0

câu chuyên nói về đức tính giản dị của bác

Cập nhật: 27/12/2014

câu chuyên nói về đức tính giản dị của bác

Có thể bạn quan tâm

đức tính giản dị của bác Hồ

  • 11
  • 949
  • 4
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được “chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác. Trên đường công tác, Bác nói vui với anh em cán bộ đi cùng:
- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa… Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.
Chẳng những khi “hành quân’’ mà cả mùa đông, Bác đi thêm đôi tất cho ấm chân, tiếp khách trong nước, khách quốc tế vẫn thường thấy Bác đi đôi dép ấy.
Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép…
Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy… Các đồng chí cảnh vệ cũng đã đôi ba lần ‘’xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’.
Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì anh em lập mẹo giấu dép đi, để sẵn một đôi giầy mới… Máy bay hạ cánh xuống Niu Đê-li. Bác tìm dép. Anh em thưa:
- Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi, thưa Bác…
Bác ôn tồn nói:
- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn. Nhân dân ta còn khó khăn. Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự…
Thế là các ông “tham mưu con” phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi… Trong suốt thời gian ở Ấn Độ, các chính khách, nhà báo, quay phim, chụp ảnh lại rất quan tâm đến đôi dép của Bác.
Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép… làm anh em cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.
Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên ấy”, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Cán bộ và chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác, Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:
- Thôi, các cháu giẫm làm tụt quai dép của Bác rồi…
Nghe Bác nói, tất cả dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:
- Thưa Bác, cháu, cháu có “rút dép” đây…
Nhao nhác, ầm ĩ như thế, nhưng đồng chí cảnh vệ chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh rồi, có “rút” cũng vô ích…
Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra, “thách thức”:
- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác…
Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến…
Bác phải giục:
- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:
- Tôi, để tôi sửa dép…
Mọi người giãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong. Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:
- Tại dép của Bác cũ quá, Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ…
Bác nhìn các chiến sĩ nói:
- Các cháu nói đúng… nhưng chỉ đúng có một phần… Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì còn “thọ’’ lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên. Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo…

Có thể bạn quan tâm

Đức tính giản dị của Bác Hồ

  • 25
  • 556
  • 3
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Nghe chuyện về bác hay quá ha? mình cũng góp thêm một vài mẫu chuyên về Bác Hồ nè....
Điều bác Hồ yêu nhất, ghét nhất
Trong kháng chiến chống Pháp, một nhóm người Pháp tiến bộ, cùng với một số hàng binh đã đứng về phía Việt Nam, chiến đấu dưới lá cờ giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh . Họ đã thành lập một tờ báo lấy tên là Bạn chiến đấu, bằng tiếng Pháp xuất bản tại chiến khu Việt Bắc, phát hành bí mật trong quân đội Pháp.
Phóng viên báo Bạn chiến đấu đã có cuộc phỏng vấn Hồ chủ tịch. Báo cứu quốc số 938, ngày 25-5-1948- chi nhánh số 6 in tại liên khu X, đã đăng lại bài trả lời của Bác Hồ
- Hỏi: Thưa chủ tịch , chủ tịch ghét gì nhất ?
- Trả lời: Điều ác.
- Hỏi: Thưa chủ tịch, chủ tịch yêu gì nhất?
- Trả lời: Điều thiện.
- Hỏi: Chủ tịch mong gì nhất?
- Trả lời: Nền độc lập của nước tôi và của tất cả các nước trên toàn cầu.
- Hỏi: Thưa chủ tịch, chủ tịch sợ điều gì nhất?
- Trả lời: Chẳng sợ gì cả. Một người yêu nước không sợ gì hết và nhất thiết không được sơ gì.

