1. Bài viết
  2. Ngữ Văn

Việt Bắc là một trong những bài thơ thể hiện rất đậm đà tính dân tộc được thể hiện trong nghệ thuật thơ Tố Hữu Hãy làm rõ điều đó

Cập nhật: 28/04/2024

Việt Bắc là một trong những bài thơ thể hiện rất đậm đà tính dân tộc được thể hiện trong nghệ thuật thơ Tố Hữu Hãy làm rõ điều đó

Có thể bạn quan tâm

Bình giảng 20 dòng thơ mở đầu bài thơ Việt Bắc để thấy được thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc pdf

... "ta" một sự kiện lớn lao trong đời sống của đất nước. Bình giảng 20 dòng thơ mở đầu bài thơ Việt Bắc để thấy được thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc: " ;Việt Bắc& quot; được coi đỉnh ... kết tinh trong đó những đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của Tố Hữu. Đó những đặc trưng về chất trữ tình chính trị của thơ THữu, đặc trưng về tính dân tộc, về màu sắc dân gian trong ngôn ... cũng nói về " ;Việt Bắc& quot;, bài thơ đã tạo nên một trong những đỉnh cao vời vợi của thơ Tố Hữu. Bởi vì bài thơ đã ra đời từ một sự kiện chính trị hết sức lớn lao trong đời sống của dân
Ngày tải lên : 02/07/2014, 04:20
  • 8
  • 884
  • 11

“Từ cuộc sống hiện đại, thơ anh ngày càng bắt nguồn trở lại vào hồn thơ cổ điển của dân tộc – Nguyễn Đình Thi đã nhận xét như thế về thơ Tố Hữu. Đọc thơ Tố Hữu, ta thấy nhận xét của Nguyễn Đình Thi thật đúng và cảm nhận được tính dân tộc đậm đà, thấy phảng phất trong “hồn thơ” của một thời quá khứ. Việt Bắc là một trong số rất nhiều bài thơ mang nét “cổ điển” như thế. Đọc Việt Bắc ta cảm nhận được sức mạnh của bản sắc dân tộc ấy.

Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu, trước tiên thể hiện ở hình thức thể hiện. Có lẽ Việt Bắc là bài thơ lục bát hay nhất của Tố Hữu, trong đó âm điệu lục bát đã nhuần nhuyễn, tinh diệu, đến mức mẫu mực:

Mình về rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi có nhớ những nhà

Hát hiu lau xám đậm đà lòng son.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa.

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương.

Những câu thơ lục bát ấy có thể xếp bên cạnh những câu ca dao dân gian, những câu lục bát cổ điển hay nhất của ta. Tiếng Việt trong những câu ấy thật bình dị mà đằm thắm, thật trong trẻo mà sâu lắng. Lời thơ quyện thật chặt với những tiết tấu co duỗi mềm mại, cất lên như những nét nhạc, những giai điệu bằng ngôn từ.

Nhưng nói đến Việt Bắc có lẽ cái gây ấn tượng đậm nhất trong người đọc là cái cấu trúc độc đáo của nó. Tố Hữu đã tái hiện một bức tranh hoành tráng trải ra trong một thời gian dài tới mười lăm năm (Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh) bao quát một không gian rộng, bao quát toàn bộ Việt Bắc (từ “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” đến “Nhớ từ Cao Lạng nhớ sang Nhị Hà”). Bài thơ muốn có xu hướng trở thành diễn ca lịch sử ...

