0

Sơ lược các tỉnh thành Việt nam

Cập nhật: 15/01/2015

cái này Pn post bên box LS rùi nhưng xin phép post lại bên này cho đúng nghĩa.. BẮC BỘ Tỉnh Sơn La + Diện tích: 14 210 km2 + Dân số: 922 200 người + Tỉnh lỵ: Thị xã Sơn La - Các huyện thị: Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu. - Các dân tộc: Dao, Xinh Mun, Khơ Mú, Kháng, La Ha, Thái, Việt (Kinh), Mường... Tỉnh Sơn La nằm ở phía tây bắc Việt Nam, có nhiều núi cao, phía bắc giáp Yên Bái, Lào Cai, phía tây giáp Lai Châu, phía đông giáp Phú Thọ và Hoà Bình, đông nam giáp Thanh Hoá và Hoà Bình, phía nam giáp Lào. Tỉnh lỵ Sơn La cách Hà Nội 308 km theo quốc lộ 6. Địa hình của tỉnh Sơn La chủ yếu là núi và cao nguyên. Mạng lưới sông suối ở đây khá dày đặc, nguồn nước dồi dào, có tiềm năng về thủy điện. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh khá đa dạng và phong phú vì vậy công nghiệp Sơn La có nhiều triển vọng. Sơn La, một địa bàn lý tưởng để chăn nuôi bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu, phát triển cây dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, là vùng đất có nhiều ưu thế phát triển cây cà phê, cây chè và nhiều loại cây ăn quả. Một vùng đất có thể phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến chè và nông, lâm sản khác. Giao thông của tỉnh có đường bộ, đường thủy và đường không (sân bay Nà Sản). Tỉnh Lai Châu + Diện tích: 17 133 km2 + Dân số: 616 300 người + Tỉnh lỵ: Thị xã Điện Biên Phủ - Các huyện thị: Thị xã Lai Châu, Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Lay, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên, Điện Biên Đông. - Các dân tộc: Thái, Mông, Việt (Kinh), Khơ Mú, Hà Nhì, Giáy, La Hủ, Lào, Cống, Mảng, Phù Lá, Kháng, Si la... Lai Châu là tỉnh miền núi cao nằm ở phía tây bắc Việt Nam. Tỉnh Lai Châu được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam. Phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía đông bắc giáp Lào Cai, phía đông nam giáp Sơn La, phía tây bắc và tây nam giáp Lào. Thị xã Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474 km theo quốc lộ 6. Địa hình của tỉnh chủ yếu là núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối. Sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Mạng lưới giao thông đường bộ khá thuận lợi. Từ Lai Châu có đường đi các huyện trong tỉnh. Có sân bay Mường Thanh phục vụ khách tuyến Hà Nội - Điện Biên Phủ và ngược lại. Tỉnh Hòa Bình + Diện tích: 4 612 km2 + Dân số: 774 100 người + Tỉnh lỵ: Thị xã Hoà Bình - Các huyện thị: Đà Bắc, Mai Châu, Kỳ Sơn, Cao Phong, Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy. - Các dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Thái, Tày, H'mông, Dao. Hòa Bình có 9 huyện là Ðà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạch Thủy, Yên Thủy và thị xã Hoà Bình. Sức hấp dẫn du khách của Hoà Bình, một vùng đất đa dân tộc, là giá trị nhân văn đa dạng, phong phú của cộng đồng cư dân gồm 6 dân tộc chính (Mường, Kinh, Thái, Dao, Tày, H'mông) với hơn 30 sắc tộc. Sáu kiểu nhà ở, sáu kiểu làng bản, sáu loại y sắc phục, sáu ngôn ngữ, sáu nền văn học dân gian, sáu hệ thống lễ hội sẽ được chi tiết hóa thêm bởi 30 sắc tộc. Du khách sẽ được thưởng thức món ăn dân tộc, đặc sản cơm lam, thịt nướng rượu cần và xem các tiết mục cồng, chiêng, trống đồng, hát ví Mường, hát khắp Thái, hòa nhập vào đêm Hội xòe, ngủ nhà sàn dân tộc, mua hàng dệt thổ cẩm và các lâm thổ sản quý... Những bản Thái cổ, bản láp của đồng bào Dao... Ðịa hình đồi núi trùng điệp với các động Thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, đổ bộ, săn bắn, tắm suối. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Ðà thơ mộng cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Thấp thoáng các bản Mường, bản Dao,bản Tày rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Nói đến tài nguyên thiên nhiên của Hoà Bình không thể quên nhắc đến những bãi tắm đẹp bên hồ sông Ðà và suối nước khoáng Kim Bôi đích thực là chén thuốc vàng phục hồi sức khoẻ cho du khách. Tỉnh Hà Giang + Diện tích: 7 831 km2 + Dân số: 625 700 người + Tỉnh lỵ: Thị xã Hà Giang - Các huyện thị: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Xín Mần, Bắc Quang - Các dân tộc: Việt (Kinh), Tày, H'Mông, Dao, Nùng, Cao Lan, Hoa, Sán Dìu... Hà Giang, mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam, nơi có những ngọn núi cao lưng trời và nhiều sông suối. Phía bắc tỉnh Hà Giang giáp Trung Quốc (chiều dài đường biên 274 km), phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới, chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Khí hậu vùng này chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thị xã Hà Giang. Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh cao tới 2.419 mét, có nhiều khu rừng nguyên sinh, rừng có nhiều gỗ quí, có tới 1.000 loại cây dược liệu quí hiếm. Động vật có hổ, công, trĩ, phượng, tê tê... và hàng trăm loại chim thú khác. Hà Giang có cao nguyên Đồng Văn nên thơ hùng vĩ, có chợ tình Khâu Vai hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Tỉnh Cao Bằng + Diện tích: 6 383 km2 + Dân số: 501 800 người + Tỉnh lỵ: Thị xã Cao Bằng - Các huyện thị: Bảo Lạc, Hà Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hoà An, Phục Hoà, Quảng Uyên, Hạ Lang, Thạch An. - Các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Mông, Việt (Kinh), Hoa, Sán Cháy. Cao Bằng là một tỉnh miền núi ở phía bắc Bắc bộ. Phía bắc và phía đông Cao Bằng giáp Trung Quốc, phía tây giáp Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Cạn và Lạng Sơn. Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp vì vậy giao thông giữa các huyện trong tỉnh bị hạn chế. Nhìn chung khí hậu Cao Bằng mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình rất thích hợp cho nghỉ ngơi, du lịch. Từ Hà Nội theo quốc lộ 3 đến thị xã Cao Bằng khoảng 272 km. Tỉnh Lào Cai + Diện tích: 8 050 km2 + Dân số: 616 500 người + Tỉnh lỵ: Thị xã Lào Cai - Các huyện thị: Thị xã Cam Đường; huyện: Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Sa Pa, Bảo Yên, Than Uyên, Văn Bàn. - Các dân tộc: Việt (Kinh), H'Mông, Tày, Nùng, Dao, Thái, Giáy, Nùng, Lự, Bố Y, Kháng, La Chí, Phù Lá (Xá Phó), Hà Nhì, Mường, La Ha... Ðịa hình ở đây rất đa dạng bao gồm sông, núi cao, suối sâu và những thung lũng rộng, những khu rừng nguyên sinh rộng lớn với nhiều loại gỗ quí như Pơ mú, Lát hoa, Chò chỉ, với nhiều loại cây thuốc và động vật quý hiếm như hươu, lợn rừng, hổ... Ngoài lâm sản, Lào Cai còn nổi tiếng về nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.