0

Các quốc gia trên thế giới và quan hệ với Việt Nam hiện nay

Cập nhật: 15/01/2015

BRU-NÂY ĐA-RÚT-XA-LAM (BRUNEI DARUSSALAM) I/ Khái quát chung về đặc điểm địa lý, diện tích và dân số: 1. Tên chính thức: Tên nước: Brunei Darussalam (Bru-nây Đa-rút-xa-lam, nghĩa là Xứ sở Hoà bình: The Abode of Peace) Thủ đô: Bandar Seri Begawan (Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan) 2. Địa lý: Vị trí địa lý: Gồm hai phần tách rời nhau nằm lọt trong bang Sarawak của Ma-lai-xi-a. Trừ phía Bắc giáp biển Đông, ba mặt còn lại có biên giới chung với Đông Ma-lai-xi-a. Thành phố lớn: Bandar Seri Begawan (khoảng 100.000 dân). Địa hình: vùng bờ biển là đồng bằng, miền núi ở phía đông và vùng đồi thấp ở phía tây. Diện tích: 5.769 km2, trong đó 70% là rừng, bờ biển dài 160km, trong đó diện tích vùng nước là 500 km2, diện tích đất liền là 5,269 km2. Cả nước chia làm 4 quận: Bru-nây-Muara, Tutong, Belait và Temburong. Khí hậu: Nhiệt đới, nóng, ẩm, chỉ có hai mùa mưa và khô (giống miền Nam Việt Nam). Nhiệt độ trung bình từ 24 - 320C. 3. Dân số: Dân số: 350,898 người (ước tính đến tháng 7 năm 2002), trong đó người Mã chiếm 67%, người Hoa 15%, dân tộc ít người và người nước ngoài 12%. II/ Lịch sử phát triển: Tiểu vương quốc Bru-nây đã có thời kỳ thống trị phần lớn lãnh thổ đảo Borneo và miền Nam Phi-líp-pin. Từ thế kỷ 16 những người Hồi giáo ở bán đảo Malacca đã đến Bru-nây buôn bán và truyền bá đạo Hồi. Trong các thế kỷ 17 và 18 và nhất là cuối thế kỷ 19, với sự xâm nhập của phương Tây, Bru-nây cũng như các tiểu vương quốc khác ở Tây Ma-lai-xi-a bị suy yếu. Năm 1841, thực dân Anh buộc Tiểu vương Bru-nây nhượng phần lớn lãnh thổ của mình cho tiểu vương người da trắng tên là Jame Brook ở Sarawak và đến 1888, Bru-nây hoàn toàn trở thành nước bảo hộ của Anh. Năm 1906 Bru-nây chấp nhận sự kiểm soát của Anh mà quyền hành pháp thuộc về Đại diện thường trực của Anh (British Resident). Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Bru-nây bị Nhật chiếm đóng (1941-1945). Năm 1946, sau khi Nhật bại trận, Anh quay lại chiếm Bru-nây. Trong thời gian này phong trào đấu tranh đòi độc lập phát triễn mạnh ở Bru-nây, dẫn đến việc Anh buộc phải ký với Quốc Vương một thoả ước có tính chất hiến pháp (9/1953) quy định Bru-nây có quyền tự quyết về các vấn đề đối nội, chủ yếu về kinh tế và tôn giáo; Anh là nước bảo hộ phụ trách các vấn đề đối ngoại, quốc phòng và an ninh. Ngày 14/12/1960, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết về trao trả độc lập cho các lãnh thổ thuộc địa và chưa tự trị, trong đó có Bru-nây. Đứng trước phong trào đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Bru-nây chống lại sự bảo hộ của Anh lên cao, ngày 3/11/1971 Anh đã phải thoả thuận với Bru-nây sửa đổi Hiến pháp 1959, công nhận Bru-nây có quyền tự quyết về công việc nội bộ; Anh phụ trách vấn đề đối ngoại, còn vấn đề an ninh và quốc phòng là trách nhiệm chung của cả Anh và Bru-nây. Ngày 1/7/1979 Anh và Quốc Vương Bru-nây đã ký một hiệp định, theo đó Anh sẽ trao trả độc lập hoàn toàn cho Bru-nây vào ngày 31/12/1983. Ngày 15/7/1983, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 37 ngày sinh của mình, Quốc Vương Bru-nây tuyên bố lấy ngày 23/2/1984 làm ngày quốc khánh (tuy ngày tuyên bố độc lập là 1/1/1984). III/ Thể chế chính trị: Ngày quốc khánh: 23/2/1984 (ngày tuyên bố độc lập:1/1/1984 ). Thể chế: Quân chủ chuyên chế Hệ thống pháp luật: dựa trên Luật pháp của Anh; đối với người Hồi giáo Luật Hồi giáo Sharia sẽ được áp dụng thay cho Luật dân sự. Nguyên thủ quốc gia: Quốc Vương (Sultan) Hát-xa-nan Bôn-ki-a (Hassanal Bolkiah) lên ngôi từ 5/10/1967 (Quốc Vương thứ 29). Quốc Vương là nguyên thủ quốc gia, kiêm Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, đồng thời là thủ lĩnh Hồi giáo (từ năm 1998 kiêm thêm chức Bộ trưởng Tài chính). Thể chế nhà nước: Bru-nây theo chế độ quân chủ chuyên chế thế truyền do Quốc Vương đứng đầu. Bru-nây là nhà nước quân chủ chuyên chế gia đình trị. Mọi quyền hành đều nằm trong tay Quốc Vương và gia đình Hoàng tộc. Bru-nây không có quốc hội. Quốc vương Hát-xa-nan Bôn-ki-a có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp và sửa đổi luật pháp, kể cả Hiến pháp. Giúp đỡ Quốc vương cai quản đất nước có 5 Hội đồng do Quốc vương chỉ định: 1) Hội đồng Bộ trưởng; 2) Hội đồng tôn giáo; 3) Hội đồng cơ mật; 4) Hội đồng lập pháp; 5) Hội đồng truyền ngôi. Ngày 10/8/98, Quốc vương đã tấn phong con trai đầu của mình là Hoàng tử A- Mu-ta-đi Bi-la (Al- Muhtadee Billah) lên làm Thái tử. Bộ trưởng Ngoại giao: Hoàng thân Mô-ha-mét Bôn-ki-a (Mohamad Bolkiah), là em trai Quốc