Có thể bạn quan tâm

Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX

... chèo, dân ca các miền nở rộ. - Tuồng, chèo, dân ca các miền nở rộ. - Văn nghệ dân gian và tranh dân gian phát triển rất phong phú, thể - Văn nghệ dân gian và tranh dân gian phát triển rất phong ... thể - Văn nghệ dân gian và tranh dân gian phát triển rất phong phú, thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc. hiện đậm đà bản sắc dân tộc. - Có 18 vị tổ ở chùa Tây Phương và 9 đỉnh đồng ở Huế. - Có 18 ... Thái Hòa Một góc Cung Diên Thọ Nội thất Cung Diên Thọ I.3. KIẾN TRÚC Chùa Tây Phương ở Hà Tây TIẾT 61 BÀI 28: I. VĂN HỌC-NGHỆ THUẬT NÉT ĐẶC SẮC TRONG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CUỐI THẾ
Ngày tải lên : 13/06/2013, 01:25
  • 38
  • 3.4K
  • 14

... (kiểu như “Ba mươi năm đời ta có Đảng sau này!). Nhưng sở dĩ nó không là diễn ca hẳn, bởi vì thi sĩ đã tìm đến một kết cấu truyền thống của lối Hát giao duyên. Cả bài thơ dài như một cuộc hát đối đáp nam nữ. Tựa như những khúc trữ tình trong Giã bạn hay Tiễn dặn người yêu. Cả bài thơ dài chủ yếu là lời của hai nhân vật. Người ở lại rừng núi chiến khu là cô gái Việt Bắc, người về xuôi là anh cán bộ cách mạng. Tựa như “liền chị – liền anh” trong hát Quan họ. Cuộc chia tay lớn của cán bộ Đảng và Chính phủ kháng chiến với Việt Bắc được thu vào cuộc chia tay của một đôi trai gái. Nói khác hơn, tác giả đã chọn tình yêu của đôi trai gái làm một góc nhìn để bao quát toàn cảnh Việt Bắc, với “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Chuyện chung đã hoá thành chuyện riêng, chuyện cách mạng của dân nước trờ thành chuyện tình yêu của lứa đôi.

Một sự kiện chính trị đã chuyển hoá thành thơ ca theo cách tâm tình hoá chính là một đặc trưng của lối thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu. Việc “dời đô” (Việt Bắc là thủ đô kháng chiến – Tố Hữu gọi là “Thủ đô gió ngàn”) đã thành câu chuyện ân tình chung thủy của người cách mạng với rừng núi chiến khụ, với đồng bào, với quá khứ, với chính mình.Đôi trai gái xưng hô theo lối rất dân gian: Ta – mình. Nỗi băn khoăn lớn nhất của ta và mình trong cuộc chia tay giã bạn là ân tình – chung thuỷ:

Mình về thành thị xa xôi

Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng?

Phố cao còn nhớ bản làng

Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng

“Mình về mình có nhớ ta” đã là chuyện chung thuỷ! Nhưng “mình đi mình có nhớ mình” thì ân tình chung thuỷ đã được đẩy tới một mức thật sâu. Mình đi khỏi Việt Bắc là đi khỏi thời gian khổ, nơi gian khổ, có thể mình quên ta phụ ta. Nhưng mình có nhớ chính mình chăng, có phụ chính mình ...

Có thể bạn quan tâm

Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc đầu thế kỉ XX_2 ppsx

... trung vào đối tượng người phụ nữ; “Tôi rất lấy làm lạ rằng xưa nay bất kỳ nước nào cũng vậy, văn học phần đàn ông, đàn ông đứng vào trung tâm của văn học, thì làm sao trong văn học, lại ... để được thụ hưởng nền giáo dục hoặc những kỳ nữ có tài thi ca thiên phú để lại những đứa con tinh thần cho di sản văn học nghệ thuật của dân tộc. Thế nhưng, họ chỉ xuất hiện rải rác, lúc đậm ... mình, Phan Khôi đưa ra những tác phẩm văn học có giá trị lớn trong nền văn học cổ điển nhằm làm điểm tựa để tính tỉ trọng nữ tính của văn học, tính tần suất hiện diện của yếu tố nữ giữa đời sống
Ngày tải lên : 25/07/2014, 20:20
  • 8
  • 735
  • 4

... được chăng? Bời quên Ta cũng chính là quên Mình đó. Những câu hỏi thâm thúy ân tình như vậy đã giúp Tố Hữu dân gian hoá, truyền thống hoá một vấn đề của cách mạng, vấn đề của hôm nay. Người con trai cũng trả lời, cũng ghi lòng tạc dạ với một tinh thần như thế.

-Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

 -Nhà cao chẳng khuất non xanh

  Phố đông càng giục chân nhanh bước đường

 -Mình đi mình lại nhớ mình

      Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

Kết câu đối đáp hài hoà với lối thơ lục bát giàu chất dân gian như thế đã làm cho bài Việt Bắc của Tố Hữu có cái dáng dấp của một bài hát giao duyên được viết theo lối dân gian. Nó làm cho bài thơ gần gũi với tâm hồn quần chúng và dễ dàng gia nhập vào mạch văn hoá dân gian, trở thành những lời hát ru. Thậm chí có thể trình bày bài thơ theo lối diễn xướng dân gian rất thích hợp.

Có lẽ cũng cần phải nói thêm về phong vị cổ điển của nó. Đây là một nét truyền thống khác của thơ Tố Hữu. Trong bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, chúng ta thấy không khí lục bát thật trang trọng. Thi sĩ đã dùng những thi liệu của“Truyện Kiều” để tâm tình với tác giả “Truyện Kiều”, ông cũng dùng hình thức lẩy Kiều, tập Kiều để làm cho bài thơ có phong vị cổ điển. Còn ở đây không riêng chúng ta đã thấy kết cấu trữ tình của bài thơ, giọng điệu tứ bình của bài có phần nghiêng hẳn về cổ điển. Câu lục bát ở những chỗ ấy thường chặt chứ không lỏng, chữ “đúc” nhiều, chữ “nước” ít. Hình thức tiểu đối được sử dụng dầy và biến hoá nhịp nhàng. Nhưng có lẽ đáng nói hơn vẫn là lối vẽ thiên nhiên trong các câu thơ lục bát ấy. Nói riêng đoạn “Hoa cùng người”, có thể thấy ngay, thi sĩ tạo hình theo lối xây dựng bộ tranh trữ tình – một hình thức rất phổ biến của nghệ thuật cổ điển. ...

Có thể bạn quan tâm

Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc đầu thế kỉ XX pps

... thía, đậm đà tính nữ mới có thể rùng mình “khăn trở lạnh đầu voi”, mới làm cho 4 câu cuối trong bài Trưng Nữ Vương của Ngân Giang khiến người ta ngỡ ngàng, rung động, tê tái đến vậy. Và 4 câu thơ ... của dân tộc trong hoàn cảnh một đất nước bị thực dân xâm lấn. Đóng góp thứ hai về mặt thể loại, họ đã nhanh chóng nhập cuộc, góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển của tiểu thuyết hiện ... tranh giải phóng dân tộc và trách nhiệm công dân. Thậm chí, khuynh hướng này bộc lộ ở sáng tác của họ một cách nét hơn cả những tác giả nam thời kì thơ Mới. Thế nhưng, bản thể tính nữ chưa thực
Ngày tải lên : 25/07/2014, 20:20
  • 9
  • 554
  • 2

... Hoa và người soi chiếu nhau, tôn vinh lẫn nhau.Còn bức tranh dường như đã tái hiện trọn vẹn đầy đủ nhịp vận hành luân chuyển của thiên nhiên và con người Việt Bắc:

Ta về mình có nhớ ta,

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tựơi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

                                                                                                       Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

Thành công của bài thơ Việt Bắc còn ở nhiều phương diện khác như: ngôn ngữ, nội dung, hình tượng nhân vật trữ tinh… Nhưng có thê khăng định chất dân tộc, chất truyền thống đậm đà đã tạo nên sức sống, sức lay động lòng người cho bài thơ. Và Việt Bắc cùng với những bài thơ khác của Tố Hữu đã khẳng định phong cách độc đáo của ông trong suốt chặng đường cầm bút của người nghệ sĩ cách mạng: từ hiện đại trở về với cổ điển, trở về với nét dân tộc và truyền thống.

