29' độ kinh Đông, xuất phát từ Thành phố Đà Nẵng đến tỉnh Bình Thuận Phíabắc giáp vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, phía tây và tây bắc giáp vùng Tây Nguyên vàCampuchia, phía đông giáp Biển Đông và phía nam giáp vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Lãnh thổ về mặt hành chính gồm thành phố Đà Nẵng và 7 tỉnh: Quảng Nam,Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận Có đườngbờ biển kéo dài hơn 1.000km, liền mạch từ Mỹ Khê - Đà Nẵng vào đến Mũi Né - BìnhThuận, thềm lục địa khoảng 25 vạn km2, trên biển có nhiều đảo lớn nhỏ, nhiều cảng lớncó tầm chiến lược như cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Quy Nhơn (Bình Định), cảng NhaTrang - Cam Ranh (Khánh Hòa) Ngoài khơi có gần 100 đảo lớn nhỏ cách bờ từ 10 - 30km và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa cách Đà Nẵng 300 km và Trường Sa cách CamRanh 530 km, đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là những quần đảo cóvị trí chiến lược ở biển Đông và trong khu vực Đông Á về mặt kinh tế và an ninh quốcphòng, trong đó có vấn đề về khai thác dầu mỏ và khai thác thủy, hải sản

Vùng Nam Trung Bộ là cầu nối về giao thông, kinh tế, văn hóa xã hội giữa cáctỉnh phía Bắc với các tỉnh phía Nam nước ta, giữa các tỉnh Tây nguyên, Campuchia,Lào với khu vực biển Đông là nơi giao hòa của những sắc thái văn hóa giữa hai miềnvà giao lưu văn hóa với bên ngoài, điều này góp phần làm cho vùng giàu truyền thốngvăn hóa, độc đáo về bản sắc.

Vùng có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong cả nước vàquốc tế, cầu nối giữa khu vực Hà Nội và thành phố HCM, giữa Việt Nam với các nướcquốc tế thông qua hệ thống đường Bộ, đường không và cảng biển Đường sắt và Quốclộ 1 chạy dọc ven biển từ đèo Hải Vân đến Bình Thuận, phía Tây có đường Hồ ChíMinh - con đường chiến lược chạy qua tỉnh Quảng Nam đến Đông Nam Bộ Ngoài ra,có hơn 10 tuyến đường quốc lộ nối thông các tỉnh đồng bằng ven biển với Tây Nguyênvà 2 nước bạn Lào, Cămpuchia và hàng trăm tuyến đường Bộ.Về đường không, cónhiều sân bay, trong đó có các sân bay lớn như: Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, NhaTrang, Cam Ranh, đủ điều kiện cho các loại máy bay chuyên chở hành khách cũngnhư máy bay chiến đấu phục vụ an ninh quốc phòng hoạt động tốt.

Trên đất liền có nhiều sông lớn như: sông Thu Bồn (Quảng Nam), Trà Khúc(Quảng Ngãi), Lại Giang (Bình Định), Sông Ba (Phú Yên), Sông Cái (Khánh Hòa)…xen kẽ là hàng trăm sông suối lớn nhỏ chằng chịt, mật độ cầu cống khá cao Thời tiếtcó 2 mùa rõ rệt và chênh lệch nhau giữa 2 vùng; khi Tây Nguyên mùa khô thì đồngbằng lại mùa mưa, năm nào cũng bị bão lụt, thiên tai gây nhiều tổn thất về người vàcủa.

Trang 20

Với vị trí chiến lược của vùng đã mở ra triển vọng về khả năng hợp tác với cácnước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới trong các lĩnh vực khai thác dầu mỏ,thủy hải sản, chế biến gỗ và lâm sản, sản xuất và trao đổi hàng hóa, tổ chức vận tải quácảnh thông qua hệ thống đường biển mở ra khả năng to lớn đối với vùng Nam TrungBộ

Nằm ở miền Trung của đất nước và khu vực biên giới 3 nước Đông Dương,trước mặt là biển Đông có đồng bằng trù phú, giáp với dải Trường Sơn và Tây Nguyênhùng vĩ Vùng Nam Trung Bộ có một vị trí chiến lược rất quan trọng cả về chính trị,kinh tế và quốc phòng an ninh của cả nước Trong các cuộc kháng chiến chống Phápvà chống Mỹ trước đây, vùng Nam Trung Bộ là một là một căn cứ địa vững chắc vàlâu dài của cách mạng, là chỗ dựa và là bàn đạp để tỏa ra các hướng chiến lược khác,đồng thời là hành lang chiến lược nối liền 2 miền Nam - Bắc nước ta, tạo nên thế đứngvững chãi ở phần giữa nước ta và phần Nam Đông Dương Mặt khác, do địa thế và vịtrí chiến lược, đây cũng là nơi dễ bị chia cắt, vì vậy vùng trở thành một chiến trườngác liệt trong cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Có thời kỳ tại đây đãdiễn ra những cuộc đụng độ qui mô lớn, những chiến thắng quan trọng của ta đã gópphần làm thay đổi cục diện chiến trường miền Nam, tạo ra những bước ngoặt quantrọng của chiến tranh Rõ ràng vùng Nam Trung Bộ có vị trí chiến lược quan trọngkhông chỉ trong chiến tranh giải phóng trước đây mà cả trong sự nghiệp phát triển kinhtế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

3.1.1.2 Địa chất, địa hình

Địa chất: Cấu tạo địa chất của vùng Nam Trung Bộ chủ yếu là đá granit và

ryolit, đaxit có nguồn gốc mác ma xâm nhập hoặc phún trào kiểu mới Ngoài ra còn cócác loại đá cát, đá trầm tích ở một số nơi Về địa hình kiến tạo, phần đất của vùng đãđược hình thành từ rất sớm, là một Bộ phận thuộc rìa phía Đông-Nam của địa khối cổKom Tom, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại Cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệunăm Do quá trình phong hóa vật lý, hóa học diễn ra trên nền đá granit, ryolit đã tạothành những hình dáng độc đáo, rất đa dạng, phong phú, góp phần làm nên nhiều cảnhđẹp nổi tiếng.