Ðịa hình và khí hậu đa dạng đã đem lại cho tỉnh nhiều cảnh đẹp như tranh vẽ. Nếu tới Sa Pa đúng vào các dịp chợ phiên bạn như lạc vào rừng hoa sắc màu trang phục của các cô gái dân tộc. Họ tới đây không phải chỉ để mua bán mà còn để vui chơi và kết bạn. Sa Pa cách thị xã Lào Cai 38km về hướng đông bắc là khu du lịch được người Pháp xây dựng đầu tiên vào năm 1922. Khí hậu ở vùng này rất ôn hòa với nhiệt độ trung bình từ 18oC đến 230C. Vào mùa đông ở đây thường có sương mù và đôi khi nhiệt độ xuống tới 00C và có tuyết. Cảnh Sa Pa trong sương luôn là cảnh đẹp mà không một du khách nào lại không bị chinh phục. Ngoài ra khách du lịch còn có thể tới thăm Thác Bạc, đỉnh Fansipan - nơi được coi là mái nhà của Việt nam. Tỉnh Lạng Sơn + Diện tích: 8 187 km2 + Dân số: 715 300 người + Tỉnh lỵ: Thị xã Lạng Sơn - Các huyện thị: Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập. - Các dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay, Ngái. Địa hình của tỉnh chủ yếu là rừng núi. Hệ thống sông suối tương đối dày đặc đã tạo nên những cánh đồng thung lũng màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Lạng Sơn có tiềm năng về khoáng sản, nông lâm sản mà nổi bật là hoa hồi, tiềm năng du lịch và thương mại. Giao thông đường bộ, đường sắt đều thuận tiện. Quốc lộ 1A nối liền Hà Nội - thị xã Lạng Sơn dài 154 km, Hà Nội - Lạng Sơn - Đồng Đăng dài 170 km. Là địa đầu của tổ quốc, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, có nhiều di tích lịch sử với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, nơi có di tích văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Mai Pha. Các danh lam thắng cảnh cùng nhiều di tích lịch sử, văn hoá là những tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn, làm cho Lạng Sơn có sức cuốn hút lạ kỳ với du khách. Từ xa xưa, trong ca dao của người Việt đã có câu: Đồng đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. Câu ca dao đó đã làm nổi bật tiềm năng du lịch của tỉnh Lạng Sơn. Tỉnh Tuyên Quang + Diện tích: 5.801 km2 + Dân số: 692. 500 người + Tỉnh lỵ: Thị xã Tuyên Quang - Các huyện thị: Nà Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương - Các dân tộc: Việt (Kinh), Tày, H'Mông, Dao, Nùng, Cao Lan, Hoa, Sán Dìu... Tuyên Quang là một tỉnh miền núi hùng vĩ phía Bắc với nhiều ngọn núi cao hơn 2.000m. Rừng ở Tuyên Quang rộng lớn và chủ yếu là rừng nguyên sinh có rất nhiều cây gỗ và hơn 1.000 loại thuốc quý. Thị xã Tuyên Quang nằm bên bờ phải con sông Lô cách thủ đô Hà Nội 166km đường thủy. Phía Nam của tỉnh có một thành cổ nhưng đã bị phá hủy trong chiến tranh. Tân Trào (Kim Long cũ ) thuộc huyện Sơn Dương cách thị xã Tuyên Quang chừng 50km. Ðây là một làng nơi người Tày sinh sống nằm trên thung lũng nhỏ dưới chân đèo Ré, bao quanh là núi cao và rừng thẳm. Một điểm di tích rất nổi tiếng ở đây là cây đa Tân Trào. Dưới tán cây này, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc lời tuyên bố thành lập đội Tuyên truyền Giải phóng quân. Bên bờ suối một ngôi nhà gỗ lợp mái cọ là nơi Ðại hội quốc dân họp vào ngày 16/8/1945 và quyết định Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc. Chính cuộc khởi nghĩa này đã dẫn tới Tuyên ngôn Ðộc lập cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm đó. Tỉnh Yên Bái + Diện tích: 6 808 km2 + Dân số: 699 900 người + Tỉnh lỵ: Thành phố Yên Bái - Các huyện thị: thị xã Nghĩa Lộ; huyện: Lục Yên, Văn Yên, Mù Cang Chải, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Trạm Tấu. - Các dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Nùng, Thái, Mường, Cao Lan, Khơ Mú, Phù Lá, Giáy. Yên Bái là tỉnh nằm sâu trong nội địa nhưng lại là cửa ngõ của miền Tây Bắc, là đầu mối giao thông giữa đông bắc và tây bắc, giữa cửa khẩu Lào Cai và Hà Nội. Phía bắc tỉnh Yên Bái giáp Lào Cai, phía tây giáp Sơn La, phía đông giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Phú Thọ. Địa hình của tỉnh gồm có núi, đồi và thung lũng. Hệ thống sông suối chằng chịt lắm thác ghềnh. Yên Bái là tỉnh có nhiều dải rừng lớn. Rừng có nhiều gỗ quí như pơmu, lát hoa, chò chỉ... Nhiều cây dược liệu và nhiều loại động vật quí hiếm. Sản vật của tỉnh Yên Bái là quế Văn Yên, chè suối Giàng, nếp Tú Lệ. Yên Bái có mỏ đá quí nổi tiếng Lục Yên. Thị xã Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh. Tỉnh Yên Bái có nhiều di tích lịch sử văn hoá. Thắng cảnh Yên Bái còn giữ được nhiều vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm rất hấp dẫn đối với khách du lịch. Tỉnh Thái Nguyên + Diện tích: 3769 km2 + Dân số: 1 061 700 người + Tỉnh lỵ: Thành phố Thái Nguyên - Các huyện thị: thị xã Sông Công; huyện: Định Hoá, Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình, Phổ Yên. - Các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, SánDìu, H'Mông.. Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía tây và tây nam giáp Tuyên Quang và Vĩnh Phúc, phía đông và đông nam giáp Lạng Sơn và Bắc Giang, phía nam giáp Hà Nội. Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, có hệ thống sông ngòi dày đặc. Thái Nguyên là địa phương có truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử gắn với truyền thống cách mạng. Tỉnh có nhiều thắng cảnh đẹp như hồ Núi Cốc, chùa Hang, hang Phượng Hoàng... rất hấp dẫn khách du lịch. Thành phố Thái Nguyên nằm trên quốc lộ số 3 (Hà Nội - Cao Bằng). Đường sắt từ đây nối liền với hệ thống đường sắt của cả nước. Tỉnh Phú Thọ + Diện tích: 3 465 120 km2 + Dân số: 1 288 400 người + Tỉnh lỵ: Thành phố Việt Trì - Các huyện thị: thị xã Phú Thọ, Huyện: Hạ Hòa, Thanh Ba, Ðoan Hùng, Sông Thao, Yên Lập, Thanh Sơn, Tam Thanh, Phong Châu. - Các dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Dao, Sán Chay, Sán Dìu..