 

Có thể bạn quan tâm

Giáo án Lịch sử lớp 7 : Tên bài dạy : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA, DÂN TỘC CUỐI THẾ KỶ XVIII NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ppt

... Du, thơ Hồ Xuân Hương. - Nội dung: phản ánh sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời, thể hiện tâm tư nguyện vọng của nhân dân. 2/. Nghệ thuật: - Văn nghệ dân gian phát triển, nghệ thuật ... hóa được nêu trong bài học. C. Thết kế bài học: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn như thế nào? Thuật lại các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ... Phương, Đình Làng Đình Bảng (Bắc Ninh). - Nghệ thuật tạc tượng, dúc đồng rất tài hoa. IV. Củng cố - luyện tập: - Nhận xét về văn học - nghệ thuật thời kỳ này. - Cảm nhận về những thành
Ngày tải lên : 07/08/2014, 06:21
  • 4
  • 1.8K
  • 6

Có thể bạn quan tâm

bài giảng lịch sử 7 bài 28 sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ xviii - nửa đầu thế kỉ xix

... dân. I.2. NGHỆ THUẬT a. Văn nghệ dân gian - Sân khấu: chèo tuồng b. Tranh dân gian - Dòng tranh Đông Hồ Em bé cưỡi trâu thả diều Chăn trâu thổi sáo Cưỡi voi Đàn lợn Đám cưới chuột Trống mái và đàn ... Lược đồ những nơi bùng nổ cuộc nổi dậy của nhân dân chống vương triều Nguyễn nữa dầu thế kỷ XIX TIẾT 61 BÀI 28: I. VĂN HỌC-NGHỆ THUẬT I.1. VĂN HỌC a.Văn học dân gian Phát triển ... đàn con Bà Triệu Hứng dừa Múa rồng Đặc điểm của tranh dân gian - Mang đậm tính dân tộc. - Phản ánh mọi mặt sinh hoạt và nguyện vọng của nhân dân. I.3. KIẾN TRÚC Chùa Tây Phương ở Hà Tây Các vị
Ngày tải lên : 19/10/2014, 14:35
  • 38
  • 3.6K
  • 2

Có thể bạn quan tâm

Tài liệu Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu docx

... với những vần thơ truyền thống. Khi đọc Việt Bắc ấn tượng ban đầu mà người đọc dễ dàng nhận thấy tính dân tộc, tính dân gian rất đậm đà của bài thơ. Trong khi Thơ mới’ đang chiếm ưu thế một ... xuất hiện trên thi đàn tập thơ “Từ ấy” nổi bật bài Việt Bắc - đỉnh cao của sự tìm về cội nguồn văn thơ dân tộc. Việt Bắc một trường ca tuyệt đẹp về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ... bó trong nỗi nhớ những hoa cùng người của nhà thơ: VIỆT BẮC - TỐ HỮU Trong những năm kháng chiến chống Pháp khi mà cánh đồng văn chương Việt Nam đang được làn gió Thơ mới” thổi qua thì Tố Hữu
Ngày tải lên : 12/12/2013, 19:15
  • 8
  • 16.5K
  • 299

Có thể bạn quan tâm

Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc

... Thu Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc Tố Hữu nhà thơ lớn của dân tộc, đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam. Một trong những yếu tố làm nên sức sống lâu bền trong thơ Tố Hữu ... truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật thể hiện. Với việc tìm hiểu tính dân tộc trong thơ Tố Hữu chúng ... GVHD: TS Phan Ngọc Thu Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc ngôn ngữ nghệ thuật, thể thơ và nhạc điệu mang đậm màu sắc dân tộc. Tố Hữu nhà thơ dân tộc trong cái ý nghĩa đầy đủ
Ngày tải lên : 25/02/2014, 16:14
  • 19
  • 25.8K
  • 55