Địa hình: Vùng Nam Trung Bộ có sự phân chia khá rõ nét giữa khu vực phía

đông và khu vực phía tây của vùng Phần phía đông là đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bịchia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang ra biển, tạo thành các vịnh lớn như Dung Quất,Vân Phong, Cam Ranh và hệ thống bờ biển kéo dài Vùng núi cao và dốc tập trung ởphía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽvùng đồng bằng ven biển hẹp Ngoài cùng là các cồn cát ven biển có độ dốc thấp, nhỏhẹp.

Trang 21

Tại khu vực Đà Nẵng, địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩabảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.

Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, làvùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và cáckhu chức năng của thành phố.

Vào bên trong khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi, địa hình đa dạng, chia làm 3vùng rõ rệt: vùng núi - trung du, vùng đồng bằng và ven biển, độ cao địa hình và hệthống rừng đầu nguồn tương đối giống với khu vực Đà Nẵng.

Khu vực Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có diện tích đồng bằng rất nhỏ, chỉchiếm từ 3/10 – 1/10 diện tích của cả tỉnh Các tỉnh này nằm sát với dãy núi TrườngSơn, là khu vực có nhiều núi cao nhất so với cả vùng Nam Trung Bộ, có nhiều ngọnnúi cao so với cả nước Đặc biệt tại khu vực Khánh Hòa có nhiều ngọn núi có độ caolớn so với cả nước, trong đó có dãy Tam Phong gồm ba đỉnh núi cao là Hòn Giữ (cao1264 m), Hòn Ngang (1128 m) và Hòn Giúp (1127 m) Dãy Vọng Phu - Tam Phongcó hướng tây nam - đông bắc, kéo dài trên 60 km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa haitỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk Đến phía Nam và Tây Nam, lại xuất hiện mộtvùng núi rộng, với nhiều đỉnh núi cao trên 1500 m đến trên 2000 m, trong đó có ĐỉnhHòn Giao (2062 m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh, là đỉnh núi cao nhất KhánhHòa Do có nhiều núi cao, mật độ chia cắt lớn bởi khe, suối, sông tạo thành nhiều hẻm,vực, thung lũng sâu, gây khó khăn cho giao thông Ngoài ra, khu vực này còn có thunglũng Ô Kha, được biết đến là một vùng nguy hiểm cho hàng không.

Khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận là phần tiếp giáp với vùng kinh tế Đông NamBộ, có nhiều nét tương đồng với vùng Đông Nam Bộ Phía Tây chủ yếu là đồi núi, cónhiều ngọn núi cao giáp Lâm Đồng, phần giữa các tỉnh và ven biển là vùng đồng bằngkhô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn Tây của Việt Nam Tại khu vực NinhThuận thì vùng núi cao và gò đồi chiếm khoảng 4/5 tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh

Nhìn chung, địa hình vùng Nam Trung Bộ khá đa dạng, đồi núi cao tập trung ởkhu vực phía Tây và thấp dần về phía đông, có nhiều dải núi đâm ngang ra biển, chiacắt các vùng đồng bằng và các cồn cát, dải cát ven biển thành nhiều phẩn nhỏ, đất đaihạn hán và khô cằn

3.1.1.3 Khí hậu

Vùng Nam Trung Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình,nhiệt độ cao và ít biến động, mùa đông không lạnh Khí hậu của vùng là nơi chuyểntiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đớiđiển hình ở phía Nam, chia thành 2 mùa là mùa khô và mùa mưa rõ rệt Mùa khô

Trang 22

thường kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 8, mùa mưa từ cuối tháng 8 đến tháng 12hàng năm Nhiệt độ bình quân năm: > 26,50C (thấp nhất 20oC-21oC và cao nhất 31oC-32oC) Tổng tích ôn hàng năm từ 8.000oC-9.500oC, với bức xạ mặt trời hàng năm140 Kcal/cm Lượng mưa phân bố hàng năm từ 500 mm đến 2.500 mm với ẩm độbình quân 70-80% Có hai loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Tây Nam với tốc độgió trung bình từ 2 - 3 m/s

Tại khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, trong năm vẫn chịu ảnh hưởng của khí hậumiền Bắc, thỉnh thoảng có những đợt rét nhưng không đậm và không kéo dài Từ khuvực Quảng Ngãi vào đến Bình Thuận, không còn chịu ảnh hưởng của khí hậu miềnbắc nên chế độ mùa mưa và mùa nắng rõ rệt, mùa nắng nóng thường kéo dài, mùa mưađến chậm và ngắn Lượng mua phân bố không đều, mưa ở khu vực miền núi thườngnhiều hơn đồng bằng, lượng mưa tại vùng Nam Trung Bộ được chia thành 3 vùng sinhthái nông nghiệp:

- Nam-Ngãi (Quãng Nam và Quãng Ngãi): 2000-2600 mm; - Bình-Phú (Bình Định và Phú Yên): 1500-1700 mm;- Nam đèo Cả (Khánh Hòa và Ninh Thuận): <800 mm

Bảng 3.1 Bảng thống kê nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trung bình

hàng năm ở vùng Nam Trung Bộ

TTVùng Nam TrungBộ

Nhiệt độtrung bình

Độ ẩmtrung bình

Lượng mưatrung bình

Trang 23

Khí hậu của vùng Nam Trung Bộ nhìn chung có thể dựa trên số liệu quan trắctại một số Trạm thủy văn mang tính chất đại diện chung cho 3 khu vực:

- Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi: Trạm quan trắc tại Đà Nẵng- Bình Định, Phú Yên: Trạm quan trắc tại Quy Nhơn

- Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận: Trạm quan trắc tại Nha Trang

Bảng 3.2 Tổng lượng mưa tại một số trạm quan trắc

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2012)

Bảng 3.3 Tổng số giờ nắng tại một số trạm quan trắc

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2012) [34]

Đặc điểm khí hậu của vùng Nam Trung Bộ có thể nói là nóng và khô hạn, đặcbiệt là đối với các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gây ra nhiều khó khăncho sinh hoạt và sản xuất, nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây trồng vậtnuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao như: nho, mía, thanh long, hành, tỏi, bò, dê

Trang 24

3.1.1.4 Đất đai

Tổng diện tích tự nhiên của vùng Nam Trung Bộ là 4.436.100 ha được hìnhthành từ nhiều loại đất khác nhau, Acrisols, Fluvisols and Arenosols là những dạngđất chính của Duyên Hải Nam Trung Bộ Trong đó có nhóm cồn cát và đất cát venbiển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng,đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá, Nhóm đất phù sa ven sông là nhóm đất quan trọngnhất trong phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày Nhómđất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dàingày Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản

Theo số liệu của Tổng cục thống kê đến năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp củacả vùng là 2.200.200ha chiếm tỷ lệ lớn nhất (49,6%), kế tiếp là đất dành cho sản xuấtnông nghiệp, đất chuyên dùng đất thổ cư và đất thổ cư Diện tích đất trống đồi trọc, đấtcát ven biển chưa được sử dụng còn chiếm diện tích lớn

Bảng 3.4 Hiện trạng sử dụng đất phân theo địa phương

Nghìn ha

Phân vùng

Trong đó

Đất sảnxuất nông

Đất lâmnghiệp

Đấtchuyên

Trang 25

Một số hạn chế chung đến sức sản xuất của đất được xác định ở vùng DuyênHải Nam Trung Bộ là:

- Đất thường nghèo dinh dưỡng và chua (khả năng giữ nước và dinh dưỡngkém);

- Hạn hán thường xảy ra do lượng mưa không ổn định và tốc độ bốc hơi nướccao vào mùa khô;

- Xói mòn do nước và gió phổ biến, hậu quả của địa hình dốc và che phủ bề mặtít;

- Thoái hóa đất và sa mạc hóa khá phổ biến ở tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định; - Ngập lũ thường xảy ra vào mùa mưa;

- Sự xâm lấn của cát vào nội địa do gió mạnh và bề mặt che phủ kém;

Ngoài diện tích đất cát điển hình, vùng Nam Trung Bộ còn tập trung một diệntích lớn Ðất cồn cát đỏ (Cđ): tên theo FAO-UNESCO: Rhodic Arenosol (ARr) Diệntích chiếm khoảng 80.000 ha phân bố chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.Cồn cát đỏ thường cố định, tập trung thành dải cao, đất cồn cát đỏ có thể trồng rừngPhi lao, Keo và loại cây màu.

- Ðặc điểm thực vật ở đây nhìn chung là nghèo nàn, chủ yếu là các loại cây lùmbụi, rừng thưa xen cây bụi cỏ Ðôi khi ta cũng gặp các khu rừng với các cây gỗ hiếmnhư nhãn, quýt rừng, dáng hương, bằng lăng, sao đen Hiện nay, một phần diện tíchđất cồn cát đỏ được cải tạo và sử dụng để trồng cây Thanh Long

- Quá trình hình thành đất: đất cồn cát đỏ có điều kiện hình thành tương tự nhưđất cồn cát trắng vàng nhưng được hình thành ở giai đoạn sớm hơn Tùy thuộc vào cácyếu tố địa hình, địa mạo ở từng nơi khác nhau ở đây đã thể hiện rõ những tác độngxâm thực bào mòn Cồn cát đỏ thường hình thành ở độ cao lớn hơn so với cồn cáttrắng vàng do hoạt động nâng lên của địa đới Ðà Lạt vào kỷ đệ tứ và đây cũng là lý dotại sao cồn cát đỏ bị gió và nước xói mòn mạnh và có sự phân bố di chuyển lớn ở mộtsố đụn cát.

Quá trình tích lũy Fe2O3 (làm cho đất có màu đỏ) liên quan đến hoạt động địachất ở thời kỳ cuối Plioxen đến Pleitoxen do có hoạt động núi lửa rất mạnh ở khu vựcÐông Nam châu Á (từ Malaixia đến Hải Nam), các vùng bazan được hình thành đủ đểtrong nước biển có hàm lượng muối tan cao, thêm vào đó nhờ lượng oxit tan trongnước biển nhiều lên kết hợp với sự hoạt động mạnh của vi sinh vật trong nước kết quảtạo ra muối của oxit sắt Fe2O3 Mặt khác ở đây lại nằm trong vùng khô hạn lượng mưathấp hơn lượng bốc hơi khá nhiều nên muối oxyt sắt cũng được di chuyển trong maoquản theo con đường bốc hơi và dần dần tích lũy trên mặt đất Cũng có giả thiết cho

Trang 26

rằng do các cồn cát này nằm tiếp giáp với dải Trường Sơn nên do đó một lượng hợpchất sắt từ dãy núi này được chuyển dịch xuống và tích lũy lại ở đây

- Ðặc điểm, tính chất của cồn cát đỏ:

Cồn cát đỏ thường cố định hơn so với các cồn cát trắng và vàng, chúng tậptrung thành dải cao (có khi tới 200m) Cồn cát đỏ có tỷ lệ sét và limon cao hơn ở cáccồn cát trắng vàng (sét vật lý khoảng trên 10%) Ðất thường ít chua đến chua Cácchất dinh dưỡng tổng số N, P, K đều ở mức nghèo đến rất nghèo Hàm lượng các chấtdễ tiêu đạt ở mức rất nghèo; nghèo cation trao đổi (Ca2+, Mg2+); CEC của đất thấp, tuynhiên đất có BS% vào loại khá Ðất nhiều cát nên dễ bị xói mòn, khả năng giữ phân vànước kém, so với đất cồn cát trắng và vàng sự phân tầng ở cồn cát đỏ có sự ổn định vàrõ nét hơn.