Có thể bạn quan tâm

Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ

  • 3
  • 740
  • 6
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

MÓN THỊT LỢI HẠI
Lại Thị Thúy
Nhà Xuất Bản Kim Đồng

Bác Hồ từng nói tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải xem đồng tiền bằng cái nong, gặp việc đáng làm cũng không làm, trái lại tiết kiệm là để nâng cao mức sống và Bác đã sống rất tích cực, hết sức hợp lí, tất cả vì dân như thế. Bác đã viết nhiều tài liệu về tiết kiệm, khi thấy cán bộ có dấu hiệu xa hoa lãng phí là Bác nhắc nhở rằng đất nước còn đang khó khăn. Mỗi cán bộ, Đảng viên phải tiết kiệm, tiết kiệm để tích lũy để có vốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Như trong câu chuyện “ Món Thịt Lợi Hại” của Lại Thị Thúy Nhà Xuất Bản Kim Đồng kể rằng:
Trong công tác, trong sinh hoạt từ việc nhỏ đến việc lớn Bác đều dạy cán bộ: tiết kiệm của cải tức là tôn trọng sức lao động của con người, nếu làm ra mà tiêu phí ăn xài hết thì việc lao động đó không có ý nghĩa, không thể làm được việc gì lớn, chúng ta đang hoạt động bí mật, càng phải xem trọng đồng tiền, hạt gạo của nhân dân.
Bác dạy cán bộ như thế và tự Bác đã đề ra những nguyên tắc phải thực hiện. Trong sinh hoạt hằng ngày ở cơ quan, Bác đã chỉ thị không được nấu cơm thừa, nếu lỡ thừa thì bữa sau ghê lại. Bác còn nhắc nhở mọi người là khi ăn cơm không được để cơm rơi vãi, muốn có được hạt cơm con người phải bỏ ra bao mồ hồi công sức.
Về thức ăn, lúc đầu chỉ dựa vào nguồn rau rừng và măng sau đó theo chủ trương của Bác cũng trồng thêm rau nhưng không phải là nhiều lắm, hồi ở Pác bó, cán bộ các nơi đến báo cáo, xin chỉ thị nhiều, lắm lúc anh em ở cơ quan chạy thức ăn khá vất vả ( tuy là “khách nhà” nhưng anh em cũng muốn thức ăn tươm tất một chút để mời khách) Bác biết và đề ra ngay một nguyên tắc nấu ăn để giải quyết lúng túng trong lúc khó khăn thiếu thốn là: khi ít rau thì phải thêm nhiều muối, khi nhiều rau thì bớt muối đi.
Thình thoảng cơ quan có mua được con gà hay cân thịt nhiều anh em muốn xào béng ăn một bữa cho đã, nhưng Bác không đồng ý và Bác mách cho một công thức chế biến như sau: một thịt, một muối ớt, mấy thứ băm thật nhỏ, rang lên, cái món này vừa đậm miệng, vừa dễ đưa cơm.
Cuối năm 1944, Bác lại chuẩn bị đi côn minh, đồng chí Phùng Thế Tài và Đinh Đại Toàn chịu trách nhiệm bào vệ và đưa đường cho Bác. Trước khi đi, Bác hỏi tình hình đi đường và ăn tiêu, đoàn cán bộ 3 người vừa đi vừa về cho biết tốn lắm mất ngót nghét 6 vạn đồng tiền Trung Quốc, Bác nói: “Tốn nhiều tiến thế cơ à? Được để rồi xem!”.
Thế rồi Bác chuẩn bị lên đường, ngoài những đồ đạc cần thiết Bác mang theo, Bác cho làm món thịt rang mặn theo công thức một thịt một muối ớt nói trên. Như vậy đi đến đâu chỉ cần thổi cơm mua thêm rau xanh. Nấu lên rồi bỏ “thịt” của nhà ra ăn thêm thế là xong bữa.
Cách nấu nướng như vậy rất tiện, cần nghỉ chỗ nào cũng được khỏi phải vất vả mua bán dọc đường , vừa tiết kiệm.
Chuyến đi ấy về tổng cộng lại, đoàn của Bác 3 người chỉ tiêu mất 3 vạn đồng và theo Bác nói anh em được ăn rất tươi! Tò mò, có anh em hỏi, thì đồng chí Tài như lệnh vỡ: “ này tươi ra trò đấy”
Thì ra khi gần về đến nhà, Bác tính nhẩm thấy cách đi đường như vậy tiết kiệm được rất nhiều nên bằng lòng cho chú Tài mua một chú gà giò ăn liên hoan mừng thắng lợi.
Qua câu chuyện kể Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại nhưng người sống rất đời thường giản dị, tiết kiệm để lo cho dân, cho nước tiết kiệm để tích lũy, mỗi người tiết kiệm một chút thì tích lũy được nhiều. Học tập làm theo tấm gương của Bác chúng ta mỗi cán bộ Đảng viên phải thực hành tiết kiệm. Tiết kiệm tiền bạc, tiết kiệm thời gian – mỗi người tiết kiệm một chút sẽ có lợi rất nhiều cho tập thể và cho Nhà nước. Giờ đây nhờ công ơn của Bác và thế hệ đi trước mà cuộc sống của người dân đầy đủ hơn, cuộc sống mọi người từ ăn no, mặc ấm chuyển sang ăn ngon, mặc đẹp. nhưng rất nhiều khi trong chúng ta vẫn ăn xài phung phí, tồn kém, thức ăn thừa thãi. Chúng ta phải nhìn nhận lại mình phải thực hành tiết kiệm và vận động mọi người cùng thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Đức tính giản dị của Bác Hồ

