0

[Sinh học 9] Help Me :((

Cập nhật: 17/01/2015

Tình hình là thứ 3 này GF phải nộp bài Thực Hành. Trong đó có món tìm hình về Ô nhiễm Môi Trường. Nhờ Mod của Box giúp GF (hoặc là chị Lue) À, nếu có thể thì trả lời giúp GF câu này . "Trách nhiệm của mỗi Học Sinh trong việc thực hiện tốt luật bảo vệ Môi Trường" Cảm ơn rất nhiều

Có thể bạn quan tâm

Nhập môn công nghệ sinh học 9

  • 22
  • 100
  • 2
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Các dạng ô nhiễm chính Dưới đây là các hình thức ô nhiễm và các chất ô nhiễm liên quan:Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với ánh sáng mặt trời. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa Ô nhiễm phóng xạ Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật độ lớn. [sửa] Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng ...... [sửa] Ô nhiễm môi trường nước Nước có thể bị phú dưỡng do ô nhiễm. Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông. [sửa] Ô nhiễm không khí Ô nhiễm khí quyển Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhin xa do bui. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Hàng năm có:20 tỉ tấn cacbon điôxít 1,53 triệu tấn SiO2 Hơn 1 triệu tấn niken 700 triệu tấn bụi 1,5 triệu tấn asen 900 tấn coban 600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại khác. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, NOX, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, ozon tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40°C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50°C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng, không còn làm tròn trách nhiệm của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ tia cực tím, làm cho lượng bức xạ tia cực tím tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên mặt đất. Mức độ bốc điôxít cacbon (CO2) từng quốc gia. Nguồn: Cục Quản trị Thông tin Năng lượng.[1][2] [sửa] Ảnh hưởng [sửa] Đối với sức khỏe con người Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ. [sửa] Đối với hệ sinh thái Sulfur dioxide và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. Các loài xâm lấn (invasive species) có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí co2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có. Ô nhiễm môi trường tại Việt Nam: Đang ở mức trầm trọng Hà Nội và TPHCM nằm trong danh sách 6 TP ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 8%, VN đang đối mặt với một hiểm hoạ ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Do tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh chóng, ô nhiễm môi trường tại HN và TPHCM đã trở thành một vấn đề trọng điểm của quốc gia. Các chuyên gia cho biết, nếu tính đến cả các tổn thất môi trường thì tốc độ tăng GDP thực tế của VN sẽ chỉ là 3-4%. Gia nhập... danh sách "đen" Bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) mới công bố cho thấy VN có hai TP nằm trong danh sách 6 TP bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới. Theo tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - Giám đốc Trung tâm Quan trắc và thông tin môi trường thuộc Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), VN đối mặt với tất cả các vấn đề được nêu trong báo cáo. Về nồng độ bụi, hai TP lớn nhất VN chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các TP này. Theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện trong năm 2006, VN đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam AÁ. Báo cáo về thay đổi khí hậu của Ngân hàng Thế giới trong năm 2007 cũng cho thấy VN là một trong hai quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng băng tan. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, VN sẽ mất 17% sản lượng nông nghiệp. Các chuyên gia dự báo Khu kinh tế Dung Quất tại VN có thể thấp hơn mực nước biển. 70% chất thải khí từ phương tiện giao thông Các chuyên gia môi trường đã nhấn mạnh rằng sự sống và đời sống của con người sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự biến đổi môi trường toàn cầu. Trong thế kỷ tới, 1,8 tỉ người sẽ phải sống trong các khu vực khan hiếm nước và 2/3 trong số họ sẽ thiếu nước sạch. Khoảng 16.000 loài sẽ có nguy cơ tuyệt chủng. Theo bà Nguyễn Ngọc Lý - tư vấn phát triển bền vững cao cấp của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại HN, VN đang có tình trạng ô nhiễm môi trường báo động, mặc dù đã xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho công tác bảo vệ môi trường khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường trong năm 1994. VN cũng đã phát triển Chiến lược bảo vệ môi trường cho giai đoạn 2001-2010. Đó là một trong tám Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ cần phải hoàn thành đến năm 2015. Quá trình phát triển nhanh chóng đã làm tăng các hoạt động xây dựng và đô thị hoá trên diện rộng, đặc biệt ở các khu đô thị. Các công trình xây dựng và nâng cấp nhà cửa, cầu đường đang diễn ra khắp mọi nơi, làm cho tình trạng bụi bặm càng trở nên trầm trọng. Theo các chuyên gia môi trường, nồng độ bụi tại các TP đô thị ngày càng tăng và vượt quá ngưỡng cho phép từ 2 đến 3 lần. Cục Bảo vệ môi trường VN cho hay, tại các khu đô thị, 70-90% nguồn ô nhiễm là do khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông. Các phương tiện này phát thải ra môi trường một lượng lớn carbon dioxide và các chất độc hại khác. Trước năm 1980, hơn 80-90% số dân thành thị sử dụng xe đạp. Hiện nay, hơn 80% số người dân sử dụng xe gắn máy. Năm 2007, Hà Nội có hơn 1,7 triệu xe máy và TPHCM có khoảng 3,8 triệu. Những con số này gia tăng đáng kể với tốc độ tăng trung bình 10-15%/năm. Ngoài khí thải từ các phương tiện giao thông và khói từ các khu công nghiệp, chất thải và nước thải cũng là những nhân tố chính gây lên tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng. Nhiều khu công nghiệp và khu dân cư không có hệ thống nghiền và xử lý chất thải ở mức chuẩn tối thiểu. Các chất thải không được qua xử lý bị xả ra sông, hồ xung quanh các thành phố. Các con sông như Tô Lịch, Kim Ngưu và sông Sài Gòn bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chính phủ VN khuyến khích các hoạt động phát triển kinh tế đồng thời có lợi cho môi trường và vì thế, theo những thông tin mới được công bố, Chính phủ hiện đang phối hợp với Gamuda - tập đoàn phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản hàng đầu tại Malaysia - nhằm cải tạo công viên Yên Sở thành một công viên mang tầm cỡ quốc tế. 5 hồ trong công viên sẽ được nạo vét, nhà máy xử lý nước thải sẽ được xây dựng với khả năng xử lý nửa lượng nước thải của HN, góp phần giảm ô nhiễm nước và không khí cho các khu vực lân cận. nguồn: Minh Hạnh - Lao động, ngày 01/03/2008 Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu… Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực. Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy Trách nhiệm của mình là : ko xả rác nè, dùng bao giấy thay bao ni lông...