- Hướng sử dụng và cải tạo:

Hiện nay mới chỉ có một phần diện tích đất cồn cát đỏ đang được trồng các loạihoa màu, hạt điều, Tràm bông vàng, Xoan chịu hạn còn lại phần lớn diện tích đất nàyđang bị bỏ hoang Ðối với những cồn cát đỏ di động có thể trồng Phi lao, Keo, Xoanchịu hạn để ngăn sự di chuyển của cát, còn ở vùng đồi cao, dốc cần trồng và bảo vệrừng phòng hộ.

Bảng 3.5 Kết quả phân tích mẫu đất cát đỏ trồng rừng Keo lá liềm

tại xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Ðộ dàytầng cát(cm)

Hàm lượng (gam/100gam)

Độ ẩm

(gam/100gam) Độ pHN hữu cơChất P K2O Cl++

(Nguồn: BQL rừng phòng hộ Hồng Phú)3.1.1.5 Tài nguyên rừng

Với diện tích 2,2 triệu ha đất lâm nghiệp (chiếm gần 50% tổng diện tích của cảvùng), địa hình đồi núi, có nhiều dải núi cao và các dải núi chạy ngang ra biển, tàinguyên rừng vùng Nam Trung Bộ có thể nói là rất phong phú và đa dạng, chỉ đứng saukhu vực Tây Nguyên Diện tích rừng của các tỉnh Nam Trung Bộ khoảng 1,77 triệu hatập trung chủ yếu ở khu vực miền núi phía Tây.

Độ che phủ rừng 38,9%, lớn đứng hàng thứ 2 cả nước Rừng của vùng NamTrung Bộ nổi tiếng với nhiều loài gỗ quý như Trắc, Sưa, Nghiến, Sến và có trữ

Trang 27

lượng lâm sản Mây, Tre, Nứa rất lớn, đồng thời rừng của vùng Nam Trung Bộ còn rấtphong phú với nhiều loại động vật quí hiếm như Hổ, Voi, Bò tót

Trên cơ sở tài nguyên lâm sản phong phú như vậy cho nên vùng Nam Trung Bộđã và đang phát triển mạnh công nghiệp khai thác, chế biến gỗ lâm sản Chính vì vậy,dọc ven biển vùng Nam Trung Bộ đã hình thành nhiều trung tâm công nghiệp chế biếngỗ vào loại lớn nhất cả nước, nổi tiếng như Đà nẵng, Quảng Nam, Quy Nhơn,

- Rừng ở vùng Nam Trung Bộ hầu hết đều phân bố ở các vùng miền núi phíaTây cả tỉnh cho nên rừng ở vùng này đều là rừng phòng hộ đầu nguồn vì vậy, việc khaithác rừng, bảo vệ rừng hợp lý là nhân tố quyết định tới hiệu quả của nền kinh tế nông-lâm- ngư nghiệp ở các vùng đồng bằng ven biển Vì rừng có tác dụng chống gió Lào,chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt ở các vùng đồng bằng Chính vì vậy việc khai thácrừng kết hợp với bảo vệ rừng hợp lý ở vùng Nam Trung Bộ luôn được coi là vấn đềcấp bách.

Bên cạnh việc khai thác, tận dụng nguồn tài nguyên rừng ở vùng Nam TrungBộ, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên như: VườnQuốc gia Phước Bình, Vườn Quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận), Khu bảo tồn thiênnhiên Tà Cú (Bình Thuận), Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sao La (Quảng Nam), Khu bảotồn thiên nhiên Quốc gia Krông-Trai đã được huy hoạch và xây dựng để bảo vệ tàinguyên rừng của vùng Bên cạnh đó, việc phát triển hệ thống rừng phòng hộ ven biểnvà hệ thống canh tác nông lâm kết hợp ở nhiều địa phương đang tạo ra cơ hội pháttriển mạnh cho nhóm ngành lâm nghiệp.

Bảng 3.6 Sản lượng gỗ khai thác phân theo địa phương

Trang 28

Đặc biệt đối với thềm lục địa của vùng Nam Trung Bộ (các tỉnh Đà Nẵng,Quảng Ngãi) còn chứa rất nhiều dầu mỏ, là tiềm năng để phát triển mạnh các ngànhkinh tế và khu công nghiệp hóa lọc dầu.

Theo đánh giá, thăm dò của Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ, vùng NamTrung Bộ có rất nhiều tài nguyên khoáng sản, trong đó hầu hết đã được đưa vào quyhoạch phát triển khoáng sản của nhà nước và tiếp tục đầu tư thăm dò khai thác phục vụphát triển kinh tế, dân sinh Một số loại khoáng sản đang được thăm dò, khai thác đólà:

- Than đá vùng trũng Nông Sơn đã được tìm kiếm mở rộng và thăm dò, cùngcác mỏ than Ngọc Kinh và Sườn giữa; tổng trữ lượng than đá vùng bắc Quảng Nam đãđược đánh giá, thăm dò trên 10 triệu tấn.