Có thể bạn quan tâm

Những nhân tố ảnh hưởng đến di cư tại các tỉnh thành Việt Nam

  • 96
  • 233
  • 3
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Tỉnh Vĩnh Phúc + Diện tích: 1 362 km2 + Dân số: 1 115 700 người + Tỉnh lỵ: Thị xã Vĩnh Yên - Các huyện thị: Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh - Các dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Dao... Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía bắc, tiếp giáp các tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên về phía bắc; phía đông và đông nam giáp Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam và tây nam giáp Hà Tây. Địa hình của tỉnh chủ yếu là trung du và đồng bằng, đồi núi thấp. Nền kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây đã dần đi vào ổn định. Năng suất cây trồng khá, chăn nuôi gia súc, thủy sản phát triển ở hầu hết các địa phương của tỉnh. Hệ thống giao thông của tỉnh đa dạng và tương đối phát triển. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm gần kề ngay sân bay quốc tế Nội Bài, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại. Vĩnh Phúc là tỉnh nằm ở trong vùng du lịch Bắc bộ, thiên nhiên đã tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan kỳ thú như Tam Đảo, Tây Thiên, hồ Đại Lải... Nhiều di tích lịch sử của tỉnh đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng. Tỉnh Bắc Giang + Diện tích: 3 817 km2 + Dân số: 1 522 000 người + Tỉnh lỵ: Thị xã Bắc Giang - Các huyện thị: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên và Hiệp Hoà - Các dân tộc: Việt (Kinh), Tày... Bắc Giang là tỉnh ở miền trung du và giáp với châu thổ đồng bằng Bắc bộ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và tây bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Địa hình: đồng bằng, trung du, miền núi. Giao thông: Tương đối thuận tiện Đường sắt: Từ Bắc Giang có thể về thủ đô Hà Nội, lên Lạng Sơn, sang Thái Nguyên và vùng công nghiệp mỏ Quảng Ninh. Đường bộ: Hệ thống đường bộ thuận lợi có quốc lộ 1A chạy qua. Nhiều tuyến tỉnh lộ và huyện lỵ. Đường sông: Tỉnh Bắc Giang có nhiều sông lớn (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam) chảy qua tỉnh, thuận tiện cho vận tải đường sông, góp phần tưới tiêu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, du lịch. Tỉnh Bắc Ninh + Diện tích: 799 km2 + Dân số: 957 700 người + Tỉnh lỵ: Thị xã Bắc Ninh - Các huyện thị: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài - Các dân tộc: Việt (Kinh), Hoa. Tày... Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Phía bắc giáp Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp Hải Dương, phía tây giáp Hà Nội, phía nam giáp Hưng Yên. Tỉnh lỵ Bắc Ninh cách Hà Nội hơn 30 km, theo quốc lộ 1A. Tỉnh có nhiều sông lớn, vì vậy hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông đều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và văn hoá. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, có nhiều địa danh đẹp đã nổi tiếng trong thơ ca: sông Cầu, núi Thiên Thai... Thế mạnh kinh tế: Kinh tế nông nghiệp là chính. Thắng cảnh du lịch: Khu chùa Phật tích, vùng núi chè (gắn với sự tích bà Ðặng thị Huệ - vợ chúa Trịnh), trại cò (Tiên Sơn) ... Các lễ hội như Hội đền Bà chúa kho, Hội Lim với lối hát quan họ, một lối hát giao duyên truyền thống còn lưu truyền tới ngày nay. Tỉnh Quảng Ninh + Diện tích: 5 938 km2 + Dân số: 1 029 900 người + Tỉnh lỵ: Tp. Hạ Long - Các huyện thị: Thị xã Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái; Các huyện: Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn, Hoành Bồ, Đông Triều, Cô Tô, Yên Hưng. - Các dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Dao, Sán Chỉ, Cao Lan, Sán Dìu, Hoa Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía đông bắc Việt Nam. Tỉnh Quảng Ninh có chung biên giới dài 170km với TrungQuốc ở phía bắc. Quảng Ninh tiếp giáp với các tỉnh: Lạng Sơn, Hà Bắc và Hải Hưng ở phía tây, Hải Phòng ở phía Nam. Với chiều dài bờ biển 200km, hướng đông của tỉnh Quảng Ninh hướng ra vịnh Bắc Bộ. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên như: rừng, các hải sản, đặc biệt là các mỏ than đá lớn chiếm 90% trên cả nước. Vịnh Hạ Long: Bao phủ một vùng diện tích 1.500km2 với hàng ngàn đảo và động nổi lên trên mặt nước trong xanh của vịnh Bắc Bộ. Tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã công nhận Vịnh Hạ Long là di sản văn hóa thế giới. Thủ đô Hà Nội + Diện tích: 921 km2 + Dân số: 2.84 170 người Hà Nội là trung tâm Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Thương mại và Du lịch của Việt Nam. Hà Nội bao gồm 7 quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Ðình, Ðống Ða, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân và 5 huyện ngoại thành: Từ Liêm, Gia Lâm, Ðông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn. Hà Nội là một thành phố cổ được xây dựng năm 1010 dưới triều vua Lý Công Uẩn. Theo dòng thời gian, Hà Nội đã nhiều lần được đổi tên từ Thăng Long, Ðông Ðô đến Hà Nội. Hiện nay, Hà Nội vẫn còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc cổ bao gồm các khu phố cổ và hơn 600 ngôi chùa. Bên cạnh các công trình kiến trúc cổ này còn có nhiều các công trình mới đã và đang được xây dựng như: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô v.v... cùng một hệ thống các bảo tàng và nhà hát phong phú và đa dạng. Các hồ ở Hà Nội chiếm tới 10 héc ta, nằm lẫn vào các khu phố, trong số đó lớn nhất là các hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm và hồ Bảy Mẫu. Tất cả hoà quyện vào nhau mang lại cho Hà Nội một vẻ đẹp thực sự thơ mộng làm cho du khách phải ngỡ ngàng. Hà Nội còn là thành phố có nhiều làng nghề truyền thống như: đúc đồng, khắc bạc, sơn, thêu ren... Nhiều hàng tiêu dùng, đồ thủ công và món ăn ở đây được du khách nhiều nước trên thế giới đánh giá cao. Tới Hà Nội, du khách có thể tới thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột (xây dựng năm 1042), Văn Miếu (trường đại học đầu tiên của Việt Nam, được xây dựng năm 1070), công viên Thống Nhất, công viên Thủ Lệ, viện bảo tàng Mỹ thuật, bảo tàng Quân đội... hay tham quan những điểm du lịch gần Hà Nội như chùa Tây Phương, ngôi chùa rất nổi tiếng với các pho tượng. Thành phố Hải Phòng + Diện tích: 1.503 km2 + Dân số: 1. 711. 100 người - Các huyện thị: Quận Lê Trân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Thị xã Đồ Sơn; huyện: Thủy Nguyên, An Hải, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải, Bạch Long Vĩ. - Các dân tộc: Việt (Kinh), Hoa. Ðược biết đến như là một thành phố Hoa phượng đỏ, Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đồng thời đây còn là cảng lớn quan trọng thứ hai trong cả nước.Hải Phòng còn rất nhiều ngôi nhà xây dựng theo kiểu Pháp. Ðây là một thành phố nhỏ và xinh xắn, khách du lịch có thể đi dạo khắp thành phố, dễ dàng mua sắm và tham quan những điểm du lịch nổi tiếng. Ðình Hàng Kênh nằm ngay trong thành phố. Bên trong thờ thành hoàng làng và Ngô Quyền, vị anh hùng dân tộc chống lại quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Ðằng. Chùa Dư Hàng là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất vùng này. Chùa được xây dựng cách đây 3 thế kỷ. Ngôi chùa được trang trí rất đẹp và còn lưu giữ lại được nhiều đồ vật cổ,Sông Bạch Ðằng là con sông nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, đó là nơi dân tộc Việt Nam đã 3 lần đánh bại quân xâm lược phương Bắc. Trong đó chiến thắng thứ ba đánh thắng quân Nguyên Mông được cả thế giới biết đến. Nhiều cọc gỗ nhọn đã được tìm thấy tại đây. Bãi biển Ðồ Sơn cách Hải phòng 20km là bãi biển khá đẹp có bãi cát trắng và mịn. Các khách sạn ở đây tương đối tốt có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách. Tỉnh Hà Tây Diện tích: 2 148 km2 Dân số: 2 432 000 người Tỉnh lỵ: Thị xã Hà Ðông Các huyện thị: Thị xã Sơn Tây, huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Mỹ Đức, ứng Hoà, Phú Xuyên. Các dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Dao... Hà Tây là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, phía đông giáp Hà Nội, phía tây giáp Hòa Bình và phía nam là tỉnh Nam Hà. Tỉnh Hà Tây thuộc vùng châu thổ sông Hồng. Phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía tây giáp tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, phía đông giáp Hà Nội, Hưng Yên, phía nam giáp Hà Nam. Địa hình của tỉnh tương đối đa dạng bao gồm đồi, núi và đồng bằng. Nơi đây có nhiều cảnh đẹp lý tưởng cho phát triển du lịch như núi rừng Ba Vì, Ao Vua... Trong một số rừng có tới hơn 200 loài cây thuốc quý rất có ích cho ngành y học dân tộc, có 812 loài cây cao thuộc 427 nhánh của 987 họ, hàng trăm loại lan đẹp và có những cây rất hiếm như thông đỏ, bách... Ngoài ra, động vật trong rừng Hà Tây rất phong phú mà rừng Quốc gia Ba Vì là một điển hình. Nơi đây có tới 114 loài chim, 12 loài bò sát, đặc biệt một số loài chim quý và chim rừng thường xuyên di trú theo mùa. Hà Tây là nơi có nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hương, chùa Tây Phương và hàng trăm hang động từng là nơi cư trú của người Việt cổ hàng ngàn năm trước đây. Nhiều lễ hội ở Hà Tây rất lớn và được nhiều người biết đến. Hầu hết những lễ hội này thường kéo dài từ tháng Giêng tới tháng Ba âm lịch. Nổi tiếng nhất vẫn là hành hương về chùa Hương, lễ hội chùa Thầy, chùa Tây Phương. Tỉnh Hải Dương + Diện tích: 1 661 + Dân số: 1 670 800 người + Tỉnh lỵ: Thành phố Hải Dương - Các huyện thị: Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà, Kinh Môn, Kim Thành, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang. - Các dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Sán Dìu, Tày... Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, phía bắc giáp Bắc Ninh và Bắc Giang, phía đông giáp Hải Phòng, Quảng Ninh, phía tây giáp Hưng Yên, phía nam giáp Thái Bình. Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng. Giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt đều thuận lợi. Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng du lịch dồi dào. Hải Dương, một miền đất trù phú có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, có di tích thắng cảnh Côn Sơn - Kiếp Bạc được nhiều người biết đến. Nhiều di tích lịch sử đã được nhà nước công nhận và xếp hạng. Thế mạnh kinh tế: chủ yếu là nông nghiệp, có kết hợp trồng cây đặc sản như vải. Tỉnh Hưng Yên + Diện tích: 889 + Dân số: 1 091 000 người + Tỉnh lỵ: Thị xã Hưng Yên - Các huyện thị: Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ, KhoáI Châu, Văn Giang, Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ. - Các dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Sán Dìu, Tày... Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, phía bắc giáp Bắc Ninh, phía đông giáp Hải Dương, phía đông nam giáp Thái Bình, phía tây và tây bắc giáp Hà Tây và Hà Nội, phía nam và tây nam giáp Hà Nam. Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng. Sông hồ chảy trên địa bàn của tỉnh nhiều vì vậy giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt đều thuận lợi. Hưng Yên có di tích Phố Hiến, là một thương cảng sầm uất từ thế kỷ 17. Nhiều di tích lịch sử, văn hoá độc đáo như chùa Kim Chung, đình Nam Hiến... đặc biệt có nhãn ***g là loại cây đặc sản nổi tiếng, từng được là loại quả quý để tiến vua. Tỉnh Hà Nam + Diện tích: 823 km2 + Dân số: 800. 400 người + Tỉnh lỵ: Thị xã Phủ Lý - Các huyện thị: Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm, Bình Lục. - Các dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Hoa... Hà Nam là tỉnh ở phía nam châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội. Phía bắc tỉnh Hà Nam giáp Hưng Yên và Hà Tây, phía đông giáp Thái Bình, phía tây giáp Hoà Bình, phía đông nam và nam giáp Nam Định và Ninh Bình. Địa hình của tỉnh đa dạng bao gồm chủ yếu là vùng đồng bằng chiêm trũng, vùng đồi núi, nửa đồi núi. Tỉnh có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Đáy và sông Châu Giang. Đất đai của tỉnh phần lớn là đất phù sa, độ phì nhiêu cao, thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp. Giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy đều thuận lợi. Thị xã Phủ Lý cách Hà Nội khoảng 60 km, nằm trên tuyến đường giao thông sắt - bộ Bắc Nam. Tỉnh Hà Nam có nhiều tiềm năng về trồng cây lương thực, cây hoa màu. Hà Nam là địa phương có nền văn hiến lâu đời. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thị xã đã bị san phẳng tới ba lần. Ngày nay, thị xã Phủ Lý là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh. Tỉnh tuy nhỏ nhưng có khá nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như Núi Cấm, Ngũ Động Sơn, chùa Bà Đanh, hang Luồn, động Cấm Khả Phong... Tỉnh Nam Định + Diện tích: 1 669 + Dân số: 1 916 400 người + Tỉnh lỵ: Thành phố Nam Định - Các huyện thị: Vụ Bản, Mỹ Lộc, ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu. - Các dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Hoa... Nam Định là một tỉnh phía nam châu thổ sông Hồng. Bờ biển dài 72km, cách thủ đô Hà Nội 90km về phía đông nam. Giao thông đến Nam Định tương đối thuận tiện: có tuyến đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 21 nối từ quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố; quốc lộ 10 từ thị xã Ninh Bình qua Nam Định sang Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp, nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ. Tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với nhiều di tích lịch sử, văn hoá; nhiều điểm tham quan du lịch. Tỉnh Thái Bình + Diện tích: 1 509km2 + Dân số: 1. 814. 700 người + Tỉnh lỵ: Thành phố Thái Bình - Các huyện thị: Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Đông Hưng, Vũ Thư, Thái Thuỵ, Kiến Xương, Tiền Hải. - Các dân tộc: chủ yếu là dân tộc Việt (Kinh) Cư dân của tỉnh sinh sống ở Thành phố Thái Bình và các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Ðông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Thụy. Thái Bình là tỉnh thuộc đồng bằng duyên hải Bắc bộ, Thái Bình không có đồi núi, nhưng thay vào đó tỉnh lại có bờ biển dài 53 km, 5 cửa sông lớn và nhiều bãi cát dài thoai thoải, nước trong xanh. Những khoáng sản trầm tích tiến xa ra biển, những mỏ dầu, khí đốt hấp dẫn giới khoa học và các nhà kinh tế. Cũng như có trên 200 loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, gần 2500 đầu chim quí hiếm là niềm vui bất tận cho các dịch vụ săn bắt, giải trí. Ðến với Thái Bình, là đến với các công trình văn hóa lịch sử và sinh hoạt văn hoá dân gian. Toàn tỉnh có 82 công trình kiến trúc đã được nhà nước xếp hạng, nổi tiếng nhất vẫn là chùa Keo, đền Ðồng Bằng, đền Tiên Ca, cung Long Hưng. Với những gác chuông trạm khắc đá, các di vật quí hiếm và tài nghệ. Thái Bình có gần 30 lễ hội khác nhau như hội Keo, Tiên ca, Ðồng bằng, hội Du xuân, hội thi nghề... Các hình thức sinh hoạt văn hoá ở Thái Bình hết sức phong phú với 16 thể loại hát, múa đặc trưng như múa rối nước Nguyên xá, chèo làng Khuốc, kéo chữ Phụng công, múa bát dập, hát ống Lộng Khê, hát trẽ khói Cốc mỏ... nhiều trò chơi độc đáo: Thi pháo đất, bắt cá, bắt trạch, bắt vịt, nấu cơm, dệt chiếu, rước ông Ðùng - bà Ðà, chọi trâu, chọi gà... Tỉnh Ninh Bình + Diện tích: 1 388 km2 + Dân số: 891 000 người + Tỉnh lỵ: Thị xã Ninh Bình - Các huyện thị: Thị xã Tam Điệp; huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn. - Các dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Thái, Hoa, H'mông, Dao... Ninh Bình là tỉnh ở phía nam của vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tiếp giáp và ngăn cách miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Hoà Bình và Hà Nam, phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và biển Đông, phía đông giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp Thanh Hóa. Địa hình phân bố khá phức tạp. Vùng đồi núi, vùng nửa đồi núi phân bố rải rác theo các vùng đồng bằng xen kẽ, Ninh Bình có 18 km bờ biển. Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy đều thuận lợi. Về kinh tế, Ninh Bình có đủ điều kiện phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, có thế mạnh về trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi các loại gia súc. Ninh Bình là một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng như Tam Cốc - Bích Động, Địch Lộng, động Tiên, động Hoa Sơn... Vườn quốc gia Cúc Phương nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú đặc biệt là cây chò 1.000 năm tuổi. Mảnh đất này từ xa xưa đã từng là kinh đô của nước Đại Cồ Việt (tên của Việt Nam xưa) từ năm 968 đến 1010. Vì vậy, vùng đất này có rất nhiều di tích lịch sử như cố đô Hoa Lư, quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Non Nước... Tất cả những di tích và danh lam thắng cảnh này đã trở thành những tuyến du lịch rất hấp dẫn khách trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm

Những nhân tố ảnh hưởng đến di cư tại các tỉnh thành Việt Nam.pdf

  • 96
  • 160
  • 2
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

TRUNG BỘ Tỉnh Thanh Hóa +Diện tích: 11 680 km2 +Dân số: 3 509 600 người +Tỉnh lỵ: Tp.Thanh Hoá -Các huyện thị: thị xã Sầm Sơn và Bỉm Sơn; các huyện: Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Thạch Thành, Ngọc Lạc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Yên Định, Thọ Xuân, Hậu Lộc, Thiệu Hoá, Hoằng Hoá, Đông Sơn, Triệu Sơn, Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia. -Các dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Thái, Lào, Lự Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn và có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách. Bờ biển dài trên 100km với nhiều bãi biển đẹp mà nổi tiếng nhất là Sầm Sơn. Ðây là bãi biển phẳng nước xanh như ngọc tràn ngập ánh nắng với nhiều điểm du lịch phụ cận như đền Ðộc Cước, hòn Trống Mái, chùa Cô Tiên, khu đầm lầy nước mặn Quảng Cư, Quảng Tiên có nhiều chim thú, cây cỏ và hải sản. Hàng năm có hàng triệu du khách tới Sầm Sơn để tắm biển và nghỉ ngơi. Huyện Nga Sơn sát tỉnh Ninh Bình có động Từ Thức, theo truyền thuyết là nơi Từ Thức gặp tiên. Ðộng có rất nhiều điều kỳ thú do thiên nhiên tạo ra như Ðường lên trời, Kho gạo, Kho khỉ, Chuông... Vườn quốc gia Bến én giáp phía Nam tỉnh Nghệ An có phong cảnh núi hồ đẹp cùng những cây cổ thụ hàng ngàn tuổi và nhiều động vật quý hiếm. Ðối với những du khách say mê lịch sử không thể bỏ qua di tích thành nhà Hồ mà kiến trúc của nó làm người ta liên tưởng tới những thành đá ở ý và Hy Lạp, các di vật của người Việt cổ (Núi Ðọ, Ðông Sơn), khu di tích Lam Kinh. Ngoài ra tới đây du khách sẽ được thưởng thức chiêm ngưỡng những di sản văn hoá Việt Nam bao gồm các trò chơi dân gian, các làn điệu xứ Thanh, các lễ hội và nhiều hoạt động văn hoá khác. Chắc chắn Thanh Hoá sẽ là điểm dừng chân không thể bỏ qua đối với nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tỉnh Nghệ An +Diện tích: 163 710 km2 +Dân số: 2 913 600 người +Tỉnh lỵ: Tỉnh lỵ: Tp. Vinh -Các huyện thị: thị xã Cửa Lò; 17 huyện: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Qùi Hợp, Qùi Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn. -Các dân tộc: Việt (Kinh), Khơ mú, Ơ đu, Thổ, Sán Dìu, H'Mông... Nghệ An là một tỉnh lớn ở phía bắc Trung bộ, phía bắc giáp Thanh Hoá, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Hà Tĩnh. Địa hình của tỉnh Nghệ An bao gồm núi, đồi và thung lũng, độ dốc thoải dần từ tây bắc xuống đông nam. Hệ thống sông ngòi dày đặc, quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn chạy qua tỉnh dài 94 km. Bờ biển dài 82 km, có Cửa Lò là cảng biển quan trọng của miền Trung. Tỉnh có sân bay Vinh, có đường biên giới với Lào dài 419 km. Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không đều thuận lợi. Thành phố Vinh cách Hà Nội 291 km, là một thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế văn hoá, chính trị của cả vùng đất phía bắc miền Trung. Tỉnh Hà Tĩnh Diện tích: 6 054 km2 Dân số: 1 284 900 người Tỉnh lỵ: Thị xã Hà Tĩnh Các huyện thị: thị xã Hồng Lĩnh, các huyện: Hương Sơn, Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Vũ Quang. Các dân tộc: Việt (Kinh), Chứt... Hà Tĩnh giáp Nghệ An ở phía Bắc, Quảng Bình ở phía Nam và phía Tây giáp Lào, phía Ðông là bờ biển dài 137 km. Ðịa hình đa dạng, có đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển. Cảnh quan có thác Vũ Môn, rừng quý Vũ Quang (Hương Khê), hồ Kẻ Gỗ, suối nước nóng Sơn Kim, đèo Ngang, chùa Hương Tích, Cửa Sót, Thiên Cầm - Hòn Bớc, Hòn Lá,... các bãi tắm đẹp như Cửa Sót, Thiên Cầm, Ðèo Con, Xuân Thành, Chân Tiên. các thắng cảnh phần lớn đều phân bổ dọc đường quốc lộ 1A và quốc lệ 8. Hà Tĩnh nổi tiếng về "Văn vật Hồng lam với các di chỉ khảo cổ rú Dầu, rú Rơm, bãi Phân phối, đồ sắt Vân Chàm, Minh Long, đồ đồng Ðức Lâm, đồ gốm Cảm Trang, đồ mộc Thái Yên, lụa Hạ, vải Hồ. Dãy Hoành Sơn còn lưu giữ lũng cổ đắp ghép từ thế kỷ thứ 4. Ðạo Mẫu, đạo Nho, đạo Phật và tín ngưỡng thành Hoàng để lại hàng trăm đền, chùa, miếu mạo như tháp Cửa Diêu, chùa Hương Tích, đền Tam Lang... Hà Tĩnh sản sinh ra danh y Hải thượng Lãn Ông, thi hào Nguyễn Du, nhà thơ, nhà kinh tế Nguyễn Công Trứ, Trần Phú, Hà Huy Tập, Ngô Ðức Kế, Huy Cận... Sự giao hòa, đan xen giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học làm cho môi trường văn hóa, giá trị nhân văn của Hà Tĩnh có sức thu hút du lịch rất lớn. Tỉnh Quảng Bình +Diện tích: 8.984 km2 +Dân số: 812 600 người +Tỉnh lỵ: Thị xã Đồng Hới -Các huyện thị: Tuyên Hoá, Minh Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. -Các dân tộc: Việt (Kinh), Bru - Vân Kiều, Chứt, Lào... Quảng Bình là tỉnh thuộc miền Trung, phía bắc giáp Hà Tĩnh, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Quảng Trị. Địa hình tương đối phức tạp, núi rừng sát biển tạo thành độ dốc cao dần từ đông sang tây. Đồng bằng nhỏ hẹp, chủ yếu tập trung theo hai bờ sông chính. Quảng Bình có nhiều sông ngòi. Bờ biển dài 116 km với hai cảng lớn: cảng Gianh và cảng Nhật Lệ. Thị xã Đồng Hới cách Hà Nội 491 km đường bộ và 522 km đường xe lửa. Giao thông tương đối thuận tiện. Nằm ở cửa ngõ đường vô xứ Huế, gối đầu lên đỉnh đèo Ngang thơ mộng, dải đất Quảng Bình trải ra như một bức tranh hoành tráng về non xanh nước biếc. Phong cảnh ở đây thật kỳ vĩ, sơn thuỷ hữu tình. Bờ biển Quảng Bình có những bãi cát vàng óng ánh dưới rừng dương xanh với nhiều bãi tắm đẹp, nước biển lung linh màu ngọc bích và chưa bị ô nhiễm. Động Phong Nha là một trong những hang động lớn và đẹp nhất ở Việt Nam. Và còn biết bao điểm du lịch hấp dẫn khác đang chờ đón du khách. Tỉnh Quảng Trị Diện tích: 4 588 km2 Dân số: 588 600 Tỉnh lỵ: Thị xã Đông Hà Các huyện thị: thị xã Quảng Trị; huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hương Hoá, Đa Krong Các dân tộc: Việt (Kinh), Bru-Vân Kiều, Paco, Tà Ôi, Nùng, Xtiêng, Xu Đăng. Quảng Trị là một tỉnh miền Trung Việt Nam, nơi có sông Bến Hải - cầu Hiền Lương, giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam trong gần 20 năm. Quảng Trị cách Hà Nội 582 km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.121 km về phía nam. Phía bắc tỉnh Quảng Trị giáp Quảng Bình, phía nam giáp Thừa Thiên Huế, phía tây giáp tỉnh Savanakhét (Lào), phía đông giáp biển Đông. Bờ biển dài 75 km. Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhất là ở các huyện miền núi vì vậy tiềm năng thủy điện dồi dào. Khí hậu rất khắc nghiệt, có gió Tây Nam và gió Lào rất khô nóng. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Quảng Trị là một trong những mảnh đất nóng bỏng vì bom đạn. Ngày nay Quảng Trị là nơi có nhiều địa danh, di tích lịch sử cách mạng. Qua cầu treo Đakrông là đến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử còn in đậm kỳ tích oai hùng của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ. Thành cổ Quảng Trị là nơi gắn liền với chiến dịch lịch sử mùa hè 1972. Còn phải kể biết bao địa danh khác như nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, địa đạo Vịnh Mốc, chiến trường Khe Sanh, căn cứ Cồn Tiên - Dốc Miếu, hàng rào điện tử Mác-na-ma-ra... Quảng Trị còn có bãi tắm Cửa Tùng được mệnh danh là Hoàng hậu của các bãi tắm Đông Dương. Tỉnh Thừa Thiên - Huế +Diện tích: 5 009 km2 +Dân số: 1 078 900 người +Tỉnh lỵ: Thành phố Huế -Các huyện thị: Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Ðông, A Lưới -Các dân tộc: Việt (Kinh), Vân kiều... Huế là một trong những vùng có nhiều di sản văn hoá. Ðến nay, không còn một vùng nào có một số lượng lớn các di tích mà những di tích này vẫn giữ được hình dạng vốn có của nó như ở cố đô này. Ở bờ phía Bắc của sông Hương là một di tích gồm những lâu đài được xây dựng theo kiểu phòng thủ tạo thành một đường vòng cung dài 11km. Công trình quí giá này gồm hơn một 100 tác phẩm kiến trúc, đã thực sự phản ánh được cuộc sống của vua quan nhà Nguyễn. Giữa những quả đồi ở bờ Nam sông Hương là những lăng tẩm rất đẹp của các vua Nguyễn. Trong số đó nổi tiếng nhất là bốn lăng tẩm mà mỗi lăng được biết đến với cái tên phù hợp với tính cách của mỗi vua và kiểu kiến trúc