Có thể bạn quan tâm

Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong quá trình dạy học sinh học 9

  • 109
  • 299
  • 4
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Ko có hình sao chị ? Em muốn tìm hình về Ô nhiễm môi trường ý chị p/s: chị là chị Lue hử ?

Có thể bạn quan tâm

ứng dụng phần mềm powerpoint thiết kế mô hình động dạy học phần di truyền sinh học 9 (trung học cơ sở)

  • 111
  • 253
  • 4
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

ko phải lue mà là mình ^^! Công trường trở thành bãi rác hôi thối "Không làm rầm rộ rồi buông xuôi" Đó là ý kiến của ông Nguyễn Minh Hoàng, trưởng Ban kinh tế ngân sách HĐND TP.HCM, trong buổi giám sát thực hiện nếp sống văn minh đô thị tại Sở Tài nguyên - môi trường, ngày 4-3. Theo ông Hoàng: muốn người dân không xả rác, tiểu tiện sai qui định thì trước tiên phải đảm bảo đủ thùng rác, nhà vệ sinh... Vì vậy, Sở Tài nguyên - môi trường phải lên kế hoạch thật cụ thể chi tiết, nhanh chóng tập hợp những khó khăn cần tháo gỡ để kiến nghị TP hoặc trung ương kịp điều chỉnh, bổ sung các qui định. Về công tác xây dựng, quản lý nhà vệ sinh công cộng (NVSCC), ông Hoàng nói sẽ kiến nghị với UBND TP giao cho Công ty Dịch vụ công ích thuộc lực lượng Thanh niên xung phong TP. Hiện đơn vị này đang quản lý gần 20 NVSCC trên địa bàn TP, trong đó nhiều NVSCC đã được khấu hao và có lãi. QUANG KHẢI Đi dọc tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè qua địa bàn các quận Tân Bình, Phú Nhuận, Q.3, Q.1 và Bình Thạnh, nhiều người dân cho rằng các nhà thầu thi công dự án vệ sinh môi trường đang làm cho vệ sinh môi trường... tệ hơn. Quả thật, dọc theo các hàng rào công trường đầy rẫy những bãi rác. Chị Phạm Thị Băng Tâm, nhà ở P.Đa Kao, Q.1, nói từ khi công trình khởi công cách đây ba năm, khu vực nhà chị trở thành một bãi rác hôi thối không chịu nổi. "Tại sao TP không loại bỏ nhà thầu bê bối đó” - chị Tâm bức xúc nói. Rác, bụi bặm ở khu vực công trường khiến người đi đường và nhà dân ở hai bên công trình lãnh đủ. Ngày 28-2 trên đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, ở khu vực Q.3, nhà thầu gói thầu số 10 đã tháo dỡ một vài hàng rào trả lại mặt bằng cho giao thông nhưng để lại một bãi đất, rác dài hàng trăm mét. Để "chống" lại cát, bụi bay vào nhà, một số hộ dân tự "cứu mình" bằng cách cào đất và bơm nước tưới đường chống bụi. Tương tự, trên các công trình làm vỉa hè ở đường Tân Thành (Q.Tân Phú), Trần Quốc Thảo (Q.3), Trần Huy Liệu (Q.Phú Nhuận)... đất cát được đào bới để tràn ra mặt đường. Điều này cho thấy các nhà thầu thi công thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến vệ sinh môi trường gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư. Các sai phạm trên của các nhà thầu vẫn tiếp diễn ở hầu hết các công trình trong khi các cơ quan chức năng không xử phạt đến nơi đến chốn. Hàng loạt con đường được rào lại khiến người dân phải chen chúc đi đường bên hông công trường rất chật hẹp và ùn tắc giao thông. Trên tuyến đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, hàng loạt hàng rào công trường xiêu vẹo. Có nơi hàng rào công trường phơi bày những tấm tôn rách nát nằm bên cạnh những cây hoang dại khiến nhiều người cho rằng đây là... bãi chiến trường hoang tàn chứ không phải công trường. Theo qui định, hàng rào công trường phải cao 2m nhưng có nơi nhà thầu chỉ làm hàng rào cao 1m mà bên trong là hố sâu nguy hiểm - đó là miệng giếng thoát nước có đường kính 7-9m và sâu hàng chục mét. Bác Trần Văn Đức ở Q.Bình Thạnh cho biết làm hàng rào quá sơ sài nên rất lo trẻ em chui vào đó rất nguy hiểm. NGỌC ẨN

Có thể bạn quan tâm

Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong quá trình dạy học sinh học 9.pdf

  • 109
  • 89
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

GF cảm ơn Mod Little chả biết làm sao ngoài câu cảm ơn , hihi

Có thể bạn quan tâm

TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC SINH HỌC 9

  • 109
  • 33
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu thêm một số kiến thức về di truyền và chọn giống hướng vận dụng trong sách sinh học 9

  • 23
  • 57
  • 2
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết dạy sinh học 9

  • 2
  • 244
  • 25
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC SINH HỌC 9

  • 113
  • 19
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

hinh anh sinh hoc 9

  • 11
  • 37
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

hinh anh sinh hoc 9

  • 10
  • 49
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”