- Quặng sắt trong vùng đã phát hiện tuy tồn tại ở các mỏ nhỏ, nhưng cũng đãđược đánh giá và thăm dò ở Mộ Đức (Quảng Ngãi), Phong Hanh, Sơn Nguyên (PhúYên), với tổng tài nguyên trên 20 triệu tấn

- Vàng gốc là khoáng sản được Liên đoàn đầu tư nghiên cứu một cách cơ bảntrong vùng với hàng loạt đề án tìm kiếm đánh giá trong nhiều năm Ngoài đánh giá lạikhu mỏ cũ ở Bồng Miêu, Liên đoàn đã phát hiện và đánh giá vàng gốc ở Trà Dương,Suối Giây, Tam Chinh - Phú Son, Phước Hiệp, Tiên Hà - Hiệp Đức, Phước Kim -Phước Thành (Quảng Nam), Trà Nú - Trà Thủy (Quảng Ngãi), Sông Hinh, Trảng Sim(Phú Yên), Tiên Thuận, Vĩnh Thạnh, Kim Sơn (Bình Định) Tổng tài nguyên dự báovàng gốc đã phát hiện trong vùng khoảng 80 tấn.

- Graphit ở Hưng Nhượng, Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Tiên An (Quảng Nam)đã được đánh giá, thăm dò với tổng tài nguyên dự báo 12 triệu tấn.

- Titan và các khoáng vật có ích sa khoáng ven biển Nam Trung Bộ được pháthiện nhiều và đang được tiến hành khai thác phục vụ kinh tế ở Quảng Ngãi, NinhThuận, Bình Thuận.

- Thiếc ở Nam Trung Bộ tập trung ở các khu vực có triển vọng như Ma Ty - Du

Trang 29

Long (Ninh Thuận), Bà Nà (Quảng Nam), Bắc Đà Lạt (Lâm Đồng), La Vi (QuảngNgãi) với tổng tài nguyên đánh giá 10.000 tấn.

- Kim loại hiếm Liti có quy mô công nghiệp mới được phát hiện và điều tra,đánh giá tại vùng La Vi, tỉnh Quảng Ngãi; tài nguyên dự báo khoảng 10.000 tấn.

- Nguồn nguyên liệu sứ, chú trọng là khoáng sản felspat, đã được Liên đoàn tìmkiếm và đánh giá ở nhiều mỏ và khu vực triển vọng, gồm các mỏ Đại Lộc, Phú Toản(Quảng Nam), Ba Tơ (Quảng Ngãi), Sông Côn (Bình Định), Sông Hinh (Phú Yên) Tổng tài nguyên dự báo đã điều tra loại khoáng sản này 5 triệu tấn.

Ngoài ra còn rất nhiều loại khoáng sản khác phục vụ cho nhu cầu của các côngtrình xây dựng, cơ sở hạ tầng và phục vụ các nhu cầu thiết yếu khác.

3.1.1.7 Phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trêntrục các đường giao thông Bộ, sắt, hàng không và biển Vùng gần thành phố Hồ ChíMinh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; là cửa ngõ của TâyNguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế Nam Trung Bộcó sân bay Đà Nẵng là một trong 3 cảng hàng không quốc tế lớn của Việt Nam Vùngcòn có nhiều sân bay nội địa như Phú Cát (Bình Định), Nha Trang, Cam Ranh (KhánhHoà)… cùng hàng ngàn km đường Bộ, đường sắt Về đường biển, vùng có nhiều cảngbiển quan trọng như cảng Đà Nẵng, Tiên Sa, Liên Chiểu (Đà Nẵng), Kỳ Hà (QuảngNam)… tạo nên hệ thống cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế vùng và tạo thànhcon đường huyết mạch trên biển thông thương với khu vực và thế giới Vùng có nhiềukhu kinh tế mở như Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (BìnhĐịnh) với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, là nền tảng để phát triển mạnh mẽ vềkinh tế so với các khu vực trong cả nước.

3.1.1.8 Kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp

Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của vùng NamTrung Bộ, một trong hai ngành sản xuất ra của cải vật chất được coi là lớn nhất cho xãhội của vùng Tuy nhiên, ngành nông nghiệp ở khu vực Nam Trung Bộ chịu ảnhhưởng rất lớn của điều kiện thời tiết khô hạn, diện tích đất canh tác ít ỏi, hoang hóa,bạc màu Bằng trí tuệ và khả năng cần cù lao động của con người miền Trung, thếmạnh về nông nghiệp vẫn đang được tiếp tục phát huy và được xem là lĩnh vực sảnxuất kinh tế chính của vùng

Nam Trung Bộ được chia thành 3 vùng sinh thái nông nghiệp chính là vùngsinh thái nông nghiệp Nam - Ngãi (gồm 4 tiểu vùng sinh thái), vùng sinh thái nôngnghiệp Bình Định - Phú Yên (gồm 5 tiểu vùng sinh thái) và vùng sinh thái nôngnghiệp Nam đèo Cả đến Bình Thuận (gồm 9 tiểu vùng sinh thái)

Trang 30

Đến nay, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn là chủ đạo của vùng, tổng giá trị sản xuấtnông nghiệp từ lĩnh vực trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng cao và biến động từ 70 - 75% sovới tổng giá trị sản xuất, dân số phân bố ở khu vực nông thôn vẫn chiếm cao trên 65%.