vương. IV/ Kinh tế - xã hôi: Bru-nây có nền kinh tế nhỏ nhưng khá thịnh vượng do dựa chủ yếu vào xuất khẩu dầu khí và có dân số ít. GDP trên đầu người cao hơn nhiều so với các nước trong ĐNA nói riêng và thế giới thứ 3 nói chung. Trước năm 1929 Bru-nây còn rất lạc hậu, nghèo nàn, kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn cao su nhỏ bé với sản lượng thấp. Từ năm 1929 việc phát hiện ra dầu mỏ và khí đốt đã đem lại sự giàu có cho đất nước này. Khai thác dầu ngoài khơi bắt đầu từ 1963 và đến nay chiếm phần lớn sản lượng dầu của Bru-nây. Hiện nay dầu hoả và khí đốt chiếm 80% tổng thu nhập trong nước và 90% thu nhập về xuất khẩu.Về thương mại, do đặc thù của cơ cấu kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu dầu khí, Bru-nây luôn là nước xuất siêu. Nhà nước thực hiện các kế hoạch 5 năm, trong đó đề ra các mục tiêu cho từng giai đoạn, chẳng hạn kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1991-1995) đặt nhiệm vụ cấp bách là đa dạng hoá nền kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp mới hướng vào xuất khẩu nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào công nghiệp dầu mỏ; tăng cường sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, phát triển công nghiệp dịch vụ du lịch, tài chính, đồng thời tìm cách khôi phục sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, Bru-nây đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (2001-2005). Bru-nây được chọn làm trụ sở Ban Thư ký BIMP- EAGA (khu vực phát triển Đông ASEAN, gồm Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin). Thiếu lao động là một khó khăn kinh niên của Bru-nây. Tuy nhiên, Bru-nây có nguồn thu nhập từ dầu lửa rất cao và dân số rất ít, do vậy chính phủ của Quốc vương Bru-nây đã thực hiện một số phúc lợi xã hội như công dân không phải đóng thuế thu nhập; giáo dục, chữa bệnh, ma chay không mất tiền; cấp học bổng cho học sinh giỏi được đi học ở nước ngoài; cho nhân dân vay tiền với lãi suất thấp để kinh doanh, sản xuất hay mua nhà ở với giá rẻ. V/ Chính sách đối ngoại: Trước độc lập, chính sách đối ngoại của Bru-nây do chính quyền Anh điều hành và chi phối. Ngay sau khi độc lập, ngoài là thành viên khối Thịnh vượng chung và Tổ chức Hồi giáo, Bru-nây đã trở thành thành viên thứ 159 của Liên hợp quốc, thành viên thứ 6 của ASEAN và là thành viên APEC. Từ 1993 tham gia Phong trào Không Liên kết. Bru-nây tuyên bố chính sách đối ngoại của mình dựa trên các nguyên tắc sau: - Quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. - Tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của nhau. - Duy trì và thúc đẩy hoà bình ổn định ở khu vực. VI/ Quan hệ với Việt Nam: Kể từ khi Việt Nam và Bru-nây thiết lập quan hệ ngoại giao (29/2/1992), quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước phát triển tốt đẹp nhất là trên lĩnh vực chính trị. Hai bên đã tao đổi nhiều đoàn các cấp kể cả cấp cao. Cụ thể: + Phía Việt Nam: Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm chính thức (12-14/11/2001); Phó Thủ tướng Trần Đức Lương thay mặt Thủ tướng Võ Văn Kiệt sang thăm và dự đám cưới con gái đầu của Quốc vương Bru-nây (8/96); Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Trần Đình Hoan thăm làm việc (9/97); Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Cảnh Dinh dự lễ Sinh nhật lần thứ 52 của Quốc vương (14-17/7/1998); Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm chính thức (13-15/6/2000); Bộ trưởng Y tế Đỗ Nguyên Phương thăm làm việc (17-18/9/2001); Trung tướng, Thứ trưởng, Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN Phùng Quang Thanh thăm chính thức (10/2002); Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo dự Phiên họp Hội đồng các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam á lần thứ 39 (02-04/3/2004); Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà thăm chính thức (4/2004). + Phía Bru-nây: Quốc vương Bru-nây thăm chính thức (25- 27/5/1998); Quốc vương dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 6 tại Hà Nội (12/1998); Bộ trưởng Ngoại giao Mohamed Bolkiah thăm chính thức (28-30/4/1999) nhân dịp dự lễ kết nạp Căm-pu-chia vào ASEAN; Bộ trưởng Y tế thăm (10/96); Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Hoàng gia Bru-nây thăm chính thức (2003). Về hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, khoa học-kỹ thuật, văn hoá giữa hai nước: Quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa 2 nước đạt ở mức rất thấp, chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Hàng năm, Bru-nây cấp cho ta một số học bổng đào tạo về dầu khí, tiếng Anh và bảo dưỡng máy bay.

Có thể bạn quan tâm

Pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam.doc

  • 40
  • 235
  • 6
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN BĂNG-LA-ĐÉT (The People's Republic of Bangladesh) I. Khái quát chung: - Thủ đô : Đắc-ca (Dhaka). - Vị trí địa lý : Nằm ở phía Đông Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, phía Tây, phía Bắc và phía Đông giáp Ấn Độ; Đông Nam giáp Myanmar và phía Nam giáp Vịnh Bengal. - Đặc điểm tự nhiên, khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng và ẩm. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 24 độ C - 39 độ C; mùa Đông từ 18 đến 23 độ C. - Diện tích: 148.393 km2. - Dân số : 138,5 triệu người (tính đến 7/2003) ; mật độ trung bình 889 người/km2 tốc độ tăng dân số 1,42%/ năm), chỉ có 35,3% dân số biết chữ; 85% dân số sống ở các vùng nông thôn. - Tôn giáo : 87% dân số theo Hồi giáo, số còn lại theo Ấn Độ giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo. - Ngôn ngữ : Tiếng Bengali là ngôn ngữ chính (95% dân nói tiếng Bengali); tiếng Anh được sử dụng rộng rãi. - Ngày Quốc khánh : 26/3/1971. II. Lịch sử phát triển: Băng-la-đét là quốc gia trẻ nhất Nam Á, được thành lập năm 1971. Lịch sử và văn hoá Băng-la-đét gắn liền với lịch sử và văn hoá Ấn Độ. Trước năm 1947, Băng-la-đét là một phần lãnh thổ của tiểu lục địa Ấn Độ (Đông Ben-gal). Tuy là một bộ phận của Pa-ki-xtan nhưng Đông Pa-ki-xtan bị giai cấp tư sản Tây Pa-ki-xtan bóc lột thậm tệ và trên thực tế là thuộc địa của Tây Pa-ki-xtan. Trong cuộc tổng tuyển cử 12/1970 ở Đông Pa-ki-xtan, Liên đoàn Nhân dân (Awami League-AL) của Sếch Mu-gi-bua Ra-man (Sheikh Mugibur Rahman) giành thắng lợi áp đảo và được sự giúp đỡ của Ấn Độ, nước Cộng hoà Nhân dân Băng-la-đét độc lập ra đời ngày 26/3/1971. Sếch Mu-gi-bua Ra-man trở thành Tổng thống đầu tiên của Băng-la-đét và ông bị sát hại vào năm 1975. Thời kỳ 1971-1975, chính quyền Băng-la-đét do phái dân sự nắm và thi hành chính sách đối ngoại hoà bình, KLK tích cực, có quan hệ hữu nghị và hợp tác chặt chẽ với Ấn Độ, Liên Xô và các nước XHCN, ủng hộ các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Từ năm 1975-1982, tình hình Băng-la-đét luôn có biến động, nhiều lần thay đổi chính phủ, phe quân sự lên nắm quyền ở Băng-la-đét, theo chính sách thiên hữu: đàn áp các đảng phái trong nước, thân Mỹ, phương Tây. Sau thắng lợi của phong trào đòi dân chủ vào đầu những năm 90, ba cuộc tổng tuyển cử vào các năm 1991, 1996 và 2001 đã được tiến hành dân chủ và công bằng với sự tham gia của hai lực lượng chính trị chủ yếu và đối địch nhau là AL và Đảng Dân tộc Băng-la-đét (BNP). Hiện nay chính phủ do bà Kha-lê-đa Di-a, thủ lĩnh BNP đứng đầu. III. Thể chế chính trị và đảng phái: Băng-la-đét theo chế độ dân chủ đa đảng. Từ tháng 9/1991, Quốc hội Băng-la-đét thông qua quyết định chuyển từ chế độ Tổng thống sang chế độ dân chủ đại nghị. - Nguyên thủ quốc gia: Đứng đầu Nhà nước là Tổng thống, đứng đầu cơ quan hành pháp là Thủ tướng. - Quốc hội (gọi là Jatiya Sangsad) là cơ quan lập pháp tối cao gồm 330 đại biểu, được bầu trực tiếp thông qua Tổng tuyển cử với nhiệm kỳ 5 năm. - Chính phủ: là cơ quan hành pháp cao nhất. Sau Tổng tuyển cử, Thủ lĩnh một đảng hoặc liên minh các đảng có đa số ghế ở Quốc hội làm Thủ tướng Chính phủ. - Toà án tối cao là cơ quan tư pháp cao nhất. - Băng-la-đét có khoảng 100 đảng phái, trong đó 3 đảng lớn là Đảng Dân tộc Băng-la-đét (BNP), Liên đoàn Nhân dân (Awami League, AL), Jatiya Party (Đảng Dân tộc). - Lãnh đạo hiện nay: + Thủ tướng: Bà Kha-lê-đa Zi-a (Khaleda Zia) + Tổng thống: Y-a-giu-din Ac-met (Iajuddin Ahmed) + Chủ tịch Quốc hội: Gia-mi-ru-đin Si -ca (Jamiruddin Sircar) + Bộ trưởng ngoại giao: M. Moc-Set Khan (M. Morshed Khan). IV. Kinh tế-xã hội: - Băng-la-đét về cơ bản vẫn là nước nông nghiệp, nghèo và kém phát triển với khoảng 50% dân số còn sống dưới mức nghèo khổ dưới 1 USD/ngày. Trong năm tài chính 2003-2004, GDP tăng trưởng 5,5%, dự kiến trong năm tài chính 2004-2005 (kết thúc vào tháng 6/2005), GDP tăng 5,7%. - Nông nghiệp: là ngành kinh tế được chính phủ ưu tiên hàng đầu, đóng góp 25% GDP và 62,93% nhân lực làm việc. Nông nghiệp của Băng-la-đét gồm các nghề chính: trồng trọt, chăn nuôi, thủy, hải sản và lâm nghiệp. Các nông sản chính là lúa gạo, đay, chè, mía, khoai tây, thuốc lá, bông, hạt có dầu… - Băng-la-đét là một trong những nước đưa ra sáng kiến và đi đầu trong việc thành lập Ngân hàng nông thôn dành cho người nghèo và đã thu được nhiều kết quả tốt, được nhiều nước học tập. - Công nghiệp: Nền công nghiệp của Băng-la-đét mới chỉ chiếm tỷ trọng 26,5% GDP và thu hút khoảng 12% lực lượng lao động. Các ngành công nghiệp chính là công nghiệp chế biến đay, đường, chế biến lương thực, dệt, sản xuất phân bón, dược phẩm, xi măng, đồ gốm điện tử v.v... - Thương mại: Từ khi tiến hành tự do hoá và mở cửa kinh tế cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, chính phủ Băng-la-đét chú trọng và có nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu. Năm tài chính 2003-2004, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 7,5 tỷ USD, tăng khoảng 16,2 %. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất chiếm 37%, tiếp đến là Đức 11,37% và Anh 10,83%. Các mặt hàng chính là quần áo may sẵn, chè, đay, đồ da…. Do tăng xuất khẩu nên thâm hụt cán cân thương mại có chiều hướng gia tăng 906 triệu USD (tháng 1-6/2004) so với 776 triệu USD (tháng 7/03-1/2004). - Đầu tư nước ngoài: Đầu tư trực tiếp vào Băng-la-đét năm 2002 là 360 triệu USD, năm 2003 là 350 triệu USD. Các nước Đông Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản) chiếm 45% FDI, tiếp đến là Na-uy 19%, Mỹ 17%, Singapore 14%. - Lạm phát có xu hướng giảm ở mức 5,9% (1/2004) so với năm ngoái là 6,5% (12/2003). Lạm phát trung bình năm tài chính (7/2003 - 6/2004) là 6,1%. - Dự trữ ngoại tệ đạt 2,8 tỷ USD tương đương với khoảng 3 tháng nhập khẩu (7/2004). Nguồn ngoại tệ do kiều dân chuyển về nước gia tăng 11,2% đạt 680 triệu USD so với 638 triệu USD trong 7 tháng đầu năm tài chính 2004. - Tỷ giá hối đoái 62,7 Takar/ 1USD ( 6/2004). V. Đối ngoại: Băng-la-đét thi hành chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước, đặc biệt chú trọng quan hệ với Ấn Độ và các nước láng giềng ở Nam Á, các nước Hồi giáo, Trung quốc, đồng thời tích cực phát triển quan hệ với Mỹ, Nhật bản và các nước Đông Nam Á, Châu Á-TBD. Sau khi lên nắm quyền vào năm 2001, chính phủ của Thủ tướng B. Kha-lê-đa Di-a triển khai mạnh chính sách "hướng Đông", tăng cường quan hệ với ASEAN. Băng-la-đét là thành viên của LHQ, Phong trào KLK, Tổ chức các nước Hồi giáo (IOC) và Khối Liên hiệp Anh và các tổ chức ở khu vực Nam Á: Tổ chức hợp tác các nước Nam Á (SAARC), Nhóm hợp tác kinh tế liên khu vực BIMSTEC. VI. Quan hệ Việt Nam - Băng-la-đét: - Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ từ 11/2/1973. Tháng 11/1993, Băng-la-đét lập Đại sứ quán tại Hà Nội và ta mở lại Đại sứ quán tại Đắc-ca từ tháng 1/2003. Hai bên đã trao đổi một số đoàn cấp cao: Việt Nam có đoàn Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1997), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (2004), Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (2003). Phía Băng-la-đét đã cử đoàn Bộ trưởng Thương mại Băng-la-đét T. Ac-met (tháng 9/1996), Bộ trưởng Ngoại giao A.S.A-dat (tháng 5/1999), Bộ trưởng Nông nghiệp M.K An-oa (tháng 10/2003), Bộ trưởng Ngoại giao M. Mo-sét Khan và Bộ trưởng Văn hoá Se-li-ma Ra-man (7/2004). Phòng thương mại và công nghiệp hai nước đã thiết lập quan hệ (3/2004) và lập Hội đồng doanh nghiệp chung để tăng cường việc trao đổi thông tin kinh tế - thương mại, chào hàng,… - Quan hệ kinh tế giữa hai nước ở mức độ thấp so với tiềm năng: năm 2003 đạt 20 triệu USD (Việt Nam xuất 12 triệu USD và nhập 8 triệu USD). Việt Nam xuất sang Băng-la-đét hàng dệt may, điện tử, rau quả, hạt tiêu, cao su, giày dép, thủ công mỹ nghệ và nhập của Băng-la-đét hoá chất, nguyên phụ liệu dệt may, dược phẩm, da, sắt thép và một số mặt hàng thuộc công nghiệp chế tạo. Trong năm nay (2004) dự kiến thương mại hai chiều ở mức 30 triệu USD và hai bên phấn đấu đưa kim ngạch thương mại lên 50 triệu USD vào 2005. - Hai bên đã ký được một số Hiệp định hợp tác và Nghị định thư.

Có thể bạn quan tâm

Các phương pháp bảo vệ tỷ giá bằng các công cụ phái sinh, thực tiễn trên thế giới và bài học cho việt nam.doc

  • 36
  • 357
  • 6
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA (KINGDOM OF CAMBODIA) I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA LÝ, DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ: - Tên nước : The Kingdom of Cambodia (Vương quốc Campuchia). - Diện tích : 181.035 km2. - Thủ đô : Phnom Penh. - Các thành phố lớn: Phnom Penh, Battambang, Kompong Cham, Sihanouk Ville, Seam Reap - Vị trí địa lý: Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan (2.100 km), Đông giáp Việt Nam (1.137km), Đông Bắc giáp Lào (492km), Nam giáp biển (400 km). Sông ngòi: tập trung trong 3 lưu vực chính (Tonglé Thom, Tonlé Sap và Vịnh Thái Lan). Phân bố địa hình: đồng bằng chiếm 1/2 diện tích, còn lại là núi, đồi bao quanh đất nước. -Dân tộc: Người Khmer chiếm 90% gồm nhiều loại như Khơ me giữa (Khmer Kandal), Khơ me Thượng (Khmer Leu) và Khơ me dưới (Khmer Krom). Các dân tộc thiểu số: người Mã lai, người Chàm, người Lào, người Miến điện, Việt Nam, Thái Lan, Hoa (10%). Tiếng Khơ-me là ngôn ngữ chính thức (95%). Mọi công dân Campuchia được gọi là người mang "quốc tịch Khơ me". Đạo Phật (khoảng 90%) được coi là Quốc đạo. 35% dân số biết chữ. Dân số: 13,4 triệu người (tính đến năm 2002). Tỉ lệ tăng dân số: 2,24%/năm. II- LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN: 1. Lịch sử hình thành: Vương quốc Khơme ra đời vào cuối thế kỷ thứ 9, trên lãnh thổ của Phù-nam và Chân-lạp trước đây. Kinh đô lúc đó là Angkor. Từ cuối thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 13, Vương quốc Khơme phát triển cực thịnh. Từ thế kỷ 13 đến nửa đầu thế kỷ 19, các cuộc chiến tranh nội bộ và chinh phục của ngoại bang đã làm cho Vương quốc Khơme suy yếu. 2. Tóm lược một số giai đoạn lịch sử quan trọng qua các thời đại: - Những năm 60 của thế kỷ 19 thực dân Pháp vào Đông Dương. Năm 1863 Pháp buộc Vua Norodom phải ký Hiệp ước đặt Campuchia dưới sự bảo hộ của Pháp và đến 1884 Campuchia hoàn toàn trở thành thuộc địa của Pháp. - Năm 1941, Sihanouk lên ngôi đã vận động đấu tranh giành lại nền độc lập cho Campuchia. Ngày 9/11/1953, Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Campuchia. Tháng 4/1955, Sihanouk thoái vị nhường ngôi Vua cho cha là Norodom Suramarith để thành lập Cộng đồng xã hội bình dân. Trong cuộc tuyển cử 9/1955, Cộng đồng xã hội bình dân đã giành được thắng lợi lớn. Sihanouk trở thành Thủ tướng, mọi quyền lực tập trung vào tay ông. Năm 1960, Quốc vương Norodom Suramarith qua đời, Sihanouk được Quốc hội bầu làm Quốc trưởng Campuchia. - Ngày 18/3/1970, Lon Nol - Siric Matak, được sự trợ giúp của Mỹ đảo chính Sihanouk, thành lập "Cộng hoà Khơ-me" (10/1970). Sihanouk và Hoàng tộc sang cư trú tại Trung Quốc và sau đó thành lập Mặt trận Đoàn kết dân tộc Campuchia (FUNK) và Chính phủ Đoàn kết dân tộc Vương quốc Campuchia (GRUNK) đặt trụ sở tại Bắc Kinh. - Ngày 17/4/1975, Pol Pot lật đổ chế độ Cộng hoà của Lon Nol, thành lập nước "Campuchia dân chủ", thực hiện chế độ diệt chủng tàn khốc nhất trong lịch sử của Campuchia. - Ngày 2/12/1978, Mặt trận giải phóng dân tộc Campuchia ra đời do ông Heng Samrin làm Chủ tịch. Ngày 7/1/1979, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, đã lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot - Iêng Xary, thành lập nước "Cộng hoà Nhân dân Campuchia", năm 1989 đổi thành "Nhà nước Campuchia" (SOC). - Ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình Campuchia được ký kết giữa 19 nước và 4 phái Campuchia tại thủ đô Paris (Pháp). Ngày 23 - 25/5/1993, Tổng tuyển cử ở Campuchia do Liên hiệp quốc tổ chức. Ngày 24/9/1993, Quốc hội mới và Chính phủ Liên hiệp CPP-FUNCINPEC được thành lập Tên nước đổi thành Vương quốc Campuchia theo chế độ quân chủ lập hiến, thực hiện chế độ đa đảng và nền kinh tế thị trường. N. Sihanouk lên ngôi Vua. - Ngày 26/7/1998, Tổng tuyển cử lần thứ hai. Quốc hội Campuchia do Hoàng thân Ranariddh làm Chủ tịch. Chính phủ Hoàng gia tiếp tục là Chính phủ liên hiệp giữa CPP và FUNCINPEC. - Ngày 27/7/2003, Tổng tuyển cử Quốc hội nhiệm kỳ 3 bầu 123 ghế trong Quốc hội, 3 đảng lớn giành thắng lợi là CPP giành 73 ghế, FUN : 26 ghế, SRP: 24 ghế. Chính phủ liên hiệp vẫn là CPP và FUN trong đó CPP giữ vai trò nòng cốt. III. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ : Thể chế nhà nước: Campuchia là quốc gia Quân chủ lập hiến. Hệ thống uyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp. Hành pháp: Đứng đầu nhà nước: Quốc vương Norodom Sihanouk : lên ngôi 24/12/1993. Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng và hai Phó Thủ tướng Nội các: Hội đồng Bộ trưởng do Vua bổ nhiệm. Lập pháp: Lưỡng viện: Quốc hội (Chủ tịch:Ranariddh, có123 ghế, bầu đại biểu theo chế độ phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện (Chủ tịch: Chea Sim, có 61 ghế: 2 do Quốc vương chỉ định, 2 do Quốc hội chỉ định, 57 do bầu, nhiệm kỳ 5 năm). Tư pháp:Hội đồng Thẩm phán tối cao (được Hiến pháp quy định, thành lập 12/1997); Toà án Tối cao (và địa phương). Các đảng chính trị: Hiện nay ở Campuchia có 3 Đảng lớn là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Đảng FUNCINPEC là hai đảng chính đang cầm quyền ở Campuchia. Ngoài ra còn có Đảng Sam Rainsy là đảng đối lập chính và một số đảng khác (50 Đảng). IV. KINH TẾ : Campuchia là nước nông nghiệp, có nhiều tài nguyên quý hiếm như đá quý, hồng ngọc, vàng, gỗ. Ngoài ra, Campuchia có Angkor Wat là một kì quan nổi tiếng của thế giới. Nền công nghiệp của Campuchia còn yếu kém. Hàng năm, Campuchia phải nhập siêu hàng trăm triệu USD. Nợ nước ngoài hơn 2,4 tỷ USD (chủ yếu nợ Nga, Mỹ, ADB, IMF). Sau Hiệp đinh Pari về Campuchia, một số nhà đầu tư nước ngoài đã vào kinh doanh, đầu tư ở Campuchia nhưng còn bị hạn chế. Tăng trưởng kinh tế năm 2003 đạt 5%, lạm phát dưới 3,5%. Xuất khẩu năm 2003 đạt 1,54 tỷ USD, gần 50% ngân sách quốc gia hàng năm của Campuchia phụ thuộc vào viện trợ của nước ngoài (khoảng 500 triệu USD). GDP (năm2003): 3,6 tỷ USD (IMF). Tiền tệ: Đồng Riel là đồng tiền quốc gia; tỉ giá trao đổi so với đô la Mỹ là ± 4000 riel/1 USD vào thời điểm hiện nay. GDP bình quân đầu người: 280 USD. V. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI : Theo quy định của Hiến pháp, Campuchia thực hiện chính sách trung lập, không liên kết vĩnh viễn, không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Đến nay Campuchia đã thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ với 88 nước trên thế giới. Tháng 4/1999, Campuchia đã trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN. Tháng 9/2003, Campuchia trở thành thành viên chính thức của WTO, Campuchia đang tích cực vận động để gia nhập ASEM và là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2006-2007. Campuchia đẩy mạnh quan hệ với các nước láng giềng và hội nhập khu vực. VI. QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM : 1- Về chính trị: Ngày 24/6/1967 hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. - Từ 1954-1970, chính quyền Sihanouk thực hiện chính sách hoà bình trung lập tích cực, từng bước có quan hệ tốt với các lực lượng cách mạng Việt Nam, ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước và thống nhất Tổ quốc của Việt Nam. - Từ tháng 3/1970 đến 4/1975, các lực lượng cách mạng 3 nước Đông Dương thành lập Mặt trận Đoàn kết Đông dương để hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chung chống Mỹ và tay sai. Quân tình nguyện VN lần thứ hai vào Campuchia. - Từ 1979 - 1991, Việt Nam lần thứ ba đưa quân vào Campuchia giúp lực lượng cách mạng Campuchia lật đổ và ngăn chặn chế độ diệt chủng Pol Pot, giúp Campuchia hồi sinh. Tháng 10/1991, Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết. Campuchia tiến hành Tổng tuyển cử 5/1993 do LHQ bảo trợ và Chính phủ Hoàng gia Campuchia được thành lập. - Từ 1993 đến nay, quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, nhất trí phương châm phát triển quan hệ hai nước theo hướng"hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài" 2- Về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật, văn hoá giữa hai nước: Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Campuchia được thành lập (1995) và đã tiến hành sáu kỳ họp. Quan hệ kinh tế thương mại phát triển tốt. Kim ngạch buôn bán hai chiều tăng liên tục: 2001 là 186 triệu USD, 2002 là 240 triệu USD và 2003 là 350 triệu USD. Hai nước mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực nhất là nông nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế, năng lượng, giao thông vận tải, du lịch. Hiện nay 2 nước đang tiếp tục thực hiện lộ trình cho chương trình "Tam giác phát triển VN-Lào-Campuchia" do Hội nghị Thủ tướng 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia thông qua tại Thành phố Hồ Chí Minh 2/2002. Hai bên đã phối hợp với Lào tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 3 Thủ tướng 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia tại Xiêm Riệp (Campuchia) tháng 7/2004.

Có thể bạn quan tâm

Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc

  • 85
  • 674
  • 11
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

TÌNH HÌNH ĐẠI HÀN DÂN QUỐC VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM-HÀN QUỐC I- CÁC VẤN ĐỀ CHUNG: - Tên nước: Đại Hàn Dân Quốc (gọi tắt là Hàn Quốc) (Republic of Korea) - Thủ đô: Xơ Un (Seoul - 10 triệu người) - Các thành phố lớn: Busan, Taegu, Taejon, Kwangju, Inchon, Ulsan. - Vị trí địa lý: Ở phía Nam bán đảo Triều Tiên, Đông, Tây, Nam giáp biển, Bắc giáp Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc vĩ tuyến 380 Bắc. - Diện tích: 99.392 km2 (toàn bán đảo: 222.154 km2) - Khí hậu: Khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. - Nhiệt độ thấp nhất là -80C, cao nhất là +270C. - Dân số: Năm 2002 có 47, 640 triệu người, tăng 0,6%/năm . - Dân tộc: Chỉ có 1 dân tộc là dân tộc Hàn (Triều Tiên). - Tôn giáo: Số người tín ngưỡng chiếm 51% dân số, chủ yếu là đạo Phật (48%), Tin Lành (36,4%), Thiên Chúa. - Ngôn ngữ: Tiếng Hàn Quốc. Chỉ một tiếng nói, một chữ viết. - Tiền tệ: Đồng Won (W). Tỉ giá hối đoái so với đồng đô la Mỹ: 1.200 W/1USD (28/6/2002) - Ngày Quốc khánh: 1/ Ngày 15/8/1945, Ngày Giải phóng (của cả dân tộc Triều Tiên khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản). Nội bộ kỷ niệm long trọng, Tổng thống đọc diễn văn ở mít tinh trung ương. Tổng thống, Chính phủ nhận điện mừng của Lãnh đạo các nước 2/ Ngày 03/10/2333 Trước Công nguyên, Ngày Lập quốc (của cả dân tộc Triều Tiên), còn gọi là lễ Khai thiên. Cơ quan đại diện ở ngoài nước tổ chức chiêu đãi. - Các nhà lãnh đạo chủ chốt hiện nay ( đến 29/06/2004): - Tổng thống: Nô Mu Hiên (Roh Moo Hyun), từ 25/2/2003. - Thủ tướng: Ly He Chan (Lee Hae Chan), được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2004. - Chủ tịch Quốc hội: Kim Uôn Ki (Kim Won Ki), từ 05/6/2004 - Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại: Ban Ki Mun (Ban Ki Moon), từ 16/01/2004. II- KHÁI QUÁT LỊCH SỬ, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI : Trước năm 1945, Hàn Quốc hay Triều Tiên chỉ là tên gọi khác nhau của bán đảo Triều Tiên. Đất nước này có khoảng 5.000 năm lịch sử. Tổ tiên của người Triều Tiên là những người thuộc các bộ lạc Mông Cổ di cư từ vùng Trung Á đến bán đảo. Năm 2333 trước Công nguyên, nước Cổ Triều Tiên (Ko Choson) ra đời, lấy Bình Nhưỡng làm trung tâm, bao gồm cả vùng Mãn Châu, Hoa Đông (Trung Quốc) và bán đảo Triều Tiên. Nhà nước này tồn tại khoảng 1000 năm, liên tiếp bị nhà Chu, nhà Hán xâm lược. Từ năm 57 trước công nguyên, 3 nhà nước phong kiến mới lần lượt hình thành là Koguryo (bao gồm phía bắc bán đảo và vùng Mãn Châu Trung Quốc), Paekche và Shilla (phía nam bán đảo). Thời đại Tam quốc này kéo dài 700 năm. Năm 668, Shilla thôn tính Kokuryo và Paekche, lập nên triều đại Shilla thống nhất trên bán đảo, kéo dài gần 3 thế kỷ (668-918). Từ 918-1392 vua Wang Kon sáng lập ra nhà nước Koryo (Cao Ly, nhà Vương), lấy Thủ đô là Kaeseong. Từ 1392-1910 vua Ly Song Gye sáng lập ra nhà nước Choson (Triều Tiên, nhà Lý), rời đô về Seoul (1394), vua Sejong (triều vua thứ tư) đã sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Triều Tiên mà ngày nay vẫn đang dùng. Nước Triều Tiên được thế giới biết đến từ triều đại Koryo. Tên nước Koryo được phiên âm quốc tế thành KOREA. Cuối thế kỷ 19, bán đảo Triều Tiên bị các nước lớn Trung Quốc, Nga, Nhật Bản tranh giành nhau. Năm 1910, Nhật Bản thôn tính Bán đảo. Năm 1945, Bán đảo được giải phóng, nhưng đất nước bị chia cắt, hình thành hai nhà nước theo hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau: Phía Nam gọi là Đại Hàn Dân Quốc gọi tắt là Hàn Quốc, tên tiếng Anh là Republic of Korea (ngày 15 tháng 8 năm 1948, Tổng thống là Lý Thừa Vãn) và CHDCND Triều Tiên ở phía Bắc (ngày 09 tháng 9 năm 1948, Chủ tịch nước là Kim Nhật Thành), tên tiếng Anh là Democratic People’s Republic of Korea lấy vĩ tuyến 380 Bắc làm ranh giới. Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 đã không làm thay đổi được cục diện trên bán đảo, vĩ tuyến 38 trở thành đường ranh giới quân sự cho đến ngày này. III- CHÍNH TRỊ : 1) Thể chế nhà nước: Hiến pháp Hàn Quốc ban hành lần đầu tiên ngày 17/7/1948 quy định nền chính trị Hàn Quốc theo chế độ Cộng hoà, tam quyền phân lập. Chính phủ thực hiện ba chức năng Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Quốc hội và Tổng thống do dân bầu trực tiếp, Thủ tướng và Chánh án Toà án tối cao do Tổng thống chỉ định và Quốc hội thông qua (trong vòng 20 ngày). Sau khi thành lập, các tướng lĩnh quân sự lần lượt nắm quyền lãnh đạo đất nước. Ngày 25/02/1993, người xuất thân từ dân sự (Kim Young Sam) đã lên làm Tổng thống Hàn Quốc, bắt đầu thời kỳ chính phủ dân sự nắm quyền tại Hàn Quốc. - Quyền Hành pháp: Tổng thống là người đứng đầu ngành hành pháp, thực hiện chức năng hành pháp của mình thông qua Hội đồng Nhà nước (bao gồm bản thân Tổng thống là Chủ tịch, Thủ tướng là Phó Chủ tịch và những người đứng đầu 17 Bộ hành pháp trong Nội các). Hội đồng địa phương có nhiệm kỳ 04 năm. Theo Hiến pháp hiện hành, Tổng thống có quyền rộng lớn, một số cơ quan giúp Tổng thống là các Hội đồng và Uỷ ban, Tổng thống chỉ giữ một nhiệm kỳ 5 năm. Sau khi đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 12/2002, ông Roh Mu Hyun đã làm lễ nhậm chức Tổng thống thứ 16 của Hàn Quốc ngày 25/02/2003. - Quyền Lập pháp: Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội. Là cơ quan lập pháp, Quốc hội Hàn Quốc chỉ có một viện, gồm 273 ghế. Nghị sỹ Quốc hội Hàn Quốc được bầu theo nguyên tắc đầu phiếu phổ thông, có nhiệm kỳ 04 năm. - Quyền Tư pháp: Hàn Quốc thực hiện chế độ tư pháp ba cấp gồm Toà án Tối cao, ba toà Thượng thẩm và các Toà án Quận ở các thành phố lớn. Toà án Tối cao xem xét và thông qua những quyết định cuối cùng những sự chống án đối với các quyết định của các Toà Thượng thẩm, quyết định của Toà án Tối cao là cuối cùng không được tranh cãi. Một số chính đảng chủ yếu hiện nay : Ngày 15/4/2004, Hàn Quốc đã tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội khoá 17 để bầu ra 227 trong tổng số 273 nghị sĩ (46 ghế còn lại được phân chia theo tỉ lệ đại diện của các đảng thắng cử trong Quốc hội) với sự tham gia của 14 chính đảng và một số ứng cử viên tự do trong đó trọng tâm là hai đảng URI (đảng cầm quyền của Tổng thống Nô Mu Hiên) và đảng Đại dân tộc GNP (đảng đối lập) tại 13 3167 khu vực bầu cử, theo hai phương thức khu vực và tỷ lệ. Kết quả, đảng URI (thành lập ngày 11/11/2003) đứng thứ nhất với 152 ghế (tăng 103 ghế, quá bán), kế tiếp là đảng Đại dân tộc với 121 ghế (giảm 16 ghế), đảng Dân chủ lao động 10 ghế, đảng Dân chủ 9 ghế (giảm 52 ghế), đảng Tự do dân chủ 4 ghế (giảm 6 ghế) và các đảng khác chiếm 3 ghế. IV- KINH TẾ : 1) Khái quát: Vốn là một nước nghèo tài nguyên, thị trường trong nước hẹp, tích luỹ trong nước ít, GNP tính theo đầu người năm 1962 chỉ 82 USD, nhưng qua hơn 1/4 thế kỷ, Hàn Quốc đã phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, đến giữa những năm 80 đã trở thành một trong những nước công nghiệp phát triển mới (NICS). Trong giai đoạn 1962-1992, Hàn Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9%. Năm 1996 GNI (Tổng thu nhập quốc dân) tính theo đầu người đạt 11.385 USD, là nước thứ hai ở Châu Á (sau Nhật Bản) gia nhập tổ chức kinh tế OECD. Thành công phát triển kinh tế của Hàn Quốc được gọi là "Kỳ tích sông Hàn". Năm 2002 GNP là 477 tỷ USD (đứng thứ 12 trên thế giới), GNP tính theo đầu người đạt 10. 013 USD. Đặc điểm của kinh tế Hàn Quốc là một nền kinh tế thị trường nhưng Nhà nước đóng vai trò quan trọng. Một số ngành được coi là mũi nhọn và thế mạnh của Hàn Quốc là: sắt thép, cơ khí, điện tử, bán dẫn, ôtô, đóng tàu, hoá chất (xi măng, hoá dầu...). Hàn Quốc có 21 % đất trồng trọt, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu gồm gạo, lúa mạch, lúa mì, khoai và rau tươi. Năm 1997, Hàn Quốc bị khủng hoảng kinh tế tiền tệ nặng nề chưa từng có trong lịch sử. Để tháo gỡ khó khăn, Chính phủ Hàn Quốc đã phải chấp nhận vay khẩn cấp của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) 57 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo, tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường dân chủ, phá bỏ quyền lực của các tài phiệt, coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của nhà nước, chống câu kết chính trị - kinh doanh, mặt khác, đã áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng", huy động quốc dân quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ. Kết quả là Hàn Quốc đã thành công trong việc khắc phục khủng hoảng trong thời gian 3 năm (1998-2000). Hàn Quốc đã trả xong nợ của IMF. Dự trữ ngoại tệ đã đạt 133 tỷ USD (tháng 7/2003). Các thị trường chính của Hàn Quốc là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN, EU. Tổng kim ngạch mậu dịch năm 2002 đạt 314,597 tỷ USD trong đó Hàn Quốc xuất 162,471 tỷ USD, nhập là 152,126 tỷ USD; thặng dư 10,3 tỷ USD. Tháng 2/2003, Tổng thống Roh Moo Hyun công bố chính sách và mục tiêu kinh tế mới: về lâu dài, xây dựng ổn định và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên; biến Hàn Quốc thành một trung tâm kinh doanh của Khu vực Đông Bắc Á; Đổi mới quản lý chính phủ; tăng quyền lực cho chính quyền địa phương; cân bằng sự phát triển giữa các khu vực địa lý, xây dựng hệ thống phúc lợi tập thể với việc giảm bớt khoảng cách giàu nghèo; cải cách chế độ lao động; cải cách khu vực nông nghiệp - thủy hải sản; lấy khoa học và kỹ thuật là trọng tâm; xây dựng thủ đô hành chính mới; Kinh tế Hàn Quốc những năm gần đây phát triển tương đối thuận lợi. Tốc độ phát triển kinh tế năm 2000: 8,5%, 2001: 3,8%, 2002: 7%, 2003: 3,1%. Năm 2002 GNP đạt 477 tỷ USD (đứng thứ 11 trên thế giới), năm 2003 đạt 605,2 tỷ USD, GNP tính theo đầu người năm 2002 đạt 11400 USD, năm 2003 đạt 12 646 USD; tổng kim ngạch mậu dịch năm 2002 đạt 314,597 tỷ USD trong đó xuất 162,471 tỷ USD, nhập là 152,126 tỷ USD; thặng dư 10,3 tỷ USD. Kim ngạch mậu dịch năm 2003 đạt 372,6 tỷ USD trong đó xuất 193,8 tỷ USD, nhập 178,8 tỷ USD, thặng dư đạt 12,32 tỷ USD. Quý 2 năm 2004 kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 5,6%. Dự kiến cả năm 2004 đạt khoảng 5,5% (cao hơn năm 2003); lạm phát 3,5%, thặng dư thương mại 22,9 tỷ đô la. V- CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI : - Hàn Quốc là thành viên Liên Hợp Quốc (tháng 9/1991), tham gia Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD năm 1996), là thành viên của WTO, ASEM, APEC... Hàn Quốc coi trọng quan hệ với các nước đồng minh (Mỹ, Nhật Bản…), sau ngày nhậm chức (25/2/2003), chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Nô Mu Hiên là sang Mỹ (17/5/2003), Nhật Bản (06/6/2003). - Với Mỹ: Hàn Quốc coi quan hệ đồng minh với Mỹ là quan trọng hàng đầu vì lý do an ninh và phát triển kinh tế. Năm 1954, ký Hiệp ước An ninh chung Hàn Quốc - Mỹ, tiếp tục duy trì đến nay. Hiện nay, Mỹ đang duy trì lực lượng gồm 37 nghìn quân đóng tại Hàn Quốc nhưng đang có kế hoạch rút 12.500 quân (khoảng 1/3) khỏi Hàn Quốc trong vài năm tới. - Với Nhật Bản : Hai nước bình thường hoá quan hệ năm 1965 (Nhật Bản bồi thường cho Hàn Quốc 500 triệu USD); Nhật Bản là bạn hàng và hợp tác kinh tế số 3 của Hàn Quốc. - Với Trung Quốc: Trước năm 1992, Hàn Quốc vẫn duy trì quan hệ với Đài Loan. Sau khi lập quan hệ ngoại giao, Trung Quốc đã vươn lên trở thành đối tác kinh tế lớn thứ 2 của Hàn Quốc (vượt Nhật Bản). Hàn Quốc coi trọng vai trò của Trung Quốc đối với khu vực, đặc biệt là trong việc giải quyết vấn đề Bán đảo Triều Tiên. - Với Nga: Trong những năm gần đây, Hàn Quốc và Nga trao đổi nhiều đoàn cấp cao, Nga muốn đóng vai trò tích cực hơn tại bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc coi hợp tác kinh tế và an ninh với Mỹ là trụ cột trong thế kỷ tới, tăng cường quan hệ với Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, EU, các nước Đông Nam Á và phát triển quan hệ cùng có lợi với tất cả các nước. - Với ASEAN: Hàn Quốc coi trọng quan hệ với tổ chức ASEAN và các nước Đông Nam Á, hoạt động tích cực trong khuôn khổ cơ chế ASEAN + 1, ASEAN + 3 và Diễn đàn An ninh khu vực (ARF). Đến nay, Hàn Quốc đã có quan hệ ngoại giao với 183 nước trong số 191 nước trên thế giới. Ngày 21/10/1996, Hàn Quốc trở thành thành viên thứ 29 của OECD (tổ chức của các nước công nghiệp tiên tiến). Hàn Quốc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh ASEM III năm 2000, được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khoá 56 (9/2001-9/2002), đăng cai chung với Nhật Bản World Cup 2002, đăng cai ASIAD-14 Busan 2002, sẽ tổ chức Hội nghị cấp cao APEC 2005. VI- CHỦ TRƯƠNG THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CỦA HÀN QUỐC : Chính sách cơ bản của Hàn Quốc hiện nay là thực hiện thống nhất thành một quốc gia một chế độ theo từng giai đoạn: xây dựng lòng tin, hoà giải hợp tác tiến tới thống nhất đất nước (trong khi đó, từ 1980 Triều Tiên nêu phương án thống nhất là thành lập Liên bang Cao Ly gồm một dân tộc, một quốc gia, hai chế độ, hai chính phủ). Tổng thống Kim Te Chung lên cầm quyền (ngày 25/2/1998) đưa ra và tích cực thực hiện "Chính sách ánh Dương", chủ trương cùng tồn tại, thúc đẩy đối thoại, tăng cường hợp tác kinh tế và giao lưu nhiều mặt giữa hai miền trên cơ sở duy trì sức mạnh quốc phòng và an ninh của Hàn Quốc nhằm khuyến khích, lôi kéo Triều Tiên đổi mới, mở cửa. Từ 13-15/6/2000, Tổng thống Kim Te Chung thăm Bình Nhưỡng, gặp gỡ thượng đỉnh với Tổng Bí thư Kim Châng In. Hai miền ra Tuyên bố chung 5 điểm, thoả thuận vấn đề thống nhất đất nước phải do chính người Triều Tiên giải quyết, thống nhất theo hướng lập Liên bang, giải quyết ngay các vấn đề nhân đạo, tạo sự phát triển cân bằng kinh tế hai miền, tăng cường hợp tác giao lưu trong nhiều lĩnh vực, tiếp xúc thường xuyên giữa các quan chức hai miền. Hai bên đang tích cực thực hiện những thoả thuận này. Đây là cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai miền. Đến tháng 8/2002, đã có 30818 người hai miền tham gia chương trình trao đổi nhân sự (từ các cuộc gặp cấp Bộ trưởng đến các chương trình giao lưu kinh tế, văn hoá...) và có 462912 người Hàn Quốc đi du lịch núi Kim Cương. Tổng viện trợ của Hàn Quốc cho Triều Tiên (cả viện trợ Chính phủ, Hội Chữ thập đỏ, các tổ chức dân sự...) là khoảng 1100 tỷ Won. Ngày 14/6/2003, hai miền đã tổ chức lễ nối đường ray tại khu phi quân sự. Uỷ ban xúc tiến hợp tác kinh tế 2 miền đã họp 5 phiên. Tháng 02/2003, Tổng thống Hàn Quốc Nô Mu Hiên đưa ra chính sách "Hoà bình - Thịnh vượng" đối với Triều Tiên thay thế cho chính sách "ánh Dương" của Cựu Tổng thống Kim Te Chung, trong đó nêu 4 nguyên tắc: Giải quyết tồn tại thông qua đối thoại, hợp tác trên cơ sở tin cậy lẫn nhau và có đi có lại, thúc đẩy hợp tác quốc tế trên nguyên tắc hai miền Triều Tiên đóng vai trò chủ đạo, nâng cao tính minh bạch, mở rộng sự tham dự của nhân dân và tranh thủ sự ủng hộ của các đảng phái. Mặc dù có nhiều khó khăn phức tạp, sự giao lưu hợp tác 2 miền vẫn được thúc đẩy trong những năm gần đây, hai bên tiếp tục tiến hành tổ chức các cuộc gặp gia đình ly tán và các cuộc họp cấp Bộ trưởng hai miền. Gần đây, hai miền đã liên tiếp có các hoạt động hợp tác ở nhiều cấp trên nhiều lĩnh vực như Hội đàm kinh tế cấp Bộ trưởng liên Triều lần thứ 13 (2/2004) và lần thứ 14 (5/2004); Họp lần thứ 8 (tháng 3/2004) và lần thứ 9 (tháng 6/2004) Uỷ ban thúc đẩy hợp tác kinh tế Liên Triều; Hội đàm cấp tướng giữa 2 miền (tháng 6/2004); tiếp tục thúc đẩy thực hiện các cuộc đoàn tụ gia đình ly tán. Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định viện trợ cho Triều Tiên 200.000 tấn phân bón, 400.000 tấn gạo, 1 triệu đô la để khắc phục vụ tai nạn tàu hoả ở Triều Tiên 4/2004; thoả thuận hoàn thành xây dựng khu công nghiệp Khai Thành trong năm 2004, nối và chạy thử tuyến đường sắt liên Triều tháng 10/2004. Trong 6 tháng đầu năm 2004, Hàn Quốc đã viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên 170,6 tỷ won, trong đó: Chính phủ viện trợ 69 tỷ won, các tổ chức xã hội viện trợ 101,6 tỷ won. Thương mại hai chiều 5 tháng đầu năm đạt 260 triệu đô la, tăng hơn 2003 là 22,3%. VII- QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM : 1) Ngày thành lập quan hệ ngoại giao : 22/12/1992 2) Quá trình phát triển quan hệ (những mốc lớn) : Thời kỳ trước 1975, Hàn Quốc có quan hệ ngoại giao, kinh tế, quân sự với chính quyền Sài Gòn, đưa quân sang Việt Nam tham gia chiến tranh xâm lược của Mỹ, gây nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam. Từ 1975-1982, Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ buôn bán tư nhân qua trung gian; từ 1983 bắt đầu có quan hệ buôn bán trực tiếp và một số quan hệ phi chính phủ. Ngày 20/4/1992, ký thoả thuận trao đổi Văn phòng liên lạc giữa hai nước. Ngày 22/12/1992, ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ. Cùng ngày, Hàn Quốc khai trương Đại sứ quán tại Hà Nội. Ngày 19/11/1993 Hàn Quốc khai trương Tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đại sứ hiện nay của Hàn Quốc tại Việt Nam (trình quốc thư ngày 28/5/2003) là ông Yu The Hiên (Yoo Tae Hyun). Đại sứ hiện nay của Việt Nam taị Hàn Quốc là ông Dương Chính Thức (từ tháng 7/2001). Trong thời gian gần đây, hai nước thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao và các ngành, các cấp. Tháng 8/2001, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Hàn Quốc, hai bên ra Tuyên bố chung thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác mới là "Quan hệ Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21". Tiếp theo, Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 9/2003), Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (tháng 6/2004) và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (tháng 7/2004) đã thăm Hàn Quốc. Tháng 12/1998, Tổng thống Kim Te Chung thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-6); Thủ tướng Ly Han Dong (tháng 4/2002) và Chủ tịch Quốc hội Pac Quan Yêng (tháng 10/2003) đã thăm Việt Nam. Tổng thống Nô Mu Hiên sẽ thăm Việt Nam sau khi dự Hội nghị ASEM 5 tại Hà Nội (tháng 10/2004). 3) Tình hình quan hệ hiện nay : - Về chính trị: Việc thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp các ngành đã giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tạo ra những mốc phát triển mới cho quan hệ hợp tác song phương và tăng cường sự phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên trường quốc tế. Về cơ chế hợp tác, giữa hai nước có Uỷ ban liên Chính phủ về Hợp tác Kinh tế và Khoa học kỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc đã được thành lập và hoạt động từ năm 1993, cơ chế trao đổi ý kiến về chính sách thường niên cấp Vụ, Cục trưởng giữa hai Bộ Ngoại giao được thiết lập từ năm 1995. Ngoài ra còn có nhiều cơ chế hợp tác trực tiếp giữa các Bộ, các ngành hai nước. - Về kinh tế, quan hệ phát triển nhanh chóng và có hiệu quả. Hiện nay, hai nước đã trở thành đối tác quan trọng của nhau. Cho đến nay chính phủ Hàn Quốc đã dành các khoản tín dụng ưu đãi từ Quỹ Viện trợ phát triển (EDCF) cho Việt Nam tổng cộng 148 triệu USD và 48,5 triệu USD vốn viện trợ không hoàn lại. Về hợp tác đầu tư, tính đến ngày 30/10/2003, Hàn Quốc là nước đứng thứ 4 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 642 dự án đầu tư đang còn giấy phép hoạt động với tổng số vốn đăng ký trên 4,1 tỷ USD. Năm 2002, Hàn Quốc đứng thứ 2 về đầu tư vào Việt Nam với 150 dự án, tổng số vốn là 267,29 triệu USD. Năm 2003 Hàn Quốc cũng đứng thứ hai (sau Đài Loan) với 171 dự án, đạt 343,6 triệu USD. Về thương mại, Hàn Quốc đứng thứ 10 trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam và là thị trường bạn hàng lớn thứ 4 của Việt Nam, kim ngạch 2 chiều năm 2002 đạt 2,75 tỷ USD, năm 2003 đạt 3,116 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của ta sang Hàn Quốc (năm 2002) là hải sản (+6%), hàng dệt may, dầu thô, dày dép (+47%), cà phê (+78%), cao su (+41%)… Các mặt hàng chính Việt Nam nhập của Hàn Quốc là nguyên phụ liệu dệt may da, máy móc thiết bị phụ tùng, sắt thép, linh kiện điện tử và vi tính, phân bón, ô tô, xăng dầu… - Tới giữa năm 2003 Việt Nam có 20 nghìn lao động đang làm việc tại Hàn Quốc. Tính đến tháng 8/2003, Việt Nam đã đưa 52 000 lượt người lao động sang làm việc tại Hàn Quốc (chiếm 30% tổng số lao động gửi đi nước ngoài). - Hợp tác du lịch: Trong vài năm gần đây, lượng khách du lịch Hàn Quốc vào Việt Nam tăng trung bình 30%/năm, với 7,5 vạn lượt khách năm 2001 và 10 vạn lượt khách năm 2002 tăng gần 50% so với năm 2001. Năm 2003 có hơn 11 vạn lượt khách Hàn Quốc vào Việt Nam; 5 tháng đầu 2004 có 69.710 lượt người, tăng 86,2% so với cùng kỳ năm 2003. Từ 01/7/2004 ta đã thực hiện miễn thị thực cho công dân Hàn Quốc có thời gian lưu trú ở Việt Nam dưới 15 ngày. - Hợp tác văn hoá - giáo dục giữa hai nước tiến triển mạnh. Hai nước đã ký Hiệp định Văn hoá tháng 8/1994 cùng nhiều thoả thuận hợp tác giao lưu thanh niên và giáo dục khác, thường xuyên có các hoạt động giao lưu văn hoá, nghệ thuật, triển lãm, điện ảnh và công diễn. Chính phủ Hàn Quốc cũng cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên và nghiên cứu sinh của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Sức khỏe của phụ nữ và trẻ của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam

  • 26
  • 179
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

TÀI LIỆU CƠ BẢN CỘNG HOÀ IN-ĐÔ-NÊ-XI-A (The Republic of Indonesia) I - Khái quát chung: - Tên nước: Cộng hoà In-đô-nê-xi-a (The Republic of Indonesia) - Thủ đô: Gia-các-ta (có khoảng 10 triệu dân) - Vị trí địa lý: In-đô-nê-xi-a là quốc gia quần đảo lớn nhất trên thế giới, gồm trên 17.500 hòn đảo lớn nhỏ. - Diện tích: Phần đất rộng 1,9 triệu km2 và phần nước 9,9 triệu km2. - Dân số: đông thứ tư trên thế giới, trên 200 triệu ngừời. - Khí hậu: nhiệt đới gió mùa với 2 mùa: mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4. II - Tóm lược về Lịch sử, đất nước, con người : - In-đô-nê-xi-a có lịch sử hơn 3.000 năm. Đầu thế kỷ 16, Hà lan bắt đầu xâm chiếm In-đô-nê-xi-a. Lợi dụng tình hình Nhật đầu hàng đồng minh, ngày 17/8/1945, In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hoà In-đô-nê-xi-a. Xu-các-nô được bầu làm Tổng thống; Mô-ha-mét Ha-ta làm phó Tổng thống. Đến 1965, Xu-các-nô phải nhường quyền cho Xu-hác-tô. - Từ 1967 đến 21/5/1998, Tướng Xu-hác-tô được bầu làm Tổng thống đây là thời kỳ "Trật tự mới". - Ngày 21/5/1998, Xu-hác-tô buộc phải tuyên bố tõ chøc và Phó Tổng thống Ha-bi-bi lên thay. - Ngày 20/10/1999, Ap-đu-ra-man Oa-hít được bầu làm Tổng thống thay Ha-bi-bi nhiệm kỳ 1999-2004. Ngày 23/7/2001, Hội đồng Hiệp thương Nhân dân họp phiên Đặc biệt phế truất Ông Oa-hít và bầu Bà Mê-ga-oa-ti lên làm Tổng thống. Ngày 5/4/2004, tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp và ngày 5/7/2004 bầu Tổng thống và Phó Tổng thống vòng 1. III- Thể chế chính trị: 1.Thể chế Nhà nước:In-đô-nê-xi-a theo chế độ cộng hoà. 2. Cơ cấu các cơ quan quyền lực của Nhà nước: Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống. Quốc hội : Hội đồng Hiệp thương nhân dân (MPR) là cơ quan quyền lực cao nhất của Inđônêxia bao gồm: 550 đại biểu Hội đồng Đại biểu Nhân dân (DPR) và 128 đại biểu Hội đồng Đại biểu Địa phương (DPD). - Cơ chế bầu cử: 5 năm một lần bầu trực tiếp Hội đồng Hiệp thương nhân dân và Tổng thống và Phó Tổng thống. IV- Kinh tế-xã hội : A/ Về kinh tế: Trong hơn 30 năm của Trật tự mới (1966-1998), chiến lược phát triển kinh tế của Inđônêxia trải qua 2 giai đoạn chính: giai đoạn thay thế nhập khẩu, hướng nội (1966-1982) với động lực thúc đẩy chính là sản xuất dầu và khí và giai đoạn hướng ngoại (1983 đến nay) với động lực thúc đẩy chính là xuất khẩu hàng không phải dầu lửa. Từ 1970 - 1997, tốc độ phát triển kinh tế tăng 7% đến 8%/năm. Từ tháng 7/1998, kinh tế In-đô-nê-xi-a chịu tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực nên phải yêu cầu IMF và cộng đồng tài chính quốc tế giúp đỡ để vượt qua khủng hoảng. Cho đến nay, In-đô-nê-xi-a chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhưng một số chỉ số vĩ mô được cải thiện: tỷ giá đồng Rupiah đạt 8.500 so với USD; dự trữ ngoại tệ 34 tỷ USD; lạm phát 1 con số tuy nhiên thất nghiệp ở mức cao (40 triệu người) B/ Về văn hoá- xã hội: Là quốc gia rộng lớn bao gồm nhiều đảo, quần đảo với nhiều dân tộc sinh sống, nền văn hoá rất đa dạng, phong phú và đa tôn giáo. Sự khác biệt về phát triển, văn hoá, tôn giáo đặt ra nhiều thách thức đối với sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của In-đô-nê-xi-a. VI- Đối ngoại: Chính sách đối ngoại: In-đô-nê-xi-a nêu cao học thuyết tự cường quốc gia, tự cường khu vực và đa dạng hoá quan hệ. Chính sách đối ngoại của In-đô-nê-xi-a là "độc lập và tích cực", nói cách khác là hoà bình, độc lập, trung lập và không liên kết. Mặt khác, In-đô-nê-xi-a vẫn phải dựa vào Mỹ, Nhật và Phương Tây để có sự đảm bảo về vốn, kỹ thuật và thị trường để phát triển. In-đô-nê-xi-a thực hiện chính sách cân bằng lợi ích giữa các nước lớn để duy trì hoà bình và phát huy vai trò của mình. Là sáng lập viên của ASEAN (1967), In-đô-nê-xi-a coi trọng quan hệ với ASEAN. VII/ Quan hệ với Việt Nam: 1. Về chính trị: Hai nước thiết lập quan hệ ở cấp Tổng lãnh sự quán (12/1955) và nâng lên hàng đại sứ (30/11/1955 được coi là ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao). Trong thời kỳ Việt Nam chống Mỹ, In-đô-nê-xi-a vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với ta và không dính líu về quân sự vào cuộc chiến tranh của Mỹ chống Việt Nam. Năm 1963 In-đô-nê-xi-a cho Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đặt cơ quan ở Gia-các-ta; đến 29/7/l975, In-đô-nê-xi-a công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời. Từ 1966 đến 1973: Sau đảo chính quân sự 30/9/1965, quan hệ hai nước lạnh nhạt đi, nhiều năm không có đoàn qua lại. Ta chỉ cử đại biện, còn In-đô-nê-xi-a vẫn để Đại sứ. Sau khi Hiệp định Pa-ri về Việt Nam năm 1973 được ký kết, In-đô-nê-xi-a tham gia Uỷ ban quốc tế ở Việt Nam. Tháng 9/1973, ta cử Đại sứ đến Gia-các-ta nhận nhiệm vụ. Từ 1974 đến 1989: Quan hệ 2 nước bắt đầu được cải thiện. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn trong đó có chuyến thăm In-đô-nê-xi-a Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1978). Từ 1990 đến nay: Quan hệ 2 nước bước vào giai đoạn mới với chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử của Tổng thống Xu-hác-tô (11/1990). Đây là chuyến thăm đầu tiên của 1 tổng thống In-đô-nê-xi-a trong 33 năm và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của 1 nguyên thủ quốc gia ở Đông Nam á và Nam Thái Bình Dương kể từ 1975. Bà Mê-ga-oát-ti nhậm chức Tổng thống (23/7/01) đã thăm làm việc nước ta vào ngày 22/8/01. Chủ tịch Trần Đức Lương thăm chính thức In-đô-nê-xi-a từ ngày 10-12/11/2001. Tổng thống Megawati thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25 đến 27/6/2003, hai nước đã ký nhiều hiệp định và MOU đồng thời ký "Tuyên bố về Khuôn khổ Hợp tác Hữu nghị và Toàn diện bước vào thế kỷ 21", Hiệp định Phân định ranh giới thềm lục địa sau 25 năm đàm phán và Hiệp định Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông. Bộ trưởng Biển-Nghề cá In-đô-nê-xi-a thăm chính thức 9-10/2/2004; Tổng tư lệnh Quân đội In-đô-nê-xi-a Sutarto thăm chính thức Việt Nam từ 2-4/3/2004 và Tầu hải quân KRI Dewa Ruci thăm cảng TP Hồ Chí Minh từ 15-18/4/2004. 2. Về hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, KH-KT, văn hoá: Về Đầu tư, In-đô-nê-xi-a tập trung vào các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác than, ngân hàng, khách sạn, chế biến xuất khẩu gỗ, sản xuất sợi Polyester và hoạt chất tẩy rửa DBSA, may mặc và dịch vụ dầu khí. Từ 1998 do lâm vào khủng hoảng kinh tế, đầu tư của In-đô-nê-xi-a vào ta giảm mạnh: từ 243 triệu USD năm 1999 đến 20/10/2003 còn 174,101 triệu USD với 14 dự án. Về buôn bán, kim ngạch 2 chiều tăng khá ổn định: năm 1998 là 572,6 triệu USD, năm 2003 đạt 1,018 tỷ USD (Việt Nam xuất khẩu đạt 467,4 triệu USD) và 2 tháng đầu năm 2004, đạt 196,2 triệu USD (Việt Nam xuất 114,8 triệu). 3. Về hợp tác an ninh quốc phòng, từ chỗ coi Việt Nam là đối tượng tác chiến, thì nay hai bên đã có quan hệ hữu nghị và hợp tác. Năm 1964 In-đô-nê-xi-a đặt phòng tuỳ viên quân sự ở Hà Nội. Năm 1985, ta đặt tuỳ viên quân sự tại Gia-các-ta. Hai bên trao đổi nhiều đoàn Bộ trưởng Quốc phòng, Công an và tướng lĩnh cao cấp. In-đô-nê-xi-a đang đào tạo sĩ quan ta tại Trường Tham mưu Băng đung (SESKO). Tháng 3/2004, Tổng tư lệnh Quân đội In-đô-nê-xi-a Sutarto thăm chính thức Việt Nam .

Có thể bạn quan tâm

Hình thức chính thể một số nước trên thế giới và liên hệ ở việt nam

  • 64
  • 199
  • 2
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

ạm phát có xu hướng giảm ở mức 5,9% (1/2004) so với năm ngoái là 6,5% (12/2003). Lạm phát trung bình năm tài chính (7/2003 - 6/2004) là 6,1%. - Dự trữ ngoại tệ đạt 2,8 tỷ USD tương đương với khoả

Có thể bạn quan tâm

KINH NGHIỆM VỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

  • 52
  • 160
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

CHIẾN LƯỢC CHỐNG THÂU TÓM DOANH NGHIỆP - KINH NGHIỆM CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM

  • 26
  • 350
  • 4
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

CHẾ ĐỘ BẢO HIẾN TRÊN THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM doc

  • 1
  • 20
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Tiểu luận KTCT: Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được thực hiện ở nhiều các quốc gia trên thế giới potx

  • 41
  • 18
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

văn hoá là một yếu tố hết sức quan trọng đối với đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới

  • 97
  • 44
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Bài viết liên quan