của mỗi lăng. Ðó là lăng Gia Long uy nghi, lăng Minh Mạng oai phong, lăng Tự Ðức thơ mộng và lăng Khải Ðịnh tráng lệ. Huế đồng thời còn là một trung tâm quan trọng của Ðạo Phật. ở Huế và những vùng lân cận vẫn còn tồn tại hàng chục chùa đã được xây dựng cách đây trên 300 năm và hàng trăm đền, chùa được xây dựng đầu thế kỷ. Ngoài ra, Huế còn được xem như là nơi bắt nguồn của nhạc cung đình, là nơi có nhiều món ăn truyền thống nổi tiếng và nghề thủ công tinh xảo. Là thành phố duy nhất trong nước vẫn còn giữ được dáng vẻ của một thành phố thời Trung cổ và nguyên vẹn kiến trúc của một nền quân chủ. Huế đã trở thành một bảo tàng lớn và vô giá. Chính vì vậy, chính phủ đã xếp hạng các di tích ở cố đô Huế như là một tài sản vô cùng quí giá và tháng 12 năm 1993 Huế đã được UNESCO xếp hạng là di tích văn hóa thế giới. Và bây giờ thêm 1 tài sản phi vật thể quý giá của nhân loại ,đó là Nhã nhạc cung đình. Thành phố Đà Nẵng +Diện tích: 1 255 km2 +Dân số: 715 000 người +Tỉnh lỵ: Thành phố Đà Nẵng -Các huyện thị: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu; 2 huyện: Hoà Vang và Hoàng Sa -Các dân tộc: Việt (Kinh), Hoa Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, trên trục đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không của cả nước và khu vực. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng: phía bắc là đèo Hải Vân hùng vĩ, vùng núi cao thuộc huyện Hoà Vang (phía tây bắc của tỉnh) với núi Mang 1708 m, núi Bà Nà 1 487 m. Phía đông là bán đảo Sơn Trà hoang sơ và một loạt các bãi tắm biển đẹp trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến bãi biển Non Nước. Phía nam có núi ngũ Hành Sơn. Ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa với ngư trường rộng lớn. Thành phố Đà Nẵng được thành lập từ năm 1888, từ xa xưa đã là hải cảng quan trọng của Việt Nam, nay là một trung tâm kinh tế, một thành phố lớn nhất miền Trung. Đà Nẵng không chỉ gắn bó mật thiết với Quảng Nam mà còn với cả miền Trung, Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Cam-pu-chia. Đà Nẵng có khu vực cảng Đà Nẵng với cảng biển Tiên Sa (cảng sâu) và 9 cầu cảng dọc sông Hàn, có sân bay quốc tế Đà Nẵng, có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại. Đà Nẵng còn là nơi hội tụ các xí nghiệp lớn của các ngành dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng... Đến với vùng đất Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp đi thăm các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân... và có thể bơi lội thoả thích ở các bãi biển đẹp, cát trắng mịn kéo dài hàng chục ki lô mét. Tiềm năng du lịch của vùng đất Đà Nẵng thật to lớn. Tỉnh Quảng Nam +Diện tích: 10 408 km2 +Tỉnh lỵ: Thị xã Tam Kỳ -Các huyện thị: Thị xã Hội An; huyện: Hiên, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Nam Giang, Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn, Núi Thành, Trà My. -Các dân tộc: Việt (Kinh), Cơ Tu, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Co (Cor)... Nằm ở giữa miền Trung Việt Nam, phía bắc Quảng Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía tây giáp nước Lào, phía nam giáp Quảng Ngãi, phía đông giáp biển Đông, ngoài khơi có đảo Cù Lao Chàm với ngư trường rộng lớn. Quảng Nam có nhiều đồi và núi (chiếm 72% diện tích) với nhiều ngọn núi cao: núi Lum Heo cao 2 045m, núi Tion cao 2 032 m, núi Gole - Lang cao 1855 m (huyện Phước Sơn). Vùng đất thấp ven biển là đồng bằng châu thổ, chiếm gần 25% diện tích đất của tỉnh tập trung ở phía đông, trải dài hai bên quốc lộ. Quảng Nam có nhiều đặc sản nổi tiếng như chè Phú Thượng, quế Trà My, cói Hội An, đường mía Điện Bàn... Các con sông lớn đều chảy từ dãy Trường Sơn ra biển Đông: sông Vu Gia, sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ. Trong tiến trình lịch sử, vùng đất Quảng Nam và Đà Nẵng được tạo lập trên con đường phát triển về phía Nam của nhiều thế hệ người Việt. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích văn hoá thời đại kim khí ở thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, đó là nền văn hoá Sa Huỳnh, sau đó được người Chămpa kế thừa và sáng tạo ra nền văn hoá Chămpa. Vương quốc Chămpa đã có hai thời kỳ cực thịnh với những cung điện, đền đài, thành quách uy nghi tráng lệ được xây dựng từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 9. Năm 1306, vùng đất Quảng Nam trở thành đất của Đại Việt. Đây là đất sính lễ của vua Chế Mân dâng lên vua Trần Anh Tông khi cưới công chúa Huyền Trân về làm hoàng hậu Vương quốc Chămpa. Năm 1471, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Quảng Nam là tuyên thừa thứ 13 của Đại Việt. Năm 1570 - 1606 Nguyễn Hoàng (chúa Nguyễn sau này) khi làm lãnh trấn Quảng Nam đã coi Đà Nẵng là cửa ngõ yết hầu miền Thuận Quảng, biến nó thành đất dung nạp những người từ phía Bắc vào khai canh, lập ấp, mở mang sản xuất và dùng thương cảng Hội An khai thông giao lưu với bên ngoài... Năm 1832 được vua Minh Mạng đổi thành Quảng Nam dinh. Tỉnh Quảng Nam đã được thành lập từ năm 1831, là một tỉnh nông nghiệp. Hai dòng sông Thu Bồn và Tam Kỳ vừa tô điểm cho Quảng Nam vừa là đường giao thông rất tiện lợi. Phố cổ Hội An (trước đây là cảng Đại Chiêm), một trong những đô thị cổ nhất Đông Nam á, đến nay vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Cùng với Hội An, quần thể đền tháp ở Mỹ Sơn là hai di sản của Quảng Nam được UNESCO công nhận Di sản Văn hoá thế giới 12/ 1999. Tỉnh Quảng Ngãi +Diện tích: 5 177 km2 +Dân số: 1 206 400 người +Tỉnh lỵ: Thị xã Quảng Ngãi -Các huyện thị: Lý Sơn, Bình Sơn, Trà Bồng, Sơn Tịnh, Sơn Tây, Sơn Hà, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Minh Long, Mộ Đức, Đức Phổ, Ba Tơ. -Các dân tộc: Việt (Kinh), Hrê, Cơ-ho, Xơ Đăng... Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, lưng tựa vào dãy Trường Sơn, mặt hướng ra biển Đông, phía bắc giáp Quảng Nam, phía nam giáp Bình Định, phía tây nam giáp Kon Tum. Bờ biển Quảng Ngãi dài 135 km, ngoài khơi có đảo Lý Sơn. ở vào vị trí chính giữa của đất nước (cách thủ đô Hà Nội 883 km), Quảng Ngãi có quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, quốc lộ 24A nối Quảng Ngãi với Tây Nguyên, Lào và vùng đông bắc Thái Lan. Địa hình có 4 vùng: vùng núi, vùng giáp núi, vùng đồng bằng và vùng hải đảo. Các sông chính chảy qua tỉnh là sông Trà Khúc, sông Trà Bồng, sông Vệ. Thị xã Quảng Ngãi được xây dựng trên bờ sông Trà Khúc. Từ xa xưa đã có những bánh xe nước to lớn quay suốt ngày đêm, vừa tô đẹp cho phong cảnh, vừa cấp nước cho các ruộng lúa, ruộng mía, nguyên liệu làm ra các loại đường cát, đường phèn, đường phổi, mạch nha, kẹo gương nổi tiếng đất nước. Quảng Ngãi có cảng Dung Quất, một cảng lớn có độ sâu lý tưởng đang được khởi công xây dựng. Trong tương lai Dung Quất sẽ trở thành một cảng dầu khí lớn nhất Việt Nam cùng với thành phố Vạn Tường hiện đại. Quảng Ngãi mảnh đất giàu tiềm năng đang chờ đợi đầu tư hơn nữa để trở thành một trong những trung tâm phát triển ở miền Trung và là điểm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước. Tỉnh Phú Yên +Diện tích: 5 278 km2 +Dân số: 811 000 người +Tỉnh lỵ: thị xã Tuy Hoà -Các huyện thị: Đồng Xuân, Sông Cầu, Tuy An, Sơn Hoà, Tuy Hoà, Sông Hinh. -Các dân tộc: Việt (Kinh), Chăm, Ê Đê, Ba Na... Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ. Phía bắc giáp Bình Định, phía nam giáp Khánh Hoà, phía tây giáp các tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai, phía đông giáp biển Đông. Phú Yên có đồi núi, đồng bằng ven biển và hơn trăm km bờ biển đã tạo cho Phú Yên những cảnh quan thiên nhiên đẹp. Nơi có núi dốc chạy dài ra sát biển chia cắt dải đồng bằng và tạo ra những đầm, vịnh nước lợ ven biển như vịnh Cù Mông, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, Vũng Rô... Địa hình Phú Yên có thể chia thành 2 khu vực lớn: - Vùng núi và bán sơn địa (phía tây là sườn đông của dãy Trường Sơn Nam): gồm các vùng huyện Sơn Hoà, sông Hinh, Đồng Xuân và phần phía tây các huyện Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hòa. Là vùng núi non trùng điệp, song không cao lắm, có đỉnh Vọng Phu cao nhất (cao 2.064 m). Tỉnh Bình Định +Diện tích: 6 076 km2 +Dân số: 1 481 000 người +Tỉnh lỵ: Tp Quy Nhơn -Các huyện thị: An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phú Mỹ, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, An Nhơn, Tuy Phước. -Các dân tộc: Việt (Kinh), Chăm, Bana... Là một tỉnh duyên hải miền Trung, phía bắc giáp Quảng Ngãi, tây giáp Gia Lai, nam giáp Phú Yên, đông giáp biển Đông. Địa hình Bình Định đa dạng có vùng núi, vùng giáp núi, vùng đồng bằng và vùng bãi bồi ven biển. Bờ biển Bình Định dài hơn 100 km với nhiều đảo lớn, nhỏ ngoài khơi. Tỉnh có suối nước khoáng ở huyện Phù Cát. Bình Định có đường giao thông thuận tiện, quốc lộ 1 chạy qua tỉnh, quốc lộ 19 nối Qui Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai và Kon Tum; tàu Thống Nhất dừng lại tại ga Mường Mán cách Qui Nhơn 11 km; sân bay Phù Cát cách Qui Nhơn 36 km về phía bắc; cảng biển Qui Nhơn là một cảng lớn của khu vực Nam Trung bộ. Bình Định có nhiều đặc sản nổi tiếng gần xa như: tơ lụa, yến sào, tôm, cá, gỗ quí, trầm hương, dầu thực vật, gạo, đá ốp lát và hàng thủ công mỹ nghệ. Tỉnh Khánh Hòa +Diện tích: 5.197 km2 +Dân số: 1.054.658 người +Tỉnh lỵ: Thành phố Nha Trang -Các huyện thị: Thị xã Cam Ranh, Huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Ninh Hoà, Vạn Ninh, Trường Sa -Các dân tộc: Kinh, Ra-glay, Hoa, Cơ ho, Eđê Trên tấm bản đồ Việt Nam hình chữ S, tỉnh Khánh Hòa nằm ở vùng đất phía cực Ðông của Tổ quốc, có phần vươn xa nhất ra biển Ðông cả trên đất liền và hải đảo. Ðịa hình Khánh Hòa tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Ðông với địa hình đa dạng, như hình ảnh của đất nước Việt Nam thu nhỏ, có rừng núi, đồng bằng, miền ven biển, hải đảo. Khánh Hoà nằm trên các đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và thế giới. Ðường quốc lộ 1 và đường sắt chạy từ Bắc đến phía Nam tỉnh, nối liền Khánh Hoà với các tỉnh phía Bắc và phiá Nam. Ðường quốc lộ 26 nối liền Khánh Hoà với các tỉnh Tây nguyên. Các cảng Cam Ranh, Nha Trang nối liền Khánh Hoà với cả nước và quốc tế. Vùng biển rộng, với 200 hòn đảo lớn nhỏ nằm gần đất liền và đặc biệt là huyện đảo Trường Sa có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng đặc biệt quan trọng. Biển có nhiều đặc sản như tôm, mực, các loại cá biển Bắc, biển nhiệt đới ... Ðặc biệt là yến sào, một đặc sản có giá trị quý như vàng, khiến từ lâu vùng quê này được mệnh danh "xứ trầm, biển yến". Ðất Khánh Hòa thích hợp với nhiều loại cây trồng nên nông nghiệp cũng là một trong những thế mạnh của tỉnh. Khánh Hòa không chỉ là một trong những tỉnh có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng mà còn là nơi có truyền thống văn hóa lâu đời (quê hương của đàn đá Khánh Sơn và nhiều di tích văn hóa Chàm) cũng như truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm. Khánh Hòa còn có những công trình kiến trúc lâu đời có giá trị như Tháp Bà, Kim thân Phật tổ; tỉnh cũng có nhiều trường Ðại học, Học viện, các Trung tâm Khoa học lớn có tầm quan trọng cả nước như Viện Pasteur, Viện Vắc-xin, Viện nghiên cứu biển, Ðại học Hải sản, Học viện Hải quân. Tỉnh Kom Tum +Diện tích: 9 934 km2 +Dân số: 330 000 người +Tỉnh lỵ: Thị xã Kon Tum -Các huyện thị: Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đắc Tô, Kon Plông, Đak Hà, Sa Thầy. -Các dân tộc: Việt (Kinh), Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng, Gia Rai.... Kon Tum là tỉnh ở phía bắc cao nguyên Gia Lai - Kon Tum, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên. Kon Tum có chiều dài biên giới 275 km, tiếp giáp với Hạ Lào và bắc Cam-pu-chia về phía tây, bắc giáp tỉnh Quảng Nam, đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, nam giáp tỉnh Gia Lai. Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía đông của dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ tây sang đông và từ bắc xuống nam. Vùng bắc tỉnh có dãy núi Hoa Cương cao nhất miền Nam; đỉnh Ngọc Lĩnh 2.596 m, đỉnh Ngọc Phan 2.251 m. Đây là nơi bắt nguồn của các sông Tranh, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Ba. Kon Tum có trên 50% diện tích là rừng với các khu rừng nguyên sinh nơi có các loại gỗ quí, các lâm đặc sản và chim thú quí hiếm. Ngoài ra, Kon Tum còn có vùng đất bazan thích hợp với các cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè, mía, dâu tằm... và các đồng cỏ thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đường quốc lộ 14 chạy dài từ tây Quảng Nam qua tỉnh lỵ Kon Tum, đi xuống Gia Lai-Đắc Lắc-thành phố Hồ Chí Minh; quốc lộ 24 nối Kon Tum với Quảng Ngãi; quốc lộ 40 nối Kon Tum với Atôpơ (Lào). Thị xã Kon Tum xây bên bờ sông Đắc Pla, một nhánh của sông Pô Cô, giữa một đồng bằng nhỏ cao 525 m. Đây là trung tâm hành chính cũ của Pháp ở Tây Nguyên. Các cố đạo Pháp đã đến đây từ năm 1851. Thị xã Kon Tum cách Tp. Buôn Ma Thuột 246 km, cách Qui Nhơn 215 km và cách Pleiku 49 km. Du khách đến Kon Tum sẽ có dịp đi thăm nhiều cảnh đẹp của vùng núi rừng Tây Nguyên như núi Ngọc Lĩnh, các khu rừng nguyên sinh Chư Mô Ray, Sa Thầy, khu du lịch Đắk Tre ở huyện Kon Plong, suối nước nóng Đak Tô. Ngoài ra còn có nhà tù Kon Tum, ngục Đắk Lei, đường mòn Hồ Chí Minh, chiến trường Đắk Tô, Tân Cảnh, nơi đã ghi lại chiến tích hào hùng và vẻ vang của dân tộc. Tỉnh Gia Lai +Diện tích: 16 212 km2 +Dân số: 1 048 000 người +Tỉnh lỵ: thị xã Plei Ku -Các huyện thị: An Khê, Ayun Pa, Chư Păh, Chư Prông, Chư Sê, Đức Cơ, Ia Grai, Kbang, Krông Pa, Kong Chro, Mang Yang. -Các dân tộc: Việt (Kinh), Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ Triêng... Gia Lai là một tỉnh miền núi - biên giới nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao 600 - 800 mét so với mặt biển. Phía bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Cam-pu-chia với 90 km là đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Tỉnh có trục quốc lộ 14 nối với Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ; trục quốc lộ 19 nối với các tỉnh duyên hải miền Trung từ Qui Nhơn đến Pleiku và đi các tỉnh đông bắc Cam-pu-chia; quốc lộ 25 nối với Phú Yên. Thành phố Pleiku nằm trên ngã ba giao lộ của quốc lộ 19, quốc lộ 14, quốc lộ 25, cách cảng Qui Nhơn 180 km đường bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh 541 km. Tỉnh có sân bay Pleiku khá lớn. Gia Lai là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông đổ về miền duyên hải và Cam-pu-chia như sông Ba, sông Sê San và các con suối khác. Vùng đất Gia Lai có nhiều suối hồ, ghềnh thác, đèo và những cánh rừng nguyên sinh tạo nên những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng, mang đậm nét hoang sơ nguyên thủy của núi rừng Tây Nguyên. Đó là rừng nhiệt đới Kon Ka King và Kon Cha Rang nơi có nhiều động vật quí hiếm; thác Yaly hùng vĩ; thác Xung Khoeng hoang dã ở huyện Chư Prông; thác Phú Cường thơ mộng ở huyện Chư Sê. Nhiều con suối đẹp như suối Đá Trắng, suối Mơ và các danh thắng khác như bến đò "Mộng" trên sông Pa, Biển Hồ (hồ Tơnưng) trên núi mênh mông và phẳng lặng - núi Hàm Rồng cao 1.092 m mà đỉnh là miệng của một núi lửa đã tắt. Tỉnh Đắk Lắk +Diện tích: 19 800 km2 +Dân số: 1 901 400 người +Tỉnh lỵ: Thị xã Buôn Mê Thuột. -Các huyện thị: Ea H'leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Buk, Buôn Đôn, Cư M'gar, Ea Kar,M'Đrắc, Krông Pắc, Cư Jút, Krông Ana, Krông Bông, Đắc Mil, Krông Nô, Lăk, Đăk R'lấp, Đăk Nông, Đăk Soong. -Các dân tộc: Việt(Kinh), Êđê, M'Nông, Nùng, Tày, Gia Rai Tỉnh Ðắc Lắc bao gồm các huyện Ðắc Nông, Tuy Ðức, Krông Nô, Ðăk Min, Lăk, Krông Ana, Krông Bông, M'Drak, Krông Pak, Chu M'gar, Bản Ðôn, Easup, Eah Leo, KrôngNang, Ba Ka và thị xã Buôn Mê Thuột. Mặc dù dân số của Ðắc Lắc không lớn nhưng nó gồm nhiều dân tộc khác nhau như: Kinh, Ê Ðê, Gia Rai và M'nông. Cộng đồng các dân tộc thiểu số chiếm 36% dân số toàn tỉnh. Ðịa hình ở đây đã tạo ra nhiều con thác tuyệt đẹp trên sông Krông Nô, K'rông Ana như thác Dray Sap, Gia Long, Dray H'Linh, Trinh Nữ và Bảy Nhánh... Ngoài ra Ðắc Lắc còn có rất nhiều hồ đẹp như Ea Kao, Eas Nô, Eo Dôn, đặc biệt là Hồ Lắc, nơi có người M'nông sinh sống qua bao thế hệ. Các núi cao ở Ðắc Lắc là Yok Ðôn, Chu Yang Sin có nhiều thú rừng và cây quý như tê giác, bò rừng,... được coi là khu bảo tồn cần được bảo vệ.

Có thể bạn quan tâm

Bài 3 : Tiết 11 : Sơ lược về dân ca Việt Nam

  • 20
  • 420
  • 2
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Nói về các tỉnh thành đúng là nằm trong khu vực này... Nhưng em thiếu và dư rồi:P... Dư địa chí sẽ nói về: Diện tích: mật độ dân số: Diện tích mặt nước: Diện tích đất ở: Diện tích đất canh tác: Lượng mưa: Khí hậu: Vị trí địa lý-địa hình: Mật độ che phủ của cây xanh: đánh giá mức độ ô nhiễm: Tài nguyên khoáng sản: .... Đừng quá đi sâu về địa phương ở các địa điểm du lịch... em sẽ làm lệch hướng của Box......

Có thể bạn quan tâm

Bài 2: Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại

  • 53
  • 1
  • 7
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Thanks Anh Bo... có ji` anh giúp đỡ em nhiều hơn nhé..

Có thể bạn quan tâm

so luoc ve dan ca Viet Nam

  • 13
  • 318
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Trích: @Hận Gái Vô Tình Tỉnh Phú Thọ + Diện tích: 3 465 120 km2 + Dân số: 1 288 400 người + Tỉnh lỵ: Thành phố Việt Trì - Các huyện thị: thị xã Phú Thọ, Huyện: Hạ Hòa, Thanh Ba, Ðoan Hùng, Sông Thao, Yên Lập, Thanh Sơn, Tam Thanh, Phong Châu. - Các dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Dao, Sán Chay, Sán Dìu.. Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía tây và tây nam giáp Tuyên Quang và Vĩnh Phúc, phía đông và đông nam giáp Lạng Sơn và Bắc Giang, phía nam giáp Hà Nội. Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, có hệ thống sông ngòi dày đặc. Thái Nguyên là địa phương có truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử gắn với truyền thống cách mạng. Tỉnh có nhiều thắng cảnh đẹp như hồ Núi Cốc, chùa Hang, hang Phượng Hoàng... rất hấp dẫn khách du lịch. Thành phố Thái Nguyên nằm trên quốc lộ số 3 (Hà Nội - Cao Bằng). Đề nghị sửa lại kái này đi nhá HGVT.....cười....Râu ông nọ cắm cằm bà kia rồi......thân!

Có thể bạn quan tâm

một số ảnh các nhạc sĩ Việt Nam

  • 5
  • 57
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

hya quá anh oi........... em đang kiếm mấy phần này......... thank

Có thể bạn quan tâm

Động lực thúc đẩy cải cách kinh tế tại các tỉnh ở Viêt Nam một số bài học từ cải các kinh tế

  • 108
  • 59
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Anh oy , Bạc Liêu cóa thêm huyện Hòa BÌnh ròy í

Có thể bạn quan tâm

Luận văn: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DI CƯ TẠI CÁC TỈNH THÀNH VIỆT NAM pot

  • 96
  • 144
  • 6
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

sách địa lý có cũng nhìu lắm mà

Có thể bạn quan tâm

Đề tài: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DI CƯ TẠI CÁC TỈNH THÀNH VIỆT NAM ppt

  • 96
  • 56
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

bạn phải nói rõ điều tra năm nào chứ?vì dân số thay đổi theo năm mà

Có thể bạn quan tâm

các tỉnh thành Việt Nam

  • 11
  • 248
  • 11
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”