Tiềm năng:

- Tổng lượng nhiệt trong năm lớn và lượng mưa trung bình năm tương đối caothuận lợi cho phát triển sản xuất các loại cây trồng nhiệt đới có giá trị kinh tế cao.Ngoài ra, cường độ bức xạ cũng là nhân tố thuận lợi cho việc nâng cao năng suất vàchất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi của vùng;

- Tiểu vùng khí hậu núi cao có điều kiện thích hợp cho các đối tượng cây trồngá nhiệt đới và ôn đới phát triển;

- Đất đai còn dồi dào sẽ thuận lợi trong việc quy hoạch vùng sản xuất nông, lâmnghiệp tập trung theo hướng hàng hóa và thị trường;

- Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học dồi dào, phong phú và đa dạng;

- Tỷ lệ dân số và lực lượng trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn chiếm >65% là nguồn nhân lực dồi dào cho sản xuất nông lâm nghiệp và công nghiệp hóa nôngthôn của vùng;

- Truyền thống và tập quán cần cù, chịu khó của người nông dân trong sản xuấtnông nghiệp;

- Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, thể hiện qua các chính sách vàchương trình hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp,…

- Địa hình dốc và hệ thống giữ nước chưa nhiều nên chưa đáp ứng đủ nhu cầunước tưới cho diện tích đất nông nghiệp hiện có Ngoài ra, hệ thống nước ngầm khôngphân bổ đều, đặc biệt, đối với vùng trung du và núi cao, nên nước tưới cho cây côngnghiệp dài ngày và cây ăn quả hầu như chưa được quan tâm;

- Còn thiếu các tiến Bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp,đặc biệt là các công nghệ về sử dụng đất, nước theo hướng hiệu quả và bền vững;

- Trình độ canh tác và vốn của người nông dân chưa đáp ứng với tiến trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Trang 31

Do đó, việc khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực sẵn có vànâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị đất canh tác là định hướng nghiên cứu cơ bảntrong lĩnh vực nông lâm nghiệp của vùng Nam Trung Bộ.

Với những tiền năng lớn trong sản xuất nông, lâm nghiệp, vùng Nam Trung Bộđã và đang tiếp tục phát huy những thế mạnh có được và trong những năm qua, kếtquả về phát triển kinh tế nông, lâm ngư nghiệp là rất đáng kể.

Bảng 3.7 Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo địa phương

Tỷ đồngTT Vùng Nam Trung Bộ  2006 2007 2008 2009 2010

Trang 32

Bảng 3.9 Giá trị sản xuất thuỷ sản phân theo địa phương

Tỷ đồng TT

Trang 33

Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí cao, một bộ phận laođộng có kinh nghiệm về sản xuất công nghiệp, đánh bắt hải sản, thương mại và dịchvụ, hiện nay đang từng bước tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá, giá nhân công rẻ.Nguồn lao động của địa bàn sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu tại chỗ và hoàn toàn đủ khảnăng tham gia các chương trình về hợp tác quốc tế về lao động.

Bảng 3.10 Tỷ lệ tăng dân số phân theo địa phương

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2012)

Nhìn vào bảng số liệu của Tổng cục thống kê công bố năm 2012, tỷ lệ tăng dânsố hàng năm ở các tỉnh Nam Trung Bộ (từ năm 2006 – 2010) xấp xỉ 7%, tỷ lệ sinh cóthể nói là cao so với cả nước Dân số phân bố không đều ở các khu vực thành thị vànông thôn Một bộ phận lớn dân cư tập trung ở các thành phố, trong khi đó các huyệnmiền núi thì tỷ lệ dân số ở mức tương đối thấp, điển hình là khu vực Đà Nẵng, KhánhHòa Điều này cho chúng ta thấy nguồn nhân lực ở khu vực thành phố, có trình độ vàkinh nghiệm chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với nguồn lao động ở khu vực nông thôn.Tuy nhiên với sự đầu tư mạnh mẽ về giáo dục ở các địa phương thì đến nay khoảngcách về trình độ lao động ở các vùng miền đang được rút ngắn, lao động ở các ngànhnông, lâm nghiệp cũng đã và đang được các tỉnh khuyến khích, đầu tư phát triển.

Trang 34

Bảng 3.11 Dân số và mật độ dân số phân theo địa phương năm 2010

TT Vùng Nam Trung Bộ

Dân số trung bình

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2012)

Ngoại trừ thành phố Đà Nẵng thì nhìn chung mật dân số của các địa phương làkhông cao, lực lượng trong độ tuổi lao động ở các tỉnh có sự biến động tăng hàng nămtheo chiều hướng tăng dần nhưng ổn định, không có tính chất đột biến Tuy vậy, lựclượng dân số trong độ tuổi lao động ở các địa phương cũng khá dồi dào, có thể nói đâylà nguồn nhân lực lớn bổ sung cho nhu cầu của các ngành nghề sản xuất

Qua khảo sát thì nhóm người trong độ tuổi lao động hiện nay ở các địa phươngcó xu hướng lựa chọn các nhóm ngành về công nghiệp và dịch vụ, một điều tất yếu bởicác nhóm ngành này cho thu nhập cao và công việc đỡ vất vả hơn so với các ngànhnông, lâm nghiệp Phân tích số liệu cho thấy, diện tích của thành phố Đà Nẵng chỉchiếm 2,89% diện tích của cả vùng nhưng mật độ dân số cao gấp 3 - 4 lần so với cáctỉnh khác trong vùng, với chủ yếu các ngành kinh tế du lịch và dịch vụ.