  • 1
  • 417
  • 6
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Những ngày cuối cùng của Bác:
9 giờ ngày 2/9/1969, Bác bị một cơn đau tim nặng. Theo dõi trên máy điện tim thì đến 9 giờ 15 tim Bác ngừng đập hẳn. Các bác sĩ, anh em bảo vệ chúng tôi thay nhau dùng sức ấn lên ngực Bác, mong sao tim Người đập trở lại. Cho đến 9 giờ 47 phút, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trào nước mắt: "Thôi các đồng chí ạ, Bác của chúng ta không qua khỏi nữa rồi"

Bác nằm chữa bệnh tại ngôi nhà nhỏ phía sau nhà sàn, ngôi nhà mà Bộ Chính trị quyết định làm tháng 5/1967 - trong lúc Bác sang Trung Quốc chữa bệnh, với mục đích đảm bảo an toàn cho Người trong những năm máy bay giặc Mỹ bắn phá Hà Nội.




Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm Bác những ngày Bác ốm năm 1969. Ảnh do tác giả cung cấp


Khi nhà làm xong, Bác Hồ không nhận sử dụng riêng cho mình. Người nói: "Khi nào có nhiều đồng chí phụ trách đến làm việc với Bác thì họp ở nhà ấy cho chắc chắn. Còn lúc ở một mình, Bác cứ ở nhà sàn gỗ thôi. Các chú lo cho Bác, cũng phải lo cho dân ấy. Dân chịu được thế nào, Bác chịu được như vậy".

Kể từ ngày 20/7/1967 (ngày Bác đi Trung Quốc về), nơi đây trở thành địa điểm Bộ Chính trị họp mỗi tuần một lần, ra những quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước. Bây giờ, trong hồ sơ di sản, ngôi nhà này được gọi là nhà 67.

Bài viết cuối cùng

Kỷ niệm Đảng ta 39 tuổi (3/2/1969), tại ngôi nhà này, Bác Hồ đã viết bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, biểu dương tinh thần hy sinh gương mẫu, đạo đức trong sáng của cán bộ, đảng viên, đồng thời kịch liệt lên án những hành vi, tư tưởng cá nhân hẹp hòi.

Người chỉ ra rằng chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân, là bạn đồng hành của căn bệnh tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa, tham danh, trục lợi… làm hại đến quyền lợi của cách mạng, của nhân dân, làm giảm thanh danh, uy tín của Đảng cầm quyền.

Trong bài viết cuối cùng về đạo đức trước khi từ biệt thế giới này, Bác Hồ không quên dặn lại mọi người cách làm người, nâng cao phẩm giá - cái gốc quý báu để đảm bảo cho cuộc hành trình trong cuộc đời mỗi người tới đích vẻ vang. Ngẫm suy thời cuộc hiện nay, khi mà chủ nghĩa cá nhân đẻ ra tham nhũng đã trở thành nguy cơ nội xâm, quốc nạn, càng thấy giá trị lớn lao lời dạy của Bác.



Và tại ngôi nhà này, Bác đã để lại tấm gương đạo đức trong sáng để bây giờ cho ta học và làm theo.

Một lần, đồng chí phục vụ đọc cho Bác nghe báo Hà Nội Mới đưa tin Hợp tác xã Ngũ Xã có ý định đúc bức tượng Bác bán thân bằng đồng. Bác nói với đồng chí phục vụ: "Chú sang nói với Trung ương trong lúc đồng khan hiếm không được làm như vậy, đem số tiền định đúc tượng Bác xây thêm cho các cháu một phòng học. Biết bao anh hùng liệt sĩ, sao không đúc tượng, lại đúc tượng Bác?"

Vào thời gian sau ngày 12/8/1969, Bộ Chính trị tổ chức họp bàn chuẩn bị tổ chức 4 ngày lễ lớn trong năm 1970. Cuộc họp vắng Bác, vì Người đang mệt nặng. Một hôm, có đồng chí ủy viên Bộ Chính trị vào thăm Bác và báo cáo lại với Bác quyết định của Bộ Chính trị.

Nằm trên giường bệnh, nghe nói về những kỷ niệm sắp tới, Bác rất vui. Nhưng khi nghe nói việc tổ chức kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Người, Bác liền bảo: "Bác chỉ đồng ý 3/4 Nghị quyết. Nghị quyết kỷ niệm 40 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày sinh Lênin, 25 năm ngày thành lập nước, các chú nên có sớm để tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Các cháu học sinh sắp bước vào năm học mới, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh của Bác, các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí".

"Chúng tôi xin hiến tim mình để thay tim cho Bác"

16 giờ ngày 12/8/1969, Bác gặp đồng chí Lê Đức Thọ tại nhà nghỉ Hồ Tây nghe báo cáo tình hình Hội nghị Paris. Đêm hôm đó, Bác lên cơn sốt và ho, những ngày sau đó Bác ho nhiều hơn, sốt nặng hơn. Nhưng Bác vẫn lên, xuống nhà sàn làm việc. Theo đề nghị của bác sĩ, ngày 18/8 Bác Hồ không làm việc ở nhà sàn gỗ nữa. Người xuống ở và làm việc tại ngôi nhà 67. Kể từ hôm đó, những ngày quy luật của cuộc đời đến với Bác Hồ ở nơi đây.

Ngày 29/8/1969, Bác nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng: "Ngày lễ Quốc khánh Bác sẽ ra dự mươi, mười lăm phút".

Ngẫm lại thì thấy thật kỳ lạ: 9 giờ ngày 2/9/1969, Bác bị một cơn đau tim nặng. Theo dõi trên máy điện tim thì đến 9 giờ 15 tim Bác ngừng đập hẳn. Các bác sĩ, anh em bảo vệ chúng tôi thay nhau dùng sức ấn lên ngực Bác, mong sao tim Người đập trở lại. Cho đến 9 giờ 47 phút, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trào nước mắt: "Thôi các đồng chí ạ, Bác của chúng ta không qua khỏi nữa rồi".

Thế là, 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, từ nơi đây truyền đến cho nhân loại nỗi đau Bác Hồ ra đi mãi mãi để cho “đời tuôn nước mắt”. Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đã cứu dân tộc khỏi kiếp khổ nạn, mang lại hạnh phúc độc lập cho mọi người dân, nhưng ngày đó Bác có được hưởng đâu.

Và con số 9 mới linh thiêng làm sao: Bác ra đi lúc 9 giờ 47 phút, ngày 2/9/1969, thọ 79 tuổi. Ngày 9/9/1969, cả dân tộc làm lễ truy điệu tiễn đưa Người về với thế giới người hiền.

Suốt 15 năm Bác sống và làm việc ở khu Phủ Chủ tịch, không có một lần nào dân kéo về nhà Bác để làm bận lòng Bác. Trong những ngày Bác yếu, tuy giữ bí mật rất cao về tình trạng sức khỏe của Bác, nhưng xe cộ hàng ngày ra vào nhiều, đưa các đồng chí Trung ương vào thăm Bác, đưa bác sĩ vào chữa bệnh cho Bác, đưa các phương tiện vào để chạy chữa bệnh cho Bác…, nên dân dự đoán rằng có thể Bác ốm.

Vì thế, có nhiều người dân đến Cổng đỏ (cổng ra vào Phủ Chủ tịch, hàng ngày Bác Hồ vẫn thường đi lại cổng này), nói lên một tâm nguyện: Nếu đúng Bác ốm, chúng tôi xin hiến trái tim của mình để thay tim cho Bác.

Từ ngày 3 đến ngày 6/9/1969, dòng người không lúc nào vắng, buồn rầu đội mưa thầm lặng, trật tự đi đến Lễ đài Ba Đình để viếng ảnh Bác. Và những ngày thi hài Bác quàn trong linh cữu đặt tại Hội trường Ba Đình, vì đông người vào viếng nên có những cháu nhỏ không vào viếng Bác được, cứ giằng co với công an bảo vệ ngoài Hội trường, khóc lóc thảm thiết: Các chú trả Bác cho chúng cháu đây…



Sau ngày Bác mất, một số chiến sĩ công an, trong đó có tôi gác tay súng, chuyển sang tay chổi, tay bút chăm lo công việc bảo vệ di sản cho Bác, hàng ngày quét dọn lau chùi ngôi nhà 67 như khi phục vụ Bác lúc sinh thời. Bác đi rồi, ngôi nhà sao mà lạnh lẽo. Vì vậy chúng tôi đã đặt một lư đồng nhỏ ở cửa sổ cạnh giường Bác nằm, hàng ngày đốt nén hương trầm để nhà thêm ấm cúng.

9 giờ 47 phút ngày 2/9/1989, tôi đã mời và đón Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và cố vấn Ban Chấp hành TƯ Đảng Phạm Văn Đồng vào thăm lại nơi Bác mất và thắp nén hương tưởng nhớ Bác. Hai đồng chí cho ý kiến: "Nên có một nơi trang trọng để thờ cúng Bác, vì hương hồn Bác vẫn mãi mãi ở lại nơi đây với chúng ta".

Để từng bước thực hiện lời căn dặn này, khu Di tích Phủ Chủ tịch đã chỉnh trang để có được nơi thắp hương như hiện nay ở nơi Bác mất. Sau đó, dần dần để khách đến thăm nhà Bác được thắp nén hương nhớ Bác.

Và bắt đầu từ ngày 2/9/1994, chúng tôi mời các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước tới thắp hương tưởng nhớ Bác Hồ tại nơi đây vào những dịp lễ hàng năm 19/5, 2/9 và ngày Tết âm lịch. Theo phong tục cúng giỗ tổ tiên của Việt Nam, từ năm 1994, cứ đến ngày 21/7 âm lịch, chúng tôi lại sắp mâm cơm giỗ Bác.

Năm 2002, với tấm lòng thành kính của đứa con trông nhà cho Bác, tôi cầu khấn xin Bác cho lập nơi thờ cúng trang nghiêm, rộng rãi để cháu con hôm nay và mai sau về thắp hương tưởng nhớ người Ông, người Bác, người Cha, với bức tượng đồng Bác ngồi ghế, tay Bác cầm kính đặt lên tờ báo để trên đùi, mắt nhìn thẳng như dừng đọc báo để chào đón mọi người vào thăm.

Kể từ ngày lập bàn thờ Bác ở đây, các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng cùng nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã về thắp hương tưởng nhớ Bác, cầu nguyện Bác phù hộ cho Quốc thái, Dân an.

• TS. Trần Viết Hoàn (nguyên Giám đốc Khu Di tích Phủ Chủ tịch)
Theo http://www.nghean.gov.vn/adnews/defa...&id=5247&p=200

Có thể bạn quan tâm

tiet 79 duc tinh gian di cua bac

  • 1
  • 36
  • 2
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Sáng ngày 24/7/1957, lúc đó Bác đang ở thăm Ba Lan, tại phòng lễ tân vào khoảng 9 giờ sáng, khi mặt trời đã lên cao mà ba chùm đèn với hàng trăm ngọn sáng trưng, Bác Hồ đã yêu cầu gặp Vụ trưởng lễ tân. Bộ trưởng Bộ ngoại giao nước bạn liền có mặt. Bác hỏi: “Chỗ tắt điện ở đâu?”. Lập tức mấy chiến sĩ bảo vệ đi tắt điện. Chủ tịch Ba Lan Zawasdzki nói giọng nghiêm trang: “Xin cảm ơn đồng chí Hồ Chí Minh. Tôi thành thật nhận khuyết điểm chưa nghiêm túc thực hiện chỉ thị tiết kiệm của Lênin”.

Có thể bạn quan tâm

ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

  • 17
  • 173
  • 3
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Là vị lãnh tụ của dân tộc, là người cha của hàng vạn đứa con, có lẽ, Bác sẽ phải sống trong một cung điện nguy nga, tráng lệ, hay ít hơn là một toà nhà rộng lớn. Thế nhưng chẳng có ai như Bác. Tổng thống Mỹ, Nga, hay bất kì quốc gia nào đều sống trong một nơi nào đó thật đặc biệt, thật đẹp, thật lộng lẫy. Còn Bác, Bác chỉ sống trong một căn nhà sàn, nó bình dị như muôn ngàn căn nhà sàn khác. Trong nhà chỉ có vài đồ dung cần thiết, đường nhiên sẽ chẳng có thứ gì là xa xỉ cả. Xung quanh nhà Bác là hàng râm bụt mới đâm hoa, là cây vú sữa thơm hương quê nhà, là ao cá xinh xinh. Thật sự những thứ ấy đều rất quen thuộcvới người dân Việt Nam. Không những thế, Bác chẳng bao giờ tỏ ra mình giỏi, Bác chẳng kêu ca, Bác luôn giản dị trong mọi công việc. Đi đâu, Bác cũng chỉ với một đôi dép cao su đã sờn. Dù là thăm dân hay dự hội quan trọng, Bác vẫn luôn giản dị. Bữa ăn cũng thế, cũng chỉ canh rau và những món ăn dân giã. Cuộc sống của Bác là thế. Khi hoạt động trong hang Pác Bó, đã từng có một anh bộ đội nói với Bác rằng để anh đổi món ăn ngon hơn cho Bác hay mua cho Bác bộ đồ đẹp hơn, sang hơn để Bác đi hội họp. Nhưng không, Bác đã từ chối, cuộc sống của mọi người còn khó khăn làm sao có thể sung sưóng đựoc. Bác không phải như những người thiền, bỏ ngoài thể tục, hưởng thụ một cuộc sống an nhàn. Mà Bác lo cho dân, cho các con than yêu của mình.

“Bác Hồ là vị cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương”

Không chỉ vậy, Bác cũng rất yêu các thiếu niên nhi đồng -những chủ nhân tương lai của đất nước. Vào những dịp khai giảng, Bác thường viết thơ để động viên, nhắc nhở. Và cả năm điều Bác Hồ dạy đã trở thành khẩu ngữ ở mỗi trường học. Công lao của bác lớn lao quá, vĩ đại quá. Vì thế mà thế hệ trẻ chúng ta ngày hôm nay càng phải cố gắng hơn nữa để thực hiện tâm nguyện của Bác “Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cuơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em”, để không phụ những hi sinh xuơng máu đã đổ xuống để đất nước đựoc hoà bình. Và hãy sống xứng đáng với những gì Bác chỉ dành cho dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Đức tính giản dị của Bác Hồ

  • 15
  • 181
  • 3
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

xé tem!


Đầu năm 1941, Bác Hồ về nước, Người đã chọn Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) làm nơi đứng chân xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Vào những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống qua ngày. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của Người kham khổ đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí:

- Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí thưa:

- Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

- Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quí.

Lời Bác nói đã cho anh em thấm thía một bài học về sự tiết kiệm. Và câu thơ "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" ra đời trong thời kỳ này. Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, Bác chúng ta vẫn luôn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng.

Đầu tháng 4/1941, Bác và các đồng chí chuyển sang sống ở lán Khuổi Nặm. Đồng chí Bảo An - quê ở Sóc Giang, Hà Quảng bẫy được một chú gà lôi. Mọi người trầm trồ khen con gà đẹp quá và xin Bác giữ lại nuôi làm cảnh. Bác bảo:

- Nuôi gà lôi giải trí cũng thích, nhưng hiện nay lương thực rất thiếu thốn, cơm gạo chúng ta còn chưa đủ ăn thì các chú lấy gì để nuôi gà cảnh?

Anh em thưa với Bác: - Chúng cháu sẽ bắt sâu bọ để nuôi gà.

Bác đồng ý, nhưng chỉ được vài ngày sau con gà lôi gầy sút đi. Thấy vậy Bác hỏi:

- Bây giờ chúng ta giải quyết thế nào đây?

Biết ý, anh em thưa:

- Vậy xin phép Bác cho chúng cháu thịt gà ạ.

Bác nhất trí. Anh em hớn hở vì nghĩ hôm nay sẽ được cải thiện một bữa ra trò. Nhưng khi thịt gà, Bác chỉ cho phép lấy bộ lòng để nấu một bữa tươi. Còn tất cả băm thật nhỏ cho nhiều muối và ớt rang mặn lên để vào ống tre ăn dần trong các bữa sau. Bác còn dặn, nhớ để phần cho những đồng chí đang đi công tác cơ sở chưa về. Chỉ một miếng ăn nhỏ lạ miệng Người cũng không quên các đồng chí vắng nhà.

Năm 1942, Bác sang Trung Quốc để gặp gỡ với chính quyền Trung ương Tưởng Giới Thạch bàn về mối quan hệ giữa hai nước trong công cuộc chống Nhật. Không may, đi đến phố Túc Vinh, huyện Đức Bảo, Quảng Tây, Trung Quốc, Người đã bị chính quyền địa phương Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Người đã bị giải đi qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện thị Quảng Tây, Trung Quốc. Tháng 10/1943, Người được trả lại tự do. Đến tháng 10/1944, Người quay trở lại Pác Bó. Các đồng chí đã đưa Bác vào nhà cụ Dương Văn Đình (bố đồng chí Dương Đại Lâm) mọi người mừng rỡ khi thấy Bác trở về. Nhìn thấy Bác gầy yếu, tóc bạc đi mấy phần, ai cũng xót xa, thương Bác. Cụ Dương Văn Đình đã cho người nhà nấu cháo và bưng đến một bát cháo trứng gà mời Bác. Bác hỏi:

- Ở đây một ngày ăn mấy bữa hả cụ?

- Dạ, một ngày ăn ba bữa, bữa sáng thì ăn cháo.

- Thế ai cũng được ăn cháo đánh với trứng à?

Mọi người phải thú thực vì thấy Bác đi đường mệt nên mới làm mời Bác thôi. Bác không bằng lòng bảo với mọi người

- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi lại được đặc biệt hơn các đồng chí? Cách mạng gian khổ phải cùng nhau chịu đựng, mọi người ăn sao tôi ăn vậy.

Và Người đứng dậy, bưng bát cháo trứng đến mời bà cụ cố của đồng chí Dương Đại Lâm. Bác nói: "Đây mới là người cần được bồi dưỡng. Bà cố đã sống gần trăm tuổi rồi, cực khổ vất vả đã nhiều, cần ăn ngon để sống với con cái đến ngày nước nhà độc lập, vui hưởng thái bình".

Nghe Bác nói vậy ai cũng thấy sống mũi cay cay. Thương Bác và càng thêm cảm phục Bác. Chưa bao giờ Bác đòi hỏi phải có sự ưu tiên cho riêng mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Người cũng đều nghĩ cho người khác và quan tâm đến tất cả mọi người xung quanh.

Có thể bạn quan tâm

Duc tinh gian di cua bac Ho

  • 20
  • 155
  • 3
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

" Cai gi khong xuong"
Sau cách mạng , Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ . buổi trưa , Bác ở lại cơ quan , và cùng xuống ăn cơm với cán bộ , nhân viên . thức ăn cũng chảng có gì mấy , khi "sang" thi co them đĩa cà pháo , dưa cà muối , cá khô, về sau bà con Nghệ An còn gửi Nhút thanh chương ra biếu
Bác thường dặn phải ăn cho hết , đừng để thức ăn thừa trong bát đĩa . Anh em đùa , gọi như thế là " Ăn theo tác phong Hồ Chủ Tịch"
Trong bữa ăn , đôi lúc Bác hỏi chuyện công tác , nhưng thường la nói chuyện vui, co lần Bác hỏi:
- Các chú có biết cá gì ko có xương ko ?
- Thưa Bác , đó là cá biển hay cá sông ạ ?
thấy anh em hỏi lại , Bác hơi mỉm cười "
- Ko phải cá sông mà cũng ko phải cá biển
Mọi người ngạc nhiên . Bác lại cười bảo :
- Các chú ko biết à ? đó là con cá ..........Gỗ
Anh em cùng cười vui vẻ . Và Bác tiếp tục kể " sự tích cá gỗ " của xư Nghệ...
(Theo hồi kí của Huy Cận - tác phẩm mới - số 7 - 1970)

Có thể bạn quan tâm

Duc tinh gian di cua Bac Ho(thi tinh giai nhi)

  • 13
  • 208
  • 5
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Thứ ba Ngày 25-08-2009

Bạn đang ở: Trang chủ Thế giới học trò Kể chuyện Bác Hồ kính yêu




Đức tính giản dị của Bác Hồ

Trong suốt cuộc đời hy sinh vì dân vì nước, Bác đã gần như quên đi những gì thuộc về bản thân mình. Chúng ta và cả những bạn bè nước ngoài không còn lạ gì những chiếc áo nâu, đôi dép cao su, chiếc quạt, viên gạch sưởi lưng... vô cùng giản dị của Người.





Chiếc thắt lưng của Bác
Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc. Phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu.
Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác.
Bác đi họp về, hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác.
Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: Cái quí báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình.

Giản dị và tiết kiệm
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở Văn phòng, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều, nhất là đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Người thường được chú Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt. Bà nói với chú Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở Văn phòng của Bác, tôi (Nguyễn Thị Liên- TNTP) có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà kể rằng: Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua Văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Anh Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến mọi người đều xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch Nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một trong những nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng mình cùng học tập.

Có thể bạn quan tâm

Chuyên đề giáo dục công dân 7 tìm hiểu đức tính giản dị của Bác Hồ

  • 10
  • 24
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Chú để Bác thuyết minh cho

Khi còn hoạt động ở chiến khu Việt Bắc, Bác thường xem phim với anh chị em phục vụ trong cơ quan. Một lần, máy chiếu phim đã chạy đều đều, trên màn ảnh diễn ra những cảnh nối tiếp nhau, tiếng đối thoại của các nhân vật sôi nổi... nhưng người xem không ai hiểu gì cả, vì đó là phim nước ngoài, không có thuyết minh tiếng Việt. Như biết rõ nhu cầu của mọi người, Bác hỏi người phụ trách chiếu phim :
- Sao chú không thuyết minh cho mọi người nghe ?
Anh phụ trách thưa với Bác là phim mới nhập về, không có bản thuyết minh đi kèm. Nhưng vì thực hiện lịch chiếu phim do cơ quan quy định nên cứ đem ra trình chiếu. Nở nụ cười đôn hậu, Bác nói:
- Chú để Bác thuyết minh cho.
Bác cầm micro, tóm tắt đoạn phim vừa chiếu và trực tiếp thuyết minh đến hết bộ phim. Mọi người vô cùng thán phục Bác.
Hòa bình lập lại, cơ quan của Bác chuyển về Hà Nội. Lịch chiếu phim trong cơ quan vẫn được duy trì. Thường vào tối thứ bảy, tại phòng lớn ngôi nhà Phủ Chủ tịch có chương trình chiếu phim. Tối ấy, nghe có phim hay, người tới xem khá đông. Nhưng cũng như lần trước, lần này Bác lại phải đích thân đứng lên thuyết minh bộ phim cho khán giả nghe. Buổi chiếu phim “Hoàng tử cóc” bắt đầu. Mọi người chăm chú theo dõi. Có lúc Bác giải thích thêm. Lời thuyết minh rõ ràng, ngắn gọn, giọng Bác ấm áp, truyền cảm...
Cảnh cung điện huy hoàng của nhà Vua, Hoàng tử bắn cung để chọn vợ. Mũi tên trúng một con cóc. Cóc nói tiếng người. Nàng Cóc yêu cầu hoàng tử đưa về cung. Hoàng tử buồn bã vì phải sống chung với một con cóc. Song có điều lạ là từ khi chung phòng với nàng Cóc, Hoàng tử luôn được ăn những bữa cơm ngon, nhà cửa luôn ngăn nắp, sạch sẽ. Chàng bí mật theo dõi, cuối cùng nàng Cóc hiện nguyên hình là một cô gái xinh đẹp, duyên dáng. Từ đó hai người sống cuộc đời hạnh phúc.
Phim kết thúc. Như thường lệ, mọi người hướng về Bác, chờ đợi. Bác hỏi:
- Các cô, các chú thấy phim có hay không ?
- Dạ, hay lắm ạ ! - Mọi người như đồng thanh trả lời.
Bác hỏi lại:
- Hay vì sao ?
Và không đợi câu trả lời, Bác giải thích luôn:
- Hay vì nội dung tốt. Câu chuyện răn mọi người muốn có lứa đôi hạnh phúc thì đừng quá lệ thuộc vào hình thức bên ngoài; cần phải có cái đẹp bên trong, cái đẹp bản chất, cái đẹp thuộc về phẩm giá con người...
Người xem hôm ấy hiểu thêm về nội dung phim, về Bác: Làm việc gì Bác cũng muốn đem lại điều bổ ích cho mọi người, phục vụ mọi người.

Bài viết liên quan