3.1.1.11 Kinh tế du lịch

Trang 35

Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng du lịch hết sức to lớn, với trọngtâm là du lịch nghỉ dưỡng, tham quan biển - đảo gắn với những nét văn hóa độc đáocủa các cộng đồng dân cư, những di tích lịch sử xuyên suốt quá trình mở nước và dựngnước

Nếu được định hướng một cách đúng đắn, đầu tư, phát triển du lịch một cách cóchiều sâu, đây sẽ là khu vực thu hút và là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong vàngoài nước trong tương lai gần và trước mắt là Năm du lịch quốc gia Duyên hải NamTrung Bộ 2011 tại Phú Yên

Du lịch biển đảo vốn là thế mạnh của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, trongđó phải kể đến một số địa phương có bề dày trong phát triển du lịch biển, đảo như:Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận), Quảng Nam, Đà Nẵng

Nha Trang - Khánh Hòa với nhiều vũng, vịnh, bãi tắm trên vịnh Nha Trang, đảoHoa Lan, Hòn Ngọc Việt, những Bãi Dài, dốc Lết, Đại Lãnh , những bãi tắm thoaithoải, sóng gió miên man làm mê hồn biết bao du khách Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầngdu lịch ngày càng hoàn thiện, những dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng ngày càngđược nâng cấp đang giúp cho Nha Trang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách.Không những vậy, nơi đây đang được tỉnh Khánh Hòa xây dựng trở thành thành phốcủa các sự kiện văn hóa, những cuộc thi sắc đẹp lớn trong và ngoài nước

Quảng Nam, Đà Nẵng là 2 địa phương từ lâu cũng đã khẳng định được thươnghiệu du lịch Quảng Nam, Đà Nẵng tuy là 2 đơn vị hành chính, nhưng nếu xét vềkhoảng cách thì chỉ cách nhau chừng 30km, du khách đến Quảng Nam đều có thể đitour tham quan Đà Nẵng và ngược lại Vì vậy, việc liên kết tour du lịch ở hai địaphương này luôn được các đơn vị hoạt động, kinh doanh dịch vụ du lịch tại đây chú ýnhằm đa dạng hóa các hoạt động du lịch và thu hút du khách

Biển Đà Nẵng đã được Tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là 1 trong 6 bãi biển hấpdẫn nhất hành tinh với các tiêu chí sạch, đẹp, an toàn và văn minh Bán đảo Sơn Trà làvùng sinh thái tự nhiên với dải rừng nguyên sinh rộng lớn, với nhiều bãi tắm hoang sơ,là nơi du khách có thể hòa mình vào với thiên nhiên rộng lớn

Nói đến du lịch biển đảo cũng phải nhắc đến biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), QuyNhơn (Bình Định) Những bãi cát dài ngập tràn ánh nắng và làn nước trong xanh củanhững Bãi Dài, Hải Giang của vùng biển Quy Hòa; những thắng cảnh nổi tiếng nhưGhềnh Ráng với bãi tắm Hoàng hậu thơ mộng - nơi từng dành riêng cho Hoàng hậuNam Phương mỗi khi bà về đây tắm biển Từ sườn núi, du khách có thể phóng tầmmắt bao quát cả một vùng biển bao la phía đông thành phố Quy Nhơn và xa hơn là bánđảo Phương Mai với đầm Thị Nại như một bức tranh thủy mặc

Trang 36

Phú Yên với bờ biển dài 190km, nhiều nơi núi - biển liền kề tạo nên nhiều vịnh,đầm mang vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ như: Đầm Cù Mông, đầm Ô Loan – danh thắngcấp quốc gia với đặc sản nổi tiếng như sò huyết, cua huỳnh đế, hàu, rau câu VịnhVũng Rô gắn liền với di tích lịch sử Tàu Không số và con đường huyền thoại Hồ ChíMinh trên biển Vịnh Xuân Đài là một vịnh đẹp gắn liền nhiều sự kiện lịch sử liênquan đến vùng đất Phú Yên cũng như của cả nước Vũng Lắm là thương cảng của PhúYên trong quá khứ; đặc biệt, danh thắng Ghềnh Đá Đĩa nổi tiếng bởi hiện tượng địachất hết sức độc đáo, kỳ lạ có một không hai ở Việt Nam

Dải đất duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng to lớn về du lịch biển - đảo Đâylà cơ sở để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao trên biển, trên cát vàlà nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển loại hình du lịch sinh thái biển, lặnbiển trong tương lai.

3.1.1.12 Lịch sử, văn hóa

Vùng Nam Trung Bộ của nước ta là vùng có truyền thống lịch sử kéo dài hàngnghìn năm, với đa dạng các nền năm hóa, các dân tộc sinh sống đã làm nên nét vănhóa hết sức đa dạng và phong phú

Nhận thức về văn hóa Nam Trung Bộ nước ta, có lẽ nên bắt đầu từ nhận thức vềlịch sử văn hóa của vùng đất này, từ cơ tầng văn hóa Sa Huynh - Chămpa Nhận tứcnày là kết quả không chỉ của một quá trình suy ngẫm nhiều năm mà còn là kết quảnhiều phương pháp tiếp cận lịch sử văn hóa Dù tiếp cận từ quan điểm lý thuyết nào thìngười nghiên cứu cũng phải lần theo dòng lịch sử, qua các cơ tầng văn hóa, coi trọngtiến trình tự thân của nó một cách khách quan.

Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1.000TCN đến cuối thế kỷ thứ II Đây là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnhthổ Việt Nam, cùng với: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Óc Eo, tạo thành tam giác vănhóa của Việt Nam Những thành tựu khảo cổ học trong thế kỷ XX về ba nền văn hóanày đã chứng minh mối quan hệ đan xen, chồng xếp lên nhau và đã đóng góp rất quantrọng vào đổi mới nhận thức và quan điểm tiếp cận lịch sử văn hóa, đặc biệt về đờisống của các tộc người thời tiền sơ sử ở Nam Trung Bộ Việt Nam Xuất hiện cáchngày nay khoảng 3.000 năm và kết thúc vào thế kỷ thứ 1, văn hóa Sa Huỳnh có lẽ đãtồn tại hơn 5.000 năm kéo dài từ thời hậu kỳ đồ đá mới đến đầu thời đại đồ sắt trên địabàn các tỉnh từ Quảng Bình đến các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 

Bên cạnh văn hóa Sa Huỳnh, nói đến duyên hải Nam Trung Bộ, một nét vănhóa không thể không nói tới, đó là văn hóa Chăm Văn hóa Chăm với những di tíchcòn sót lại của vương quốc Chămpa cách đây hàng ngàn năm, đó chính là những đềntháp Nhiều khu đền tháp còn khá nguyên vẹn tại Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,Ninh Thuận và Bình Thuận Đặc biệt tại Bình Định - địa phương được xem là còn tồn

Trang 37

tại nhiều đền tháp Chăm nhất với những đền tháp còn khá nguyên vẹn với vẻ đẹp cổkính như tháp Đôi, tháp Dương Long, tháp Bình Lâm, tháp Bánh Ít, tháp Cánh Tiên

Nam Trung Bộ còn là nơi có rất nhiều các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội vănhóa dân gian, truyền thống Trước hết phải kể đến các lễ hội đua thuyền, các lễ hộicúng rước cá Ông, lễ hội cầu ngư với điệu hò bá trạo, hát Bội của các cư dân vùng venbiển Bên cạnh đó, các lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới, lễ hội bỏ mả của cư dân dọcdải Trường Sơn như lễ hội của đồng bào Cơ Tu (Quảng Nam), lễ hội Katê của đồngbào Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận và nhiều dân tộc anh em khác đã làm nên sự đangdạng về văn hóa của vùng đất nơi đây

Bên cạnh nền lịch sử lâu dài, sự phát triển của hệ thống văn hóa của vùng cũngđang diễn ra hết sức mạnh mẽ, hệ thống giáo dục với nhiều trường đại học, cao đẳngvà trung học chuyên nghiệp của các tỉnh đã góp phần không nhỏ trong việc đào tạocon người, nâng cao văn hóa và góp phần phát triển kinh tế của cả vùng.

* Nhận xét chung:

- Vùng Nam Trung Bộ là vùng có khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là vùng đất cátven biển Các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng… phân bốkhông đều, các yếu tố này được chia thành 3 vùng sinh thái khác nhau:

+ Từ Quảng Nam vào Quảng Ngãi; + Từ Bình Định vào Phú Yên;

+ Từ Khánh Hòa vào Ninh Thuận, Bình Thuận

Sự khác nhau này còn thể hiện rõ giữa các mùa, giữa các tháng trong năm Cáctỉnh từ Đà Nẵng vào Phú Yên thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió, bão biển và cátbay Để nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi cần thiết phải lưa chọn loài cây trồngrừng phù hợp để có tác dụng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, cải thiện điều kiện khíhậu và nâng cao đời sống cho người dân.

- Giữa các khu vực miền núi và nông thôn có sự phát triển kinh tế không đồngđều, phân hóa giàu nghèo rõ rệt ở khu vực miền núi, đồng bằng ven biển với khu vựcthành thị Tại các khu vực miền núi và các vùng đất cát khô hạn ven biển, cơ sở vậtchất, hạ tầng kém phát triển, dân cư có trình độ thấp.

- Đất cát ven biển và các cồn cát vàng đỏ của vùng Nam Trung Bộ rất nghèodinh dưỡng khác, ít các thành phần vi lượng, độ ẩm thấp, khả năng giữ nước kém Vìđất cát nghèo dinh dưỡng nên để sử dụng và cải tạo đất cát ven biển, nâng cao năngsuất cây trồng vật nuôi trên cát thì việc lự chọn loài cây trồng vừa có khả năng cải tạođất và phòng hộ là hết sức cần thiết.

Trang 38

- Đối với vùng đất cát ven biển của vùng, các điều kiện khí hậu và đất đai ítthuận lợi cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng Diện tích đất cát ven biển sửdụng hiện nay chủ yếu theo hướng canh tác, sản xuất tổng hợp, trong đó việc trồngrừng phòng hộ rất quan trọng Các loài cây trồng trên vùng đất cát hiện nay đã phongphú hơn trước nhưng nhìn chung vẫn còn chưa hiệu quả, vì vậy việc nghiên cứu và lựachọn cây trồng trên vùng đất cát ven biển với mục đích phòng hộ và nâng cao đời sốngcho người dân là hết sức cần thiết.

3.1.2 Xác định khu vực trồng rừng Keo lá liềm vùng Nam Trung Bộ

3.1.2.1 Khu vực trồng

Đối với từng loài cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là việc trồng và phát triển các loàicây lâm nghiệp được các địa phương nghiên cứu để phù hợp với sự phát triển kinh tế,xã hội và môi trường Mặc dù được nhiều địa phương đánh giá là cây phát triển tốt vàcó khả năng cải tạo đất ở các khu vực khô hạn nhưng tại các tỉnh Nam Trung Bộ, trongcơ cấu cây trồng lâm nghiệp ở các địa phương chưa thấy xuất hiện nhiều về cây Keo láliềm, diện tích trồng ở các tỉnh là tương đối ít, một số tỉnh còn đang nằm trong chươngtrình trồng khảo nghiệm.

Qua kết quả làm việc với các Sở Nông nghiệp, Chi cục lâm nghiệp và các Banquản lý dự án trồng rừng của 8 tỉnh, thành thì Keo lưỡm liềm được đưa vào trồng khảonghiệm và nghiên cứu ở vùng Nam Trung Bộ từ những năm 2000, trong đó có một sốtỉnh đã bị khai thác trắng, hiện không trồng lại giống cây này, kết quả điều tra thực địađược tổng hợp cụ thể ở từng địa phương tại bảng 3.12:

Trang 39

TTĐịa phương

Bảng 3.12 Thống kê diện tích trồng Keo lá liềm vùng Nam Trung Bộ

Trang 40

TTĐịa phương

TổngcộngNội

Ngày đăng: 24/03/2014, 10:08

Mục lục

  • 2. Đo đếm ô tiêu chuẩn

  • 2. Số liệu